du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

rèm cửa quận 1

rèm cửa quận 2

rèm cửa quận 3

rèm cửa quận 4

rèm cửa quận 5

rèm cửa quận 6

rèm cửa quận 7

rèm cửa quận 8

rèm cửa quận 9

rèm cửa quận 10

rèm cửa quận 11

rèm cửa quận 12

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận bình thạnh

rèm cửa quận gò vấp

rèm cửa quận phú nhuận

rèm cửa quận thủ đức

rèm cửa bình chánh

rèm cửa nhà bè

rèm cửa hóc môn

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận tân phú

Tầm cao thợ mỏ và chiều sâu nguồn than – Kỳ VI: Đi tìm mô hình tổ chức và cơ chế phù hợp

( 23/11/2017 - 0:08 )

Có thể nói, ngành Than có mức sống cao nhất suốt thời kỳ bao cấp mà khá nhiều ngành, nhiều địa phương phải “nhờ vả”. Đây cũng là ngành làm đau đầu nhiều nhà tổ chức quản lý từng được giao nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến tổ chức.

Các lực lượng chức năng đánh sập lò than khai thác trái phép tại TP. Hạ Long – Ảnh: Mạnh Trường

Từ mô hình tổ chức mỏ theo địa lý của người Pháp, Chính phủ đã kịp thời tách ra thành các xí nghiệp theo chuyên môn hóa kết hợp với ví trí địa lý; trong đó 3 mỏ cơ khí lộ thiên và xí nghiệp vận tải ôtô được ưu tiên đầu tư lớn với công suất khối lộ thiên là 3 triệu tấn/năm. Sau này có thêm mỏ Cao Sơn với hàng loạt thiết bị hiện đại mới nhất, công suất 2 triệu tấn/năm. Khối hầm lò có thêm mỏ Vàng Danh, mỏ giếng đứng Mông Dương – Khe Chàm công suất một triệu tấn/năm, cùng các mỏ Thống Nhất, Hà Lầm, Mạo Khê và các mỏ ở Thái Nguyên với tổng công suất thiết kế hơn 8 triệu tấn/năm, nhưng suốt gần 40 năm ngành Than chưa thể vượt qua mốc 5 triệu tấn. Tổ chức của ngành Than liên tục được thay đổi. Từ Tổng công ty Than, Tổng công ty Mỏ với các đơn vị trực thuộc là Công ty Than rồi Xí nghiệp Liên hiệp Than với các mỏ, bao gồm cả các đoàn xe. Bộ Công nghiệp nặng tách riêng Bộ Mỏ và Than, rồi Bộ Điện – Than, Bộ Năng lượng.

Ngành Than đã phải loay hoay xử lý các khâu yếu; nhưng suy cho cùng, khâu yếu lớn nhất là cơ khí đã không được tập trung vào chế tạo mà chỉ lo sửa chữa, dù Nhà máy Cơ khí Trung tâm và cơ khí đại tu ôtô Vườn Cam được Liên Xô trang bị hiện đại vào bậc nhất, có đủ năng lực chế tạo các loại phụ tùng cho máy khai thác. Chỉ vì “bất phục nhau” mà đã tách khối cơ khí khỏi ngành Than, thành Tổng công ty Cơ khí năng lượng, không những phải nhọc nhằn kiếm việc làm mà còn bán cả thiết bị, vật tư “dư thừa” để trả lương cho công nhân. Mô hình tổ chức này buộc các nhà máy, phân xưởng cơ khí của các xí nghiệp còn thuộc ngành Than phải nỗ lực vươn lên tự lo toan sửa chữa và cả chế tạo nhiều loại phụ tùng thay thế. Điển hình là sự vươn lên đầy sáng tạo của Nhà máy cơ khí Mạo Khê, Cẩm Phả, Hòn Gai, Tuyển than Cửa Ông… Cuối cùng thì Tổng công ty Cơ khí năng lượng buộc phải giải thể, nhập lại với ngành Than gánh cho khoản nợ khổng lồ gần 100 tỷ đồng.

Có những bài học bi hài chỉ vì chủ nghĩa duy ý chí rất điển hình cần nhắc lại để thấy rõ thêm nhiều khi sự trì trệ không phải vì thiếu tiền, thiếu thiết bị. Ấy là khi hệ số bóc đất đá ở các mỏ lộ thiên lên quá cao, chi phí vận tải ôtô quá lớn, một vị lãnh đạo nước ta sang thăm Pháp thấy họ vận chuyển đất đá bằng băng tải lớn, vừa nhanh vừa chi phí thấp, liền nhập hệ thống băng tải đá này cho Mỏ Cọc Sáu. Tuy nhiên, “đầu voi đuôi chuột”, chẳng hiểu vì quen tiết kiệm hay quá tự tin, người ta đã cắt bỏ phần máy nghiền đá để nhập sau hoặc khuyến khích cơ khí mỏ tự chế tạo nên khi đưa băng tải đá vào sử dụng, những tảng đá rắn, quá lớn (đất đá ở Pháp mềm hơn và đã được nghiền nhỏ) đã xé rách hết loại băng tải khổ rộng rất đắt tiền. Để phơi nắng mưa mãi sẽ hỏng, đành phải chuyển sang dùng chở than như những băng tải khổ nhỏ thông thường rất rẻ. Cọc Sáu bị phê bình không chịu áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cắt điểm thi đua. Có vẻ họ bị “oan”, nhưng nay nghĩ lại, tại sao không thể chủ động tìm cách tự làm ra máy nghiền đá thực sự không quá phức tạp? Đây chính lại là vấn đề liên quan đến cơ chế tự chủ độc lập trong sản xuất, kinh doanh mà phải sau gần 10 năm đổi mới chúng ta mới mạnh dạn thay đổi ý thức hệ bao cấp, ỷ lại.

Không thể phủ nhận tác động tích cực từ sự “giúp đỡ” của ngành Than đã góp phần giải quyết khó khăn cho một số đơn vị ngoài ngành trong thời kỳ đầu chuyển sang cơ chế thị trường và không ít người đã giàu lên nhanh chóng. Nhưng từ sau ngày Liên Xô tan rã, thiết bị khai thác, vận tải mỏ không còn đủ vật tư, phụ tùng thay thế, hầu hết các mỏ đều lúng túng trước những thử thách khốc liệt của cơ chế thị trường phải đem than đi đổi lấy gạo, phải bán đô la mới có đủ tiền mặt trả lương công nhân. Đã có lúc Thủ tướng trực tiếp ra lệnh ngân hàng phải rót đủ tiền mặt trả lương cho thợ mỏ, nhưng việc đó không thể kéo dài. Sự biến tướng của than thổ phỉ, than lậu xuất khẩu đã gây nên nhiều tác hại đối với sự phát triển của ngành và làm băng hoại những giá trị đạo đức quý báu, nuôi dưỡng thói ăn cắp than, ăn cắp vật tư. Lợi dụng việc thu gom than trôi, than nhặt và hệ số hao hụt, câu kết với bảo vệ, ngang nhiên vào tận kho than lấy cả xe than. Không ít công nhân tan ca lấy than cho vào cặp lồng hoặc chứa đầy trong túi vải khoác về. Chỉ vài đêm, toàn bộ vòng bi con lăn băng chuyền ở cảng bị tháo sạch. Do đo đạc tính trọng tải theo mớm nước, nhiều tàu, sà lan vào ăn than đã tháo bỏ mọi thứ để nhận thêm nhiều than và thông đồng quay vòng hóa đơn để nhận than hai, ba lần. Do giá than nội địa chênh lệch quá lớn so với giá xuất khẩu, đã có hiện tượng một số đơn vị đã khai tăng mức tiêu thụ để chở một phần sang Trung Quốc bán thu lợi. Thậm chí, có cả những đơn vị từ phía Nam cũng cho người ra “cắm chốt” thu mua than lậu.

Việc chuyển đổi sang cơ chế thị trường đối với hai ngành Than – Điện vốn được ưu tiên bao cấp 100% càng trở nên khó khăn khi Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đi vào sản xuất. Miền Bắc thừa điện, phải tạm thời ngừng hoạt động Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí; trong khi miền Nam thiếu điện nghiêm trọng, tiêu thụ than nội địa cũng giảm sút, sản lượng than cho đến năm 1994 vẫn chỉ nhúc nhắc trên dưới 5 triệu tấn. Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người có nhiều trăn trở nhất về thực trạng của ngành Than, ngành Điện. Ông đã dũng cảm thực hiện bằng được đường dây tải điện 500 KV Bắc-Nam và sau nhiều tháng tìm hiểu, tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế kỹ thuật dày dạn kinh nghiệm, ông đã mạnh dạn quyết định thành lập Tổng công ty Than và Tổng công ty Điện theo mô hình tập đoàn kinh tế mạnh, với quyết tâm lập lại trật tự trong khai thác, tiêu thụ than, đưa sản lượng than lên 10 triệu tấn vào năm 2000, coi việc bảo đảm an ninh năng lượng là đòn bẩy đưa toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng.

Cùng với mô hình tổ chức mới, Chính phủ cấp tốc lựa chọn nhân sự và xây dựng cơ chế điều hành quản lý mới sao cho phù hợp với thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa mà chủ trương tăng quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp ngành Than đã bước đầu có tác động rất tích cực. Việc sắp xếp lại các xí nghiệp theo mô hình công ty, cho phép được toàn quyền đầu tư thiết bị, khoán quỹ lương theo khối lượng sản phẩm, đưa hạch toán đến tận tổ sản xuất và định lại giá thành, giá bán than… là những việc ngày nay thấy rất đơn giản bình thường, nhưng vào giữa thập niên 90 thực sự là một cuộc cách mạng trong ý thức hệ. Nếu như trước kia, khai thác hầm lò yếu kém thua lỗ, nhà nước cho phép điều lãi của các mỏ cơ khí lộ thiên bù cho và phúc lợi được chia đều. Nay lời ăn, lỗ chịu, không còn ỷ lại. Nơi nào có khó khăn thì phải nhờ vả nhau giúp đỡ để tiến lên, thậm chí bị đào thải. Việc đấu thầu mua vật tư thiết bị, đấu thầu cả khối lượng bóc đất đá lớn đã buộc cả bộ máy các công ty phải động não tối đa, tính toán chi li, mà điển hình là việc mở Đông Cao Sơn mỏ, phải tìm mọi cách để đưa ra giá thành bóc một mét khối đất đá dưới 2 đô la mới có thể thắng thầu.

Mô hình tổ chức chỉ là một hình thức, nhưng cơ chế điều hành quản lý cho khoa học và phù hợp với từng giai đoạn mới là điều quan trọng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Chỉ sau 3 năm, Tổng công ty Than đi vào hoạt động, sản lượng năm 1997 đã tăng gấp đôi, đạt 11,3 triệu tấn. Đại hội Đảng VIII đề ra cho năm 2000, ngành Than vững vàng vượt qua cuộc khủng hoàng kinh tế cuối thế kỷ XX, tiếp tục tăng trưởng cao, đưa sản lượng lên trên 40 triệu tấn vào năm 2005, xuất khẩu 25 triệu tấn. Sự tăng tốc quan trọng này đã nâng cao tầm vóc ngành Than Việt Nam với quốc tế.

Nguồn : Baocongthuong.com.vn