du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cuốn

Rèm văn phòng

Rèm gia đình

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cầu vồng

Rèm cuốn

màn cửa đẹp

màn cửa hcm

màn cửa

màn vải đẹp

rèm cửa tphcm

mẫu nhà mới

dịch vụ visa

Thợ lò TKV ở Lào Cai

( 05/07/2019 - 15:17 )

Sự kiện Chi nhánh mỏ tuyển Đồng Sin Quyền, thuộc Tổng công ty Khoáng sản – Vimico cho ra tấn quặng đồng nguyên khai đầu tiên bằng công nghệ khai thác hầm lò tại mỏ đồng Vi Kẽm là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của CNCB Tập đoàn, Tổng công ty Khoáng sản nói chung và Chi nhánh mỏ tuyển Đồng Sin Quyền nói riêng. Một lớp thế hệ thợ lò mới của TKV đã có mặt tại Lào Cai.

Thợ lò TKV ở Lào Cai

Thợ lò Giàng A Huấn, người dân tộc Ráy tại Vi Kẽm, Lào Cai

Dấu mốc đáng nhớ

Đúng vào dịp kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng ngày 19/5/2019, tại mặt bằng Phân xưởng Khai thác hầm lò mức +150, Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai -VIMICO tổ chức Lễ chào mừng tấn quặng đồng nguyên khai đầu tiên tại mỏ đồng Vi Kẽm bằng công nghệ khai thác than hầm lò. Đây là dấu mốc đáng nhớ, là niềm vui lớn không chỉ đối với CNCB Tập đoàn, Tổng Công ty Khoáng sản, Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền mà còn là niềm vui vô bờ đối với người dân Vi Kẽm, Lào Cai. Đối với Tập đoàn, nó mở ra một hướng đi mới về công nghệ khai thác quặng đồng để đáp ứng sản lượng ngày càng cao trong khi công nghệ khai thác lộ thiên đã dần xuống sâu, chi phí giá thành cao hơn. Còn đối với người dân Vi Kẽm nói riêng và Lào Cai nói chung, đó là cơ hội về công ăn việc làm bền vững không hề dễ kiếm trên vùng đất miền núi này. Đội trên đầu chiếc mũ bảo hộ có gắn chiếc đèn lò nhỏ gọn, với dáng vẻ khá tự tin, anh Giàng A Huấn  cho biết, là người dân tộc Ráy, trước đây anh chưa biết đến công việc này, chỉ ở nhà tham gia trồng trọt, chăn nuôi cùng gia đình, nay được Công ty cho đi học nghề, ra trường có việc làm ngay với mức thu nhập khá cao. Công việc không vất vả lắm, đường lò rộng, thoáng, Công ty có hệ thống quạt thông gió hiện đại. Chỗ làm việc lại gần nhà nên anh rất vui và muốn được gắn bó với công việc này. Anh cũng cho biết thêm, bản thân anh cũng có nhiều bạn bè cùng trang lứa đi làm cùng anh. Nhiều em cũng đang được Công ty cử đi học để về làm việc.

Thợ lò TKV ở Lào Cai

Thế hệ thợ lò TKV mới đã có mặt tại Lào Cai

Chiến lược dài hơi

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền cho biết, trên thực tế, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật công nghệ khai thác quặng đồng bằng phương pháp lộ thiên từ nhiều năm nay vẫn trong ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ gặp khó khăn do moong sẽ xuống sâu, chiều cao tầng lớn, chi phí cho công tác vận tải đất đá, quặng, thoát nước sẽ ngày càng khó khăn. Điều này cũng giống như các moong khai thác than tại Quảng Ninh. Do vậy, những năm gần đây, Tập đoàn và Tổng công ty đã chỉ đạo, định hướng chiến lược dài hơi là chuyển dần sang công nghệ khai thác than hầm lò. Chi nhánh vừa mở rộng gia tăng sản lượng khai thác lộ thiên, đồng thời cũng bám sát chỉ đạo của Tổng công ty tổ chức thăm dò, thiết kế và triển khai để có kết quả như ngày hôm nay.

Mỏ đồng khai thác bằng công nghệ hầm lò còn gọi là mỏ Vi Kẽm nằm trên địa bàn xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Mỏ được Tổng công ty tổ chức thăm dò từ tháng 6/2008 đến tháng 11/2011. Trữ lượng huy động gần 5 triệu tấn quặng đồng. Trên cơ sở kết quả thăm dò, Tổng công ty đã lập Dự án khai thác. Sau nhiều năm tích cực nghiên cứu thiết kế, lựa chọn phương án khai thác và hoàn thiện các thủ tục pháp lý, ngày 12/7/2017 được Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 1688/GP-BTNMT, công suất 350.000 tấn quặng nguyên khai/năm giai đoạn 1. Giai đoạn tiếp theo sẽ nâng công suất lên trên 1 triệu tấn/năm. Thời gian khai thác mỏ là 19 năm. Tổng mức đầu tư trên 2.500 tỷ đồng. Dự kiến, đầu năm 2020, sẽ hoàn thành công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Dự án góp phần hiện thực hóa mục tiêu nâng công suất khai thác của Chi nhánh từ 1,1 triệu tấn quặng nguyên khai/năm lên 2,5 triệu tấn quặng nguyên khai/năm, đáp ứng nguyên liệu cho 2 nhà máy tuyển đồng tại Sin Quyền. Điều đáng nói, việc khai thác quặng đồng mỏ Vi Kẽm sử dụng toàn bộ bằng công nghệ hầm lò, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Để sớm đưa mỏ vào sản xuất, đáp ứng một phần quặng nguyên khai cho 2 nhà máy tuyển, Tổng công ty đã giao nhiệm vụ thi công xây dựng gói thầu số 13 “Xây dựng đường lò khai thông +150 và đường lò chuẩn bị +110” cho Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền Lào Cai triển khai. Mặc dù trong quá trình thi công gặp nhiều khó khăn về nhân lực, máy móc thiết bị, vật tư, điều kiện địa chất phức tạp… nhưng với sự quyết tâm nỗ lực rất cao của CBCNV Chi nhánh cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Tổng công ty, đến nay, đơn vị đã hoàn thành gần 300 mét lò bằng. Đơn vị đào cắt qua 5 thân quặng, trong khi trước đó chỉ dự kiến đào qua 2 thân quặng. Đây là một trong những thành công ngoài mong đợi. Trong quá trình đào lò XDCB lò +150 cho thấy, tình hình địa chất mỏ tương đối phù hợp với kết quả thăm dò và có nhiều thuận lợi. Đặc biệt, Chi nhánh đã tổ chức thu hồi được những tấn quặng nguyên khai đầu tiên từ lòng đất. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng và là nguồn cung quặng đồng nguyên khai cho Nhà máy tuyển số 2 thuộc tổ hợp đồng Sin Quyền của VIMICO vừa được khánh thành và đưa vào vận hành, giúp nhà máy hoạt động đạt công suất thiết kế, đóng góp cho chiến lược phát triển chung của Tập đoàn và Tổng công ty Khoáng sản.

Sự kiện ra tấn quặng đồng đầu tiên bằng công nghệ khai thác hầm lò của Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền trên địa bàn tỉnh Lào Cai như hiện thực hóa, khẳng định chiến lược trọng tâm trong khai thác khoáng sản của Tập đoàn trên địa bàn này. Cùng với đó là hàng loạt các dự án đang được triển khai như: Nhà máy tuyển số 2 trong tổ hợp khai thác mỏ, tuyển đồng Sin Quyền đã khánh thành và đi vào hoạt động; Dự án nâng công suất nhà máy luyện đồng Lào Cai 20 ngàn tấn/năm đã thực hiện 21/24 gói thầu chính, phấn đấu cuối năm 2019 sẽ đi vào chạy thử… Về lâu dài, Tập đoàn cũng đã xây dựng kế hoạch thăm dò, khai thác, tuyển luyện đến năm 2030 báo cáo tỉnh Lào Cai và các Bộ, ngành liên quan để phối hợp triển khai hiệu quả. Trong đó, TKV tập trung vào các mũi nhọn như: Tăng cường công tác thăm dò huy động tài nguyên từ nguồn quỹ thăm dò chung của Tập đoàn; hợp tác, ứng dụng công nghệ hiện đại vào các dây chuyền chế biến sâu khoáng sản, nâng cao giá trị gia tăng và bảo vệ môi trường…

 

Thông tin liên quan