du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

rèm cửa quận 1

rèm cửa quận 2

rèm cửa quận 3

rèm cửa quận 4

rèm cửa quận 5

rèm cửa quận 6

rèm cửa quận 7

rèm cửa quận 8

rèm cửa quận 9

rèm cửa quận 10

rèm cửa quận 11

rèm cửa quận 12

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận bình thạnh

rèm cửa quận gò vấp

rèm cửa quận phú nhuận

rèm cửa quận thủ đức

rèm cửa bình chánh

rèm cửa nhà bè

rèm cửa hóc môn

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận tân phú

Gắn khai thác tài nguyên với bảo vệ môi trường

( 13/11/2017 - 13:03 )

TP Hạ Long có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng như than, đá vôi, đất sét, cát v.v.. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản cũng đã gây ra không ít các tác động xấu đến môi trường. Những tồn tại này đang là những thách thức không nhỏ trong công tác bảo vệ môi trường để đảm bảo hài hoà giữa lợi ích phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường một cách bền vững và mục tiêu đưa Hạ Long trở thành thành phố du lịch xanh – sạch – đẹp, đạt chuẩn đô thị loại I vào cuối năm 2013.

Tăng cường phối hợp

Nhu cầu sử dụng, tiêu thụ than gia tăng, dẫn đến giá than tăng cao, lợi nhuận trong khai thác, kinh doanh càng lớn. Việc khai thác trái phép bao gồm: Đào lò và san gạt lấy than nguyên khai; đào bới, sàng tuyển lại các bãi thải, xít để khai thác lượng than lẫn đất; bên cạnh đó còn có các hiện tượng thông đồng, tổ chức lấy trộm than trong các kho bãi của các đơn vị thuộc Vinacomin gây nên tình trạng mất ANTT tại một số địa bàn.

Để bảo vệ tốt nguồn tài nguyên khoáng sản và cũng là để bảo vệ môi trường, UBND thành phố đã phối hợp với các đơn vị thành viên Vinacomin xây dựng và ký kết quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh và quản lý, khai thác, vận chuyển, kinh doanh than trái phép. Đến nay, việc triển khai thực hiện theo Quy chế phối hợp đã góp phần lập lại trật tự trong hoạt động khai thác, sản xuất kinh doanh của ngành Than; bên cạnh đó công tác bảo vệ môi trường cũng đã được lồng ghép trong chương trình phối hợp vì đây là ngành kinh tế có những tác động tiêu cực lớn nhất tới môi trường.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo ngăn chặn các hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ than trái phép luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố. Trong những năm gần đây, thành phố đã rất quyết liệt trong công tác ngăn chặn, xử lý các hoạt động than trái phép, việc triển khai được áp dụng bằng nhiều biện pháp đồng bộ. Đến nay, tình trạng này cơ bản đã được kiểm soát, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị – trật tự xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sống khu dân cư. Bộ mặt đô thị thành phố đã có những chuyển biến tích cực, ngày càng sạch đẹp, văn minh. Những kết quả đã đạt được nói trên cũng đã thể hiện được sự nỗ lực của các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản vì mục tiêu chung của thành phố, đặc biệt đối với ngành Than.

Triển khai nhiều dự án thiết thực

Để bảo vệ môi trường Hạ Long được xanh – sạch – đẹp, thành phố và các ngành chức năng đã tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận chuyển than từ nơi khai thác đến các bến tiêu thụ của các đơn vị thuộc Vinacomin, không để tình trạng vận chuyển than trên các tuyến đường 18, đường 337, đường 336. Riêng cảng Nam Cầu Trắng, Làng Khánh đã được các đơn vị tập trung vận chuyển bằng đường sắt và đường ôtô chuyên dùng.

Các dự án cải tạo hoàn nguyên môi trường đối với các khai trường, bãi thải đã được quan tâm, thực hiện hiệu quả. Tại bãi thải Nam Lộ Phong đã triển khai cắt tầng và trồng được trên 50ha cây keo tai tượng. Công ty Than Hà Tu đã trồng gần 100ha cây keo tai tượng tại vỉa 7+8. Công ty Than Núi Béo đã triển khai lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động của Cộng hoà liên bang Đức tại bãi thải chính Bắc nhằm đảm bảo luôn nắm chắc diễn biến thời tiết, chủ động khắc phục những sự cố có thể xảy ra. Đến nay đã phủ xanh được trên 30ha, bao gồm keo và cây hoa giấy, trúc anh đào, trồng 8,9ha cỏ ventiver để giữ ổn định sườn bãi thải. Hiện ngành Than đã đầu tư xong cụm xử lý nước thải mỏ Công ty Than Hà Lầm với tổng công suất 6.200m3/ngày, các trạm xử lý nước thải của Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai với tổng công suất 4.959m3/ngày…

Với lộ trình giảm dần và tiến tới dừng hẳn việc khai thác than lộ thiên trên địa bàn thành phố, theo cam kết giữa Vinacomin với tỉnh. Đến nay, Vinacomin cũng đã triển khai đầu tư các dự án khai thác than hầm lò thay dần cho khai thác than lộ thiên tại những mỏ có quy mô công suất lớn. Cụ thể như Công ty CP Than Hà Lầm đã triển khai đầu tư dự án khai thác mức -300. Công ty CP Than Núi Béo đã khởi công dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác than hầm lò, công suất 2 triệu tấn than/năm…

Đây là những dự án mang tính đột phá, chiến lược của ngành Than. Ngoài mục tiêu phát triển sản xuất, còn mang ý nghĩa thiết thực về bảo vệ môi trường, nhằm giảm thiểu tối đa các tác động đến môi trường sinh thái, phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững trên địa bàn, nhất là phát triển ngành Du lịch, một lợi thế của thành phố.

Đồng chí Nguyễn Thị Thuý Hằng, Phó Phòng TN&MT thành phố cho biết: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo ngăn chặn các hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ than trái phép luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm của thành phố. Trong năm 2013, UBND thành phố rất quyết liệt trong công tác ngăn chặn, xử lý các hoạt động than trái phép, việc triển khai được áp dụng bằng nhiều biện pháp đồng bộ. Đến nay, tình trạng này cơ bản đã được kiểm soát, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị – trật tự xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sống khu dân cư trên địa bàn.

Nguồn : Vinacomin.vn