du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cuốn

Rèm văn phòng

Rèm gia đình

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cầu vồng

Rèm cuốn

màn cửa đẹp

màn cửa hcm

màn cửa

màn vải đẹp

rèm cửa tphcm

mẫu nhà mới

dịch vụ visa

Bộ Công Thương họp báo thường kỳ tháng 7/2014

( 22/11/2017 - 23:54 )

Ngày 4/8/2014, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng, Người phát ngôn Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã chủ trì cuộc họp báo thường kỳ tháng 7/2014.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chủ trì họp báo.

CôngThương – Tại buổi họp báo, Bộ Công Thương đã cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014.

Mở đầu buổi họp, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết:

Chỉ số sản xuất công nghiệp: Tháng 7 năm 2014, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 0,2% so với tháng 6 năm 2014 và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng giảm 3%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,3%, ngành sản xuất, phân phối điện tăng 11,6% và ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2013.

Sản xuất công nghiệp 7 tháng năm 2014 tăng trưởng 6,2% (cao hơn mức tăng 5,8% của 6 tháng năm 2014 và mức tăng 5,4% của 7 tháng năm 2013 so với cùng kỳ), trong đó, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá, cao hơn mức tăng của toàn ngành (tăng 8,1% so với mức tăng 6,2% của toàn ngành).

Tháng 6 năm 2014, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 0,2% so với tháng trước và tăng 8,9% so với tháng 6 năm 2013. Tính chung 6 tháng đầu năm 2014 chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,8% so với cùng kỳ, trong đó tăng chủ yếu ở nhóm hàng chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản (tăng 16,8%); sản xuất đường (tăng 23,1%); sản xuất vải dệt thoi (tăng 18,2%)… Những nhóm hàng có chỉ số tiêu thụ giảm so với cùng kỳ là sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự (giảm 22,5%); sản xuất thuốc lá (giảm 9,9%)…

Tình hình tồn kho: Tại thời điểm 01 tháng 7 năm 2014, chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,1% so với thời điểm 01 tháng 6 năm 2014 (thấp hơn mức tăng 4,5% tại thời điểm 01 tháng 6 năm 2014 so với thời điểm 01 tháng 5 năm 2014) và tăng 13,2% so với cùng thời điểm năm trước.

Một số ngành chỉ số tồn kho cao là: sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự (tăng 53,8%), sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản (tăng 77,0%), sản xuất đồ uống (tăng 19,4%)… (Nguyên nhân chủ yếu do tiêu thụ giảm).

Về tình hình nổi bật của một số ngành

Ngành Điện: Theo thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bão số 2 đã gây thiệt hại trên 21 tỷ đồng cho Tổng công ty Điện lực Miền Bắc. Trước tình hình đó, ngành điện đã khẩn trương khắc phục các sự cố và đến hết ngày 25/7/ 2014, toàn bộ lưới điện các khu vực bị ảnh hưởng về cơ bản đã được khắc phục hoàn toàn, đảm bảo cung cấp điện cho nhân dân. Trong tháng 5 năm 2014, sau sự cố máy biến áp tại Trạm biến áp 500kV Hiệp Hòa gây gián đoạn cấp điện và chất lượng điện áp tại một số tỉnh phía Bắc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã nhanh chóng có phương án khắc phục để ổn định cấp điện, đến ngày 07 tháng 7 năm 2014, máy biến áp AT2 đã được khắc phục và đưa trở lại vận hành trong hệ thống.

Điện sản xuất của cả nước tháng 7 năm 2014 ước đạt 12,34 tỷ kWh, tăng 11,4% so cùng kỳ. Tính chung 7 tháng năm 2014, điện sản xuất ước đạt 79,32 tỷ kWh, tăng 11,9% so cùng kỳ.

Ngành Than- Khoáng sản: Than sạch khai thác của toàn ngành tháng 7 ước đạt 2,8 triệu tấn tăng 8,7% so với cùng kỳ 2013, tính chung 7 tháng đầu năm, sản lượng than sạch ước đạt 23,045 triệu tấn, bằng 96,6% so với cùng kỳ.

Ngành Dầu khí: Sản lượng một số sản phẩm chính ngành dầu khí đều tăng trưởng khá so với cùng kỳ: dầu thô khai thác tháng 7 ước đạt 1,4 triệu tấn, bằng 99,7% so cùng kỳ, tính chung 7 tháng ước đạt 9,8 triệu tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ; sản lượng khí đốt thiên nhiên ước đạt 0,8 tỷ m3, tăng 13,9% so với cùng kỳ, tính chung 7 tháng đầu năm, sản lượng khí đốt đạt 6,2 tỷ m3, tăng 3,3% so với cùng kỳ; sản lượng khí hóa lỏng (LPG) tháng 7 ước đạt 51 nghìn tấn, bằng 81,6% so với cùng kỳ, tính chung 7 tháng, sản lượng khí hóa lỏng (LPG) ước đạt 365,5 nghìn tấn, bằng 89,3% so với cùng kỳ.

Ngành Thép: Lượng sắt thép thô ước đạt 311,3 nghìn tấn, tăng 21% so với cùng kỳ; lượng thép cán ước đạt 295,5 nghìn tấn, tăng 17,9% so với cùng kỳ; lượng thép thanh, thép góc ước đạt 285,2 nghìn tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng năm 2014, lượng sắt thép thô đạt 1.708,9 nghìn tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ; thép cán đạt 2.012,9 nghìn tấn, tăng 23,8% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc đạt 1.995,8 nghìn tấn, tăng 5% so với cùng kỳ. Nhập khẩu thép các loại từ các thị trường trong tháng 7 tăng 23,7% về lượng và tăng 17,5% về trị giá. Tính chung 7 tháng năm 2014, nhập khẩu thép các loại tăng 5,8% về lượng, giảm 1,2% về trị giá; sản phẩm từ thép tăng 1,9% về trị giá.

Ngành Phân bón, hóa chất: 7 tháng năm 2014, ước sản lượng phân đạm urê đạt 1.239,6 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2013; phân NPK khoảng 1.451,2 nghìn tấn tăng 1,4% so cùng kỳ.

Ngành Dệt may: Với những nỗ lực của toàn ngành, dệt may đã vượt qua điện thoại để trở thành ngành đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tháng 7 năm 2014 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc đạt 2,1 tỷ USD, tăng 11,1% so với tháng trước và tăng 17,4% so với cùng kỳ, (kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện tháng 7 đạt 1,6 tỷ USD). Tính chung 7 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 11,48 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.

Ngành Thuốc lá: Sản lượng thuốc lá bao các loại tháng 7 ước đạt 346,3 triệu bao, giảm 8,3% so với tháng 7 năm 2013; tính chung 7 tháng ước đạt 2,4 tỷ bao, giảm 12,6% so với cùng kỳ.

– Các ngành khác: Tháng 7 sản xuất tương đối ổn định. Tính chung 7 tháng năm 2014, nhìn chung sản xuất các ngành có mức tăng trưởng so với cùng kỳ, tuy nhiên một số ngành sản xuất giảm so với cùng kỳ (sữa bột giảm 1%; dầu gội đầu, dầu xả giảm 4,1%..)

Về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 12,4 tỷ USD, tăng 0,2% so với tháng 6 và tăng 7,7% so với tháng 7 năm 2013. Tính chung 7 tháng năm 2014 KNXK ước đạt 83,5 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2013 (tương đương với tăng 10,3 tỷ USD).

Nhóm hàng nông lâm thủy sản 7 tháng năm 2014 xuất khẩu ước đạt 12,65 tỷ USD, chiếm 15,1% trong tổng KNXK; Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản 7 tháng năm 2014 ước đạt gần 5,74 tỷ USD, chiếm 6,9% trong tổng KNXK; Nhóm hàng công nghiệp chế biến 7 tháng năm 2014 ước đạt 60,24 tỷ USD, chiếm 72,1% trong tổng KNXK.

Về nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước đạt 12,65 tỷ USD, tăng 1,8% so với tháng 6 và tăng 13,6% so với tháng 7 năm 2013, Tính chung 7 tháng năm 2014, KNNK ước đạt 82,25 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2013.

Nhập khẩu hàng hoá 7 tháng năm 2014 của nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 72,72 tỷ USD, tăng 11,0% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 88,4% KNNK, chủ yếu tập trung vào nhóm các mặt hàng là nguyên liệu cho sản xuất. Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu kim ngạch nhập khẩu ước đạt 3,44 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 4,2% KNNK. Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu ước đạt gần 3,47 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 4,2% KNNK.

Về cán cân thương mại: Nhập siêu tháng 7 ước 250 triệu USD (bằng 2,0% kim ngạch xuất khẩu). Tính chung 7 tháng 2014, xuất siêu khoảng 1,26 tỷ USD (bằng 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu), trong đó, khối các doanh nghiệp trong nước nhập siêu 8,5 tỷ USD, khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 9,8 tỷ USD.

Về công tác quản lý thị trường: Theo báo cáo nhanh, trong tháng 7, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra gần 15.000 vụ, xử lý trên 8.000 vụ vi phạm, tổng số tiền phạt nộp ngân sách trên 33 tỷ đồng. Ước thực hiện 7 tháng đầu năm 2014, lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra trên 106.800 vụ, xử lý trên 56.500 vụ vi phạm, tổng số tiền phạt nộp ngân sách trên 234 tỷ đồng.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÁO CHÍ QUAN TÂM TẠI CUỘC HỌP BÁO

Trong khuôn khổ họp báo, Thứ trưởng, Người phát ngôn Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và đại diện Tổng cục Năng lượng, các Cục, Vụ… đã trả lời một số câu hỏi của phóng viên báo chí.

Phóng viên Xuân Tiến – Đài Truyền hình KTS VTC1:

1. Nhiều khách hàng điện tại Hà Nội cho biết trong tháng 7/2014, hóa đơn tiền điện lại giảm nhiều so với tháng 6/2014. Đề nghị Bộ Công Thương cho biết nguyên nhân? Bộ có biện pháp gì để kiểm tra, giám sát, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng?

2. Trong buổi họp báo trước, Cục Điều tiết điện lực cho biết sẽ làm việc với EVN và EVN Hà Nội về việc hóa đơn tiền điện tăng đột biến và việc theo dõi ghi số điện của người dân. Xin cho biết kết quả như thế nào?

Ông Đinh Thế Phúc – Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực trả lời:

Có thể thấy ở đây là hóa đơn tiêu thụ điện của khách hàng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nắng nóng cao sẽ dẫn đến sử dụng nhiều thiết bị làm mát và dẫn đến tăng sản lượng tiêu thụ điện. Quan trọng là chênh lệch nhiệt độ môi trường và nhiệt độ làm mát. Ví dụ: Nhiệt độ ngoài trời là 30 độ C trong khi nhiệt độ trong phòng làm mát là 25 độ C sẽ khác với ở ngoài là 35 độ C mà nhiệt độ trong phòng làm mát là 25 độ C. Mức chênh lệch cao đòi hỏi công suất làm mát phải lớn hơn. Như vậy, việc sử dụng điện ảnh hưởng rất nhiều từ thời tiết.

Tháng 6, sau khi có thông tin phản ánh giá điện cao, chúng tôi tiến hành kiểm tra tại Tổng công ty Điện lực Hà Nội. Sau đó, Bộ Công Thương có văn bản 6562 chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Điện lực Hà Nội nói riêng và các Tổng công ty điện khác thực hiện công khai thông báo lịch ghi công tơ; công khai cho khách hàng chỉ số công tơ ghi điện tiêu thụ trong tháng. Ngoài ra, cũng yêu cầu tuyên truyền cho nhân dân về nội dung thực hiện văn bản 6562.

Bộ Công Thương cũng đi kiểm tra lại ở Tổng công ty Điện lực Hà Nội về quá trình thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương thì có thấy so với tháng 6, tháng 7 có giảm.

Tháng 7 có 183 nghìn khách hàng giảm 1,5 lần trở lên, và nếu tính 2 lần trở lên thì có 75 nghìn khách hàng. Tuy nhiên, trong tháng 6, khách hàng kêu hóa đơn tiền điện tăng cao thì bản thân trong tháng 6 có 79 nghìn khách hàng có hóa đơn tiền điện giảm hơn 1,5 lần so với tháng 5, nếu tính 2 lần thì có 42 nghìn khách hàng giảm. Còn tính số lượng tăng, trong tháng 6 rất nhiều, trong tháng 6 có 686 nghìn khách hàng tăng trên 1,5 lần, nếu tăng trên 2 lần là 340 nghìn khách hàng. Trong tháng 7, có 110 nghìn khách hàng tăng trên 1,5 lần. Như vậy, việc tăng giảm tháng nào cũng diễn ra, không phải riêng năm 2014 mà các năm nào cũng có.

Về nguyên nhân, trong tháng 7 thời tiết dễ chịu hơn, đặc biệt cuối tháng 7 nhiệt độ xuống thấp. Ngoài ra, tháng 7 hóa đơn tiền điện có 30 ngày. Ví dụ tại Tổng công ty Điện lực Hà Nội có 2 triệu khách hàng và việc ghi chỉ số hóa đơn không thể ghi cùng lúc vào một ngày 30 hay 31. Theo quy định mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam phân bổ cho các đơn vị lịch ghi chỉ số từ ngày 6 đến 25 hàng tháng. Như vậy, hóa đơn trong tháng 7, ví dụ ghi hóa đơn của 1 hộ là ngày 20 hàng tháng, thì cứ ngày 20 nhân viên sẽ đến ghi. Hóa đơn tháng 7 tính từ 21/6 – 20/7, như vậy là 30 ngày. Ngược lại, tháng 6 tính từ 21/5 – 20/6 tính là 31 ngày. Như vậy, thời gian thực hiện trong tháng 7 có ngắn hơn so với tháng 6. Đây có thể tính là một nguyên nhân, tuy nhiên, cái chính vẫn là việc sử dụng điện của khách hàng.

Liên quan đến vấn đề giám sát triển khai yêu cầu thực hiện của Tổng công ty Điện lực Hà Nội. Trong tháng 7, Tổng công ty Điện lực Hà Nội đã thực thi kiểm tra lại các hóa đơn. Đối với các hóa đơn có chênh lệch lớn như tăng gấp đôi hoặc giảm một nửa, đều cho người đi kiểm tra lại trước khi phát hành cho khách hàng. Tổng công ty cũng đã thực hiện nhắn tin cho khách hàng về chỉ số công tơ, tuy nhiên việc thực hiện này chưa được áp dụng 100% các khách hàng. Theo thông báo của Tổng công ty Điện lực Hà Nội, trong tháng 7, công ty đã nhắn tin trên 822 nghìn khách. Lý giải cho việc chưa áp dụng cho toàn bộ khách hàng, tổng công ty cho biết, có nhiều số điện thoại của khách hàng chưa được đăng ký để thông báo về lượng tiêu thụ điện hàng tháng. Qua đây, chúng tôi cũng nhờ cơ quan báo chí tuyên truyền đến người dân có nhu cầu để đăng ký số điện thoại cho tổng công ty để họ nhắn tin về sản lượng điện tiêu thụ.

Về công bố công khai niêm yết lịch ghi chỉ số công tơ, hiện nay có Tổng công ty Điện lực Hà Nội đã thực hiện tại 216/216 phòng giao dịch và công khai thông báo loa truyền thanh của phường, xã. Mặc dù việc thông báo trên loa truyền thanh này đôi khi khách hàng không nhận được bởi trùng giờ đi làm, tuy nhiên, đây cũng là một cách thực hiện của Tổng công ty nhằm công khai minh bạch tới khách hàng. Ngoài ra, chúng tôi cũng yêu cầu EVN tổ chức các cuộc kiểm tra ghi chỉ số công tơ và giải đáp thắc mắc của khách hàng để đảm bảo tính công khai minh bạch và chính xác.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trả lời:

Điện là mặt hàng thiết yếu, nhạy cảm, có ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Vì vậy, việc hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng cao so với thời gian trước đó đã có ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của người dân, gây nhiều ý kiến trong dư luận. Về việc này, Bộ Công Thương đã có chỉ đạo yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Điện lực Hà Nội kiểm tra, xử lý các vi phạm. Theo báo cáo, TCT Điện lực Hà Nội đã cho nghỉ việc 2 công nhân vi phạm. Ngoài ra, cũng thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm đảm bảo thông tin về việc tổng số điện tiêu thụ, tổng tiền phải trả… đến người tiêu dùng tốt hơn và người dân có thể tham gia vào việc kiểm soát. Bộ Công Thương cũng yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục kiểm tra, giám sát và cung cấp thông tin đến người dân trên phạm vi toàn quốc.

Việc tháng 7/2014 hóa đơn tiền điện giảm nhiều so với tháng 6/2014, tiếp theo ý kiến của anh Đinh Thế Phúc – Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực vừa trình bày, Tôi xin tóm tắt các nguyên nhân chủ yếu: Thứ nhất, việc tăng giảm sản lượng tiêu thụ điện có tính quy luật về thời tiết, mùa vụ (tháng 7/2013 có đến gần 140 nghìn khách hàng có sản lượng tiêu thụ điện giảm trên 1,5 lần so với tháng 6/2013, gần 56 nghìn khách hàng có sản lượng sử dụng điện giảm trên 2 lần so với tháng 6/2013. Thứ 2, thời tiết tháng 7/2014 dịu mát hơn (đặc biệt, từ ngày 14 đến 22 tháng 7 nhiệt độ thấp nhất còn 25 C, nhiệt độ cao nhất chỉ ở mức 30 oC. Tháng 7 số ngày sử dụng điện chỉ là 30 ngày (so với tháng 6 là 31 ngày) Thứ 3, từ tháng 7/2014 áp dụng giá điện mới, về tổng thể mức bán lẻ bậc thang giảm so với mức giá quy định tại Thông tư 19/2013/TT-BCT (bậc 3 giảm 384 đồng, bậc 4 giảm 128 đồng, bậc 5 giảm 37 đồng, bậc 6 giảm 21 đồng). Vì vậy, các khách hàng sử dụng cùng sản lượng điện nhưng tiền điện tháng 7 thấp hơn tiền điện tháng 6.

Nguồn tin Báo Công thương.

Thông tin liên quan