du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

rèm cửa quận 1

rèm cửa quận 2

rèm cửa quận 3

rèm cửa quận 4

rèm cửa quận 5

rèm cửa quận 6

rèm cửa quận 7

rèm cửa quận 8

rèm cửa quận 9

rèm cửa quận 10

rèm cửa quận 11

rèm cửa quận 12

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận bình thạnh

rèm cửa quận gò vấp

rèm cửa quận phú nhuận

rèm cửa quận thủ đức

rèm cửa bình chánh

rèm cửa nhà bè

rèm cửa hóc môn

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận tân phú

Tổng giám đốc Lê Minh Chuẩn: “Phát triển kinh tế phải gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội”

( 13/11/2017 - 9:34 )

Những năm qua, có thể nhận thấy những đóng góp của Vinacomin đã nỗ lực cùng Bộ Công Thương và Chính phủ xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và các dân tộc, nhóm dân cư. Nhờ đó tại nhiều huyện nghèo trong cả nước đã có sự chuyển biến hơn về đời sống vật chất.

Nhằm khẳng định những kết quả đã đạt được, đồng thời đề xuất giải pháp tiếp tục thực hiện công tác an sinh xã hội và phát triển cộng đồng trong thời gian tới, Tạp chí Công Thương đã có cuộc trao đổi với Ông Lê Minh Chuẩn, Tổng giám đốc Tập đoàn Vinacomin về một số nội dung của công tác này.
Hàng trăm tỷ đồng cho an sinh xã hội và phát triển cộng đồng
PV: Xin ông cho biết yếu tố nào giúp Vinacomin khi triển khai thành công công tác an sinh xã hội và phát triển cộng đồng?

Ông Lê Minh Chuẩn – Tổng giám đốc Tập đoàn Vinacomin

Ông Lê Minh Chuẩn: Xác định mục tiêu “Phát triển kinh tế phải gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội” là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Chính vì vậy, từ lãnh đạo tới người lao động trong Tập đoàn thống nhất quan điểm: Đi đôi với sản xuất kinh doanh phải thực sự quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong Tập đoàn, hưởng ứng và thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội do các cấp ngành, trung ương, địa phương phát động và tổ chức giúp đỡ, hỗ trợ đối với địa phương và các tổ chức xã hội trên địa bàn.

Vì vậy, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 30a, Tập đoàn đã chủ động sớm quán triệt chủ trương của Đảng, Chính phủ và Bộ Công Thương về xóa đói, giảm nghèo và bàn các giải pháp triển khai thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ đối với các đơn vị thành viên, góp phần thực hiện chủ trương về phát triển kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội; từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn gặp nhiều khó khăn để phát triển kinh tế xã hội.

Các cấp ủy Đảng trong toàn Đảng bộ đã chủ động, tích cực lãnh đạo các doanh nghiệp thành lập ban chỉ đạo, bộ phận chuyên trách để phối hợp với các địa phương trong việc khảo sát, xây dựng đề án, kế hoạch, lộ trình và thực hiện các nội dung hỗ trợ các huyện nghèo.

Các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên là lực lượng xung kích trong việc triển khai thực hiện hỗ trợ huyện nghèo từ việc tham gia, vận động, thuyết phục CBCNVC, huy động nguồn kinh phí và giám sát việc giải ngân, thi công các hạng mục công trình.

Những năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi tác động của sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế thế giới; tình hình kinh tế xã hội đất nước gặp khó khăn, lạm phát, giá cả tăng cao; thiên tai, bão lụt liên tục xảy ra, các đơn vị trong Tập đoàn vừa quyết tâm khắc phục khó khăn, duy trì phát triển sản xuất kinh doanh vừa thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Mỗi năm Tập đoàn đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho hoạt động này.

Phần nhiều các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đang sống trong những ngôi nhà tạm, nhà dột nát, nhà hư hỏng. Chính vì vậy, chủ trương xóa nhà tạm, nhà hư hỏng, dột nát cho các hộ nghèo là nhiệm vụ hàng đầu mà Chính phủ yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty hỗ trợ theo tiêu chí 3 cứng: nền cứng, tường cứng, mái cứng. Vinacomin được Chính phủ giao hỗ trợ kinh phí giúp 3 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a là: huyện Mèo Vạc thuộc tỉnh Hà Giang, huyện Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Kạn và huyện Đam Rông thuộc tỉnh Lâm Đồng. Trong 4 năm triển khai Nghị quyết này, Tập đoàn đã hỗ trợ 136 tỷ đồng giúp đỡ xóa nhà dột nát, xây dựng trường học, xây dựng trạm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế và giáo dục, xây dựng chợ phát triển kinh tế địa phương. Ngoài ra, Tập đoàn còn đài thọ kinh phí và tổ chức đào tạo nghề, công nhân kỹ thuật cho hàng trăm con em vùng cao ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn để tạo công ăn việc làm cho các cháu có điều kiện giúp đỡ phát triển kinh tế gia đình với giá trị hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra, hưởng ứng các chương trình từ thiện do các cấp bộ, ngành trung ương và địa phương khác phát động với số tiền cũng lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Ngay trong nội bộ, Tập đoàn cũng thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình khó khăn, các cháu tật nguyền, nạn nhân chất độc màu da cam, những lao động có thành tích xuất sắc trong sản xuất vào các dịp lễ tết, kỷ niệm ngày truyền thống, khen thưởng con cán bộ công nhân có thành tích cao trong học tập và tuyên dương các gia đình công nhân tiêu biểu với số tiền hàng tỷ đồng mỗi năm. Hoạt động trợ cấp học bổng hàng tháng cho các cháu gia đình chính sách, tai nạn lao động, các cháu nhiễm chất độc da cam và hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các gia đình chính sách với số tiền từ 4-6 tỷ đồng/năm…
Đóng góp lớn trên địa bàn chiến lược Quảng Ninh
PV: Số lượng các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh khá lớn. Vậy Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị đứng chân trên địa bàn thực hiện công tác an sinh xã hội và phát triển cộng đồng như thế nào? Ông có thể cho biết những đóng góp của Vinacomin trong hoạt động này những năm qua?

Ông Lê Minh Chuẩn: Riêng đối với tỉnh Quảng Ninh, địa bàn chiến lược với trên 10 vạn thợ mỏ đang làm việc, hàng năm Tập đoàn đã đóng góp gần 40% GDP toàn tỉnh và đóng góp nguồn ngân sách nội địa cho Tỉnh từ 35% – 48%. Trong đó, về hoạt động an sinh xã hội, ngành Than đã góp sức xây dựng nhiều công trình phúc lợi có ý nghĩa lớn trên địa bàn Tỉnh. Chỉ tính trong 5 năm qua, ngành Than đã đóng góp, hỗ trợ tổng số tiền gần 547 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Năm 2013, là năm sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Tập đoàn vẫn đi tiên phong đóng góp trên 150 tỷ đồng cho Chương trình “Chung tay thắp sáng vùng biển đảo Cô Tô” do Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh phát động, đồng thời Tập đoàn đã vận động nhiều doanh nghiệp trực thuộc trên địa bàn tham gia ủng hộ tích cực, góp phần sớm đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô.
Trong nhiều năm qua Tập đoàn đã triển khai việc hỗ trợ nhiều gia đình khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Giúp đỡ kinh phí xóa nhà dột nát, xây dựng trường học, xây dựng đường giao thông, hỗ trợ vật liệu xây dựng, mua sắm trang thiết bị y tế, phối hợp với các tổ chức xã hội tặng sổ tiết kiệm, giúp đỡ con giống để người dân vươn lên thoát nghèo… Ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, các hoạt động xã hội từ thiện do các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn Tỉnh phát động.

Phát huy truyền thống của dân tộc “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”. Với truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm” của người thợ mỏ, bên cạnh việc chỉ đạo thực hiện từ Tập đoàn, Công ty con, đơn vị trực thuộc đã chủ động huy động từ nhiều nguồn và vận động cán bộ công nhân viên tham gia thực hiện tốt công tác an sinh xã hội và phát triển cộng đồng trên địa bàn, hỗ trợ địa phương trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo trợ trẻ em và người tàn tật với những hoạt động cụ thể như: hàng tháng trợ cấp cho 60 nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, hỗ trợ xây nhà cho các hộ nghèo, hỗ trợ kinh phí xây dựng trạm điện, đường giao thông liên xã, trang bị bàn ghế, sách vở cho học sinh nghèo, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo… Các hoạt động này được địa phương và nhân dân ghi nhận và đánh giá cao.

Bên cạnh đó, Tập đoàn đã hỗ trợ kinh phí và tổ chức xây dựng rường Tiểu học Mông Dương, Trường Mầm non Yên Thọ với số tiền 16 tỷ đồng; hỗ trợ kinh phí xóa nhà dột nát; ủng hộ các quỹ từ thiện, hỗ trợ thiên tai với số tiền gần chục tỷ đồng; ủng hộ thiết bị cho Bệnh viện Lao & Phổi tỉnh Quảng Ninh, máy chạy thận nhân tạo, máy X quang kỹ thuật số cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển với số tiền gần 20 tỷ đồng; xây dựng đường giao thông Sông Chanh – Yên Hưng, đường giao thông từ bến phà Tài Xá – Vân Đồn với số tiền trên 200 tỷ đồng v.v…
PV: Ông có nhận xét gì về nhận thức của cán bộ công nhân viên Vinacomin đối với công tác an sinh xã hội và phát triển cộng đồng?

Ông Lê Minh Chuẩn: Phải nói rằng, Lãnh đạo Tập đoàn và hầu hết cán bộ nhân viên, người lao động trong Tập đoàn đều hiểu biết sâu sắc và nhận thức rõ ràng về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác an sinh xã hội và phát triển cộng đồng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước, đặc biệt là các địa bàn còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, góp phần hỗ trợ, giúp đỡ người dân khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Từ những nhận thức đó, chúng tôi cũng đã xác định rõ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng như của bản thân các cán bộ công nhân viên và người lao động, để từ đó có những hành động cụ thể.


Qua các cuộc vận động ủng hộ, mặc dù thu nhập còn chưa cao, song hầu hết cán bộ viên chức và người lao động toàn Tập đoàn đã tự nguyện tham gia đầy đủ các hoạt động an sinh xã hội không những ở đơn vị mà còn tham gia đóng góp với địa phương khi được huy động tại địa bàn dân cư.
PV: Quá trình triển khai thực hiện công tác này cũng đã được một thời gian dài. Tập đoàn có tổ chức sơ tổng kết đều đặn không? Và kinh nghiệm của Tập đoàn trong triển khai công tác này là gì, thưa ông?
Ông Lê Minh Chuẩn: Như tôi đã đề cập ở trên, trong những năm qua Tập đoàn đã triển khai
Mặc dù nền kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế trong nước còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng công tác an sinh xã hội và phát triển cộng đồng được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đặc biệt quan tâm và có nhiều giải pháp hiệu quả. Mỗi năm Tập đoàn đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho hoạt động này.

tốt công tác An sinh xã hội và phát triển cộng đồng, được người dân, chính quyền địa phương và các bộ, ngành Trung ương ghi nhận và đánh giá cao, thể hiện được vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp chia sẻ khó khăn với cộng đồng tạo mối liên hệ gần gũi với nhân dân. Việc triển khai Nghị quyết này cùng với nhiều chương trình khác được lồng ghép trong các kỳ sơ, tổng kết và được tổ chức thường xuyên hàng năm.

Từ kinh nghiệm thực tế, Tập đoàn đã rút ra những kinh nghiệm để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác này trong năm 2013 và các năm tiếp theo như:

Thứ nhất, cần phải thường xuyên nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, đoàn thể cũng như từng cá nhân trong hệ thống chính trị của doanh nghiệp về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác này đối với sự nghiệp phát triển bền vững của Tập đoàn. Phải gắn kết sự phát triển của doanh nghiệp với sự phát triển cộng đồng, phát triển xã hội, từ đó xác định được trách nhiệm cụ thể của doanh nghiệp đối với công tác an sinh xã hội và phát triển cộng đồng.

Thứ hai, trong quá trình thực hiện các chính sách ban hành cần cụ thể, đồng bộ để tránh gây lúng túng trong quá trình thực hiện. Ngoài ra cũng cần phải có quy định rõ trách nhiệm của địa phương từ khâu nhận tài trợ đến khi hoàn thành giải ngân việc sử dụng nguồn tài trợ đúng mục đích, đảm bảo quy định của Nhà nước về quản lý tài chính.

Thứ ba, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan có chính sách hỗ trợ rõ ràng, quyết liệt giúp đỡ kinh phí cho các huyện theo từng mục tiêu cụ thể cho từng năm.

Thứ tư, Chính phủ nên phân công doanh nghiệp hỗ trợ tập trung theo địa bàn và nhất là địa phương có doanh nghiệp đóng quân trên địa bàn nào sẽ hỗ trợ địa phương đó sẽ tạo mối liên hệ gần gũi hơn giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương.

Thứ năm, cần ban hành chính sách nêu rõ danh mục các công trình như thế nào được ưu tiên quan tâm đầu tư trước để góp phần vào mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương và có cơ chế thi đua khuyến khích địa phương phấn đấu thoát nghèo trước thời hạn.

Thứ sáu, đi đôi với việc giúp đỡ an sinh xã hội cho người dân các địa phương, thì cần chú trọng giúp đỡ cho chính người lao động có hoàn cảnh khó khăn trong doanh nghiệp và gia đình của họ, nhằm giúp họ ổn định cuộc sống, hoàn thành tốt nhiệm vụ, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Nguồn : (Tạp chí công thương)