du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

rèm cửa quận 1

rèm cửa quận 2

rèm cửa quận 3

rèm cửa quận 4

rèm cửa quận 5

rèm cửa quận 6

rèm cửa quận 7

rèm cửa quận 8

rèm cửa quận 9

rèm cửa quận 10

rèm cửa quận 11

rèm cửa quận 12

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận bình thạnh

rèm cửa quận gò vấp

rèm cửa quận phú nhuận

rèm cửa quận thủ đức

rèm cửa bình chánh

rèm cửa nhà bè

rèm cửa hóc môn

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận tân phú

Công ty Kim loại màu Nghệ Tĩnh: Bãi thải đã thành ruộng lúa

( 13/11/2017 - 0:31 )

Cách đây vài năm, đến Bản Cô – một trong những điểm khai thác quặng thiếc của Công ty Kim loại màu Nghệ Tĩnh – tôi thấy vùng bãi thải nhấp nhô những đá. Giờ đây, bãi thải Bản Cô đã thành những thửa ruộng lúa.

Ông Trần Văn Hành (bên trái) – Phó Giám đốc Công ty kiểm tra ruộng lúa cải tạo từ bãi thải

Cải tạo bãi thải thật kỳ công

Mỏ thiếc Bản Cô bắt đầu khai thác từ năm 2007. Phần lớn diện tích khai thác nằm trong thung lũng Bản Cô. Đây là diện tích trồng lúa chính của bà con dân bản thuộc xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Phương pháp khai thác ở đây thực hiện bằng hình thức “cuốn chiếu”, tức là phần diện tích mỏ sau khi khai thác xong được sử dụng làm bãi thải trong (thuật ngữ) cho những lô khai thác tiếp theo. Khu vực bãi thải trong sau khi lấp đầy, được cải tạo, phục hồi trả lại diện tích canh tác. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do công nghệ hoàn thổ nên kết quả hoàn thổ chưa đạt yêu cầu. Hiện trạng khu vực đã khai thác xong và hoàn thổ nhấp nhô, lớp đất phủ trên mặt cằn cỗi, không có chất màu, lớp đất phía dưới không giữ được nước, không có hệ thống tưới tiêu nên không thể canh tác được.

Để đảm bảo khả năng canh tác cho người dân như trồng được cây lương thực, các loại hoa màu trên khu vực khai trường của mỏ, đồng thời góp phần cải tạo cảnh quan môi trường chung, Tổng Công ty Khoáng sản – Vinacomin đã chủ trương khảo sát và lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cải tạo, phục hồi môi trường khai trường mỏ thiếc Bản Cô nhằm nghiên cứu đánh giá và đưa ra các giải pháp cải tạo, phục hồi diện tích đã hoàn thổ trước đây đảm bảo đủ điều kiện để canh tác cho địa phương.

Đơn vị lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật là Công ty CP tin học, công nghệ, môi trường – Vinacomin. Trong quá trình lập báo cáo, Công ty đã hợp tác với Viện Thổ nhưỡng Nông thôn hóa (thuộc Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam) thu thập số liệu, nghiên cứu các giải pháp cải tạo hoàn thổ xây dựng mô hình trồng thử nghiệm để có biện pháp điều chỉnh nhằm đảm bảo kết quả cải tạo hoàn thổ đạt hiệu quả cao. Với tổng mức đầu tư hơn 5 tỷ đồng, vùng bãi thải trên 6 ha đã được cải tạo thật kỳ công. Ban đầu là san gạt, tạo mặt bằng hoàn thổ. Tiếp đó là xây dựng hệ thống bờ bao, trồng cỏ chống xói bờ taluy. Mặt ruộng được phủ lớp đất sét giữ nước và chống rửa trôi chất dinh dưỡng. Tiếp đó, tạo một lớp màu có chiều dày 0,45 mét để trồng lúa nước v.v. Lớp đất được đưa đi phân tích, đạt tiêu chuẩn chất lượng mới bắt đầu trồng cấy.

Năng suất lúa đạt khoảng 4 tấn/ha và hơn thế

Vùng bãi thải đất đá nham nhở, nhấp nhô trước đây nay đã trở thành những thửa rộng màu mỡ. Ông Trần Văn Hành, Phó giám đốc Công ty Kim loại màu Nghệ Tĩnh cho biết, số diện tích cải tạo phục hồi đã được trồng một vụ lúa, năng suất bình quân khoảng 4 tấn/ha; hiện đang trồng vụ thứ hai. Toàn bộ số diện tích trên đã bàn giao cho dân để tiếp tục canh tác. Dân rất phấn khởi.

Với năng suất lúa đạt khoảng 4 tấn/ha, so với các vùng đồng bằng chuyên thâm canh lúa là chưa cao. Nhưng với đồng bào các dân tộc vùng cao huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) nói riêng và những địa phương có đất nằm trong vùng đền bù gải phóng mặt bằng để khai thác khoáng sản nói chung, ngoài giá trị về năng suất lúa, công việc hoàn thổ phục hồi môi trường sau khai thác còn mang ý nghĩa lớn hơn, đó là tạo niềm tin trong nhân dân; rằng, muốn tiếp tục thuê đất của dân để khai thác khoáng sản, đã có phương pháp hợp lí hoàn thổ, trả lại đất cho dân để canh tác.

Tác giả bài viết: P.V

Theo tin Tạp chí Than