du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

rèm cửa quận 1

rèm cửa quận 2

rèm cửa quận 3

rèm cửa quận 4

rèm cửa quận 5

rèm cửa quận 6

rèm cửa quận 7

rèm cửa quận 8

rèm cửa quận 9

rèm cửa quận 10

rèm cửa quận 11

rèm cửa quận 12

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận bình thạnh

rèm cửa quận gò vấp

rèm cửa quận phú nhuận

rèm cửa quận thủ đức

rèm cửa bình chánh

rèm cửa nhà bè

rèm cửa hóc môn

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận tân phú

Tầm cao thợ mỏ và chiều sâu nguồn than – Phần IV: Tình cảm đặc biệt của Bác Hồ với khu mỏ

( 23/11/2017 - 0:07 )

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhìn thấy vị thế của ngành Than là rất quan trọng đối với phát triển kinh tế của miền Bắc, tạo nên sự ưu việt cho công cuộc thống nhất đất nước.

Bác Hồ thăm mỏ Đèo Nai ngày 30/3/1959

Vì thế, khi sắp xếp lại các tỉnh, thành, Bác đã nghĩ tới mô hình khu công nghiệp đặc trưng và cho tách 6 huyện biên giới của tỉnh Quảng Yên (Hải Yên cũ) thành tỉnh Hải Ninh và phần còn lại là Khu Hồng Quảng với thủ phủ mới là Hòn Gai. Quảng Yên, Cẩm Phả trở thành hai thị xã. Ngành Than lúc đó vừa trực thuộc Bộ và cả Đặc khu. Chủ tịch ủy ban Đặc khu Trịnh Nguyên từng là Đại đội trưởng Đại đội Hồ Chí Minh được giao kiêm nhiệm Tổng giám đốc Than.

Năm 1957, khi sang thăm Liên Xô, Bác Hồ đã đề nghị Chính phủ Liên Xô nhanh chóng giúp khu Mỏ Hồng Quảng cơ khí hóa toàn diện với những thiết bị hiện đại nhất và cử những chuyên gia giỏi nhất sang đào tạo cho công nhân Việt Nam. Bác đã tự tay sửa chữa vào các hiệp định viện trợ, điều chỉnh số lượng máy xúc máy khoan, xe ôtô vận tải lớn cho 3 mỏ cơ khí lộ thiên và đặc biệt xây dựng hệ thống khai thác lò giếng đứng Mông Dương mà người Pháp không thể làm được.

Sau khi thăm Liên Xô trở về, Bác xuống ngay khu Mỏ, chỉ thị cần gấp rút tuyển dụng thêm công nhân và chọn lựa người để các chuyên gia đào tạo điều khiển máy xúc, máy khoan, băng chuyền, ôtô vận tải lớn. Bác yêu cầu gấp rút xây dựng các khu nhà tập thể khang trang cho thợ mỏ, có nơi vui chơi, giải trí, có thư viện, trường học, nhà trẻ để công nhân yên tâm sản xuất. Các bạn Liên Xô trang bị cho khu Mỏ hệ thống truyền thanh công suất lớn cùng hệ thống loa công cộng và những chiếc loa nhỏ bọc vải có chiết áp xinh xắn như radio dành cho các gia đình thợ mỏ xuất sắc. Cùng với sự ra đời của báo Vùng Mỏ và Đài Truyền thanh Hồng Quảng, Bác chỉ thị Bộ Văn hóa và các Hội Văn học nghệ thuật cử nhiều văn nghệ sĩ xuống sáng tác và giúp đào tạo nhân tài cho thợ mỏ. Phong trào học bổ túc văn hóa, học ca múa, sáng tác văn thơ, hội họa, điêu khắc được đông đảo công nhân sôi nổi tham gia. Những ca khúc mới vang lên khắp các tầng than, lò sâu, bến cảng cùng với phong trào thi đua “Phá kỷ lục”, giành danh hiệu kiện tướng, thợ giỏi đã góp phần quan trong tăng nhanh sản lượng than.

Sau 3 năm liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch khai tác than, mùa xuân năm 1959, khu Mỏ tưng bừng đón Hồ Chủ tịch chính thức về thăm. Các đồng chí lãnh đạo Đặc khu rất ngạc nhiên khi Bác yêu cầu được lên thăm Đèo Nai. Bác giải thích: “Đèo Nai là khai trường cao nhất, hiện đại nhất, là nơi duy nhất ở miền Bắc có cả máy xúc ôtô tân tiến nhất của Mỹ mà công nhân ta đã đấu tranh giữ lại được, nay đang sản xuất nhiều than, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, thiết thực đánh thắng bè lũ Mỹ Ngụy. Bác phải thăm Đèo Nai đầu tiên là cần thiết và đúng đắn, phải không?”.

Bác say sưa ngắm nhìn chiếc máy xúc Mỹ A1/7 đang vục những gầu đất đá nhẹ nhàng đổ lên những chiếc xe Eclis 27 tấn khổng lồ. Bác vẫy tay gọi anh lái máy xúc Nguyễn Tiến Tràng và anh lái xe Nguyễn Văn Xước đến chuyện trò. Bác khen ngợi thợ mỏ Đèo Nai đã kiên cường đấu tranh giữ máy và phục hồi nhanh dây chuyền sản xuất. Bác thông báo: “Sắp tới, Đèo Nai sẽ trở thành một mỏ than cơ khí lớn với những thiết bị hiện đại nhất do Liên Xô chế tạo. Điều quan trọng nhất là phải nỗ lực học tập để thực sự làm chủ được những máy móc tân tiến, đạt hiệu quả cao nhất. Than của ta rất tốt, có giá trị cao, nhất là xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ lớn. Công nhân mỏ hãy ra sức thi đua sản xuất thật nhiều than cho tổ quốc. Có than là có tất cả!”.

Sau khi thăm Đèo Nai, Bác Hồ cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trực tiếp làm việc với Bộ Công nghiệp nặng và Đặc khu Hồng Quảng bàn về tổ chức lại ngành Than theo mô hình mới phù hợp với công cuộc cơ khí hóa và quy hoạch đào tạo cán bộ công nhân có đủ trình độ quản lý vận hành thiết bị mới. Sau khi tham khảo ý kiến mọi người, Bác đồng ý mở Trường Trung cấp Kỹ thuật Mỏ tại Hòn Gai trên cơ sở tách phân hiệu Khai thác – Cơ điện mỏ của Trường Trung cấp kỹ thuật II về làm nòng cốt.

Thực hiện ý kiến của Bác, chỉ sau hơn một năm, 46 học sinh của trường là công nhân mỏ xuất sắc đã được chọn về học tại trường Đại học Bách khoa rồi được cử sang Liên Xô đào tạo. Bác đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng trình độ cho công nhân cán bộ khu. Bác tâm sự với ông Trịnh Nguyên: “Dù Liên Xô có viện trợ bao nhiêu xe máy hiện đại mà không có công nhân, cán bộ có đủ trình độ hiện đại thì máy móc trở nên vô dụng. Trước kia kêu gọi trí thức đi vô sản hóa với thợ mỏ không phải là biến họ thành phu mỏ mà chính là bày vẽ cho họ cách thức đấu tranh. Bây giờ thợ mỏ đã làm chủ vùng Mỏ thì phải thực hiện cho bằng được trí thức hóa công nhân”. Tháng 8/1960, khi chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Bác rất vui mừng nghe báo cáo ngành Than đã đạt sản lượng 2,5 triệu tấn, đưa tổng số than khai thác từ tháng 8/1955 – tháng 8/1960 lên 9 triệu tấn, trong đó đã xuất khẩu hơn 5 triệu tấn. Bác quyết định cho thực hiện mô hình tổ chức mới: Thành lập Công ty Than Hòn Gai quản lý 8 xí nghiệp tách từ hai mỏ Cẩm Phả, Hòn Gai cùng mỏ Mạo Khê và chuẩn bị sản xuất mỏ Vàng Danh. Bác chỉ thị cho các xí nghiêp tự hạch toán để cùng thi đua hạ giá thành và sớm đạt được công suất thiết kế – nhất là các mỏ có khí lộ thiên phải nhanh chóng đưa sản lượng lên một triệu tấn/năm.

Ngày 7/9/1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, sau khi nghe ông Tống Đăng Bổn – Khu ủy viên, Bí thư đảng bộ Cọc Sáu – đọc tham luận, Bác Hồ khen ngợi thợ mỏ Cọc Sáu đã tạo nên phong trào thi đua “Phá kỷ lục” rất xuất sắc. Giờ giải lao, Bác đến thân mật chuyện trò với ông Tống Đăng Bổn và hỏi: “Bác đọc báo Nhân dân, Lao động và Vùng Mỏ đều ca ngợi nhiều nữ công nhân Cọc Sáu, trong đó có một cô được ví là “Cây tầm xuân mọc trên đất Cụ Hồ”, một ca vừa cuốc vừa xúc than vừa đun xe goòng chạy bộ những 75 km, có đúng không?”. Ông Bổn phấn khởi: “Thưa Bác đúng ạ! Cô ấy cao lớn, nhưng lại có tên là Nguyễn Thị Bé, bốn năm liền được bầu là chiến sĩ thi đua”. Bác cười: “Vậy thì Bác tặng huy hiệu của Bác cho cô Bé. Nhưng làm mỏ là công việc rất nặng nhọc, không thể để phụ nữ phải đun xe goòng mãi được, phải đào tạo họ thành thợ bấm nút băng chuyền, thợ cơ khí và luôn chăm lo sức khỏe, đời sống cho nữ công nhân – kể cả nhà tắm công cộng cũng phải có nước nóng, có nơi vệ sinh sạch sẽ…”.

Năm 1962, Bác đưa Anh hùng vũ trụ Liên Xô Ti Tốp về thăm khu Mỏ và đã đặt tên TiTốp cho một hòn đảo trên Vịnh Hạ Long. Bác nói chuyện với đại biểu công nhân mỏ và nhân dân tại sân vận động Hòn Gai rằng: Chúng ta đang được sử dụng những thiết bị hiện đại nhất của Liên Xô thì cần phải học tập tinh thần bay cao của Anh hùng Ti Tốp để sản xuất nhanh, nhiều, tốt, rẻ; phấn đấu hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đưa sản lượng lên 5 triệu tấn than vào năm 1965.

Nguồn : Baocongthuong.com.vn