du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

rèm cửa quận 1

rèm cửa quận 2

rèm cửa quận 3

rèm cửa quận 4

rèm cửa quận 5

rèm cửa quận 6

rèm cửa quận 7

rèm cửa quận 8

rèm cửa quận 9

rèm cửa quận 10

rèm cửa quận 11

rèm cửa quận 12

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận bình thạnh

rèm cửa quận gò vấp

rèm cửa quận phú nhuận

rèm cửa quận thủ đức

rèm cửa bình chánh

rèm cửa nhà bè

rèm cửa hóc môn

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận tân phú

Chuyện ở “Nơi con sông Hồng chảy về đất Việt”…

( 15/11/2017 - 10:23 )

Trên chuyến tàu ngược Lào Cai đầu thu ấy, nhóm PV chúng tôi may mắn được đi cùng nhóm các chuyên gia của Tổng Công ty Khoáng sản (VIMICO) lên kiểm tra tình hình sản xuất của Tổ hợp đồng Sin Quyền, được nghe các anh chia sẻ về “cái nghề luôn phải sống, làm việc ở những nơi heo hút nhất”…

Chuyện những người trẻ tuổi

Đã quá quen thuộc với những khai trường lộ thiên sản xuất than, đến với một khai trường khai thác khoáng sản mà ở đây cụ thể là đồng chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những điều lạ lùng muốn khám phá.

Trực tiếp lái xe đưa chúng tôi lên thăm khai trường và Nhà máy tuyển, anh Nguyễn Hồng Hải – Trưởng phòng tổ chức hành chính Công ty Mỏ Tuyển đồng Sin Quyền – cặn kẽ giải thích cho chúng tôi về cái tên “Sin Quyền” – đây chính là tên của thôn mà người ta phát lộ ra mỏ đồng có trữ lượng lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Những gì Hải giới thiệu về các phân xưởng, các khu vực, đường đi lối lại giữa các khu sản xuất, khiến người nghe có cảm giác đây thực sự phải là một người rất yêu và gắn bó với Công ty lâu năm. Vậy mà hóa ra chúng tôi đã nhầm, thời gian anh về đây chưa đầy đầu ngón tay trên một bàn tay.

Vốn sống và làm việc trong ngành Luật ở TP. Lào Cai, một chút cơ duyên với một người bạn nguyên là GĐ Công ty nhưng quan trọng hơn là sự đam mê chinh phục công việc đã khiến anh “bén duyên” với nơi này. Hải bảo, đầu tiên chỉ là tò mò trước một ngành công nghiệp đầy mới mẻ, nhưng rồi khi đến đây, chứng kiến áp lực công việc nơi đây và rồi còn những nguyên nhân chẳng thể nào cắt nghĩa khác nữa đã khiến anh rời bỏ “phố thị”, tự nguyện gắn bó với vùng đất heo hút này.

Gặp anh Lý Xuân Tuyên – Giám đốc Công ty, người dân tộc Tày – khó ai tin đây là người lãnh đạo ở mỏ đồng nổi tiếng của Vinacomin đứng chân ở “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” bởi anh còn quá trẻ. Sinh năm 1980, đi lên từ lao động trực tiếp, hiện tại Tuyên là lãnh đạo trẻ nhất trong các đơn vị của Vinacomin. Không nói nhiều về cá nhân mình, trong tất cả các cuộc trò chuyện với chúng tôi, điều duy nhất mà Tuyên đề cập đến là làm thế nào để nâng cao đời sống – tinh thần cho người lao động, về Dự án nâng gấp đôi công suất mỏ, về những hoạch định phát triển Công ty… Anh bảo, cũng giống như trước đây, anh được Giám đốc Công ty Nguyễn Tiến Mạnh (nay là Tổng giám đốc TCT Khoáng sản) truyền cho nhiệt huyết, để rồi cộng với sức trẻ làm nên niềm tin, sự gắn bó, thì nay anh cũng muốn làm chính điều đấy với những cộng sự trẻ tuổi của mình.

Từ TP. Lào Cai, vượt qua một quãng đường rất xấu tầm 30km, chúng tôi đến Công ty Luyện đồng Lào Cai (xã Tằng Loỏng). Đưa chúng tôi đi thăm dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy, KS Trịnh Văn Tuệ – GĐ Công ty – cho biết: Nhà máy luyện đồng Lào Cai là cơ sở luyện đồng công nghiệp lớn nhất và duy nhất của Việt Nam luyện kim theo công nghệ hỏa luyện tiên tiến nhất hiện nay bằng lò Thủy Khẩu Sơn của Trung Quốc chế tạo, chuyển giao. Bởi là một ngành công nghiệp hoàn toàn mới mẻ nên vào năm 2006, chuẩn bị cho sự ra đời của các dây chuyền sản xuất trong Công ty, 33 cán bộ, CNLĐ được cử sang Côn Minh, Trung Quốc học về luyện kim màu. Vũ Ngọc Quý là một trong số đó. Khi ấy mọi sự đều mới mẻ, ngay chính phía bạn cũng phải vừa làm vừa tìm tòi rút kinh nghiệm, nên những người sang đó học rất vất vả. Bây giờ khi đã trở thành Phó giám đốc Công ty, Quý mới tiết lộ những gì được học và thực hành ở Trung Quốc chưa thấm tháp gì so với thực tế công việc ở dây chuyền mới gồm máy móc thiết bị hiện đại, tự động của Công ty.

Cùng đợt đi đào tạo ngắn hạn ở Trung Quốc đó còn có Nguyễn Cao Cường. Suốt những năm qua, bằng sức trẻ và khối óc, trái tim nhiệt thành, Cường đã tìm hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới. Sáng kiến hợp lý thiết bị xả bụi cho công đoạn lò chuyển của Cường góp phần quan trọng cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Hệ thống xả bụi do Trung Quốc lắp đặt tại Công ty có hai hệ thống rời, vị trí thao tác của người thợ xả bụi rất chật hẹp, vừa ảnh hưởng tới môi trường, vừa ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động. Sau khi quan sát, nghiên cứu, Cường đề xuất nối dài hệ thống băng tải cào bụi tự động. Chỉ một chi tiết nhỏ này đã giúp người lao động thuận tiện trong công việc, tránh hít phải bụi như trước đây. Theo ông Trần Quốc Lộc – Chủ tịch VIMICO – các sáng kiến này ngay cả chuyên gia Trung Quốc chưa có nhiều kinh nghiệm luyện đồng cũng khó lòng tìm ra.

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở…

Có một điều dễ nhận thấy là ở Tổ hợp đồng Sin Quyền có khá đông cán bộ công nhân đến từ các vùng miền khác, thậm chí khá xa như Nghệ An, Hà Tĩnh. Có rất nhiều nguyên nhân đã đưa họ đến này để rồi “gắn bó với mảnh đất này lúc nào không hay”.

Ở đây, sợi dây nối liền giữa người thợ và công việc còn là sự chăm sóc, sự quan tâm của lãnh đạo với người lao động. Sau những giờ tan ca, họ – những người quê quán rất xa, tận dưới xuôi – lại trở về căn hộ của mình trong khu tập thể. Mỗi căn hộ dù dành cho hộ độc thân hay hộ gia đình đều được trang bị giường, tủ, thiết bị nghe nhìn, bình nóng lạnh. Tâm sự với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Thúy, công nhân Công ty Mỏ Tuyển đồng Sin Quyền cho biết, quê dưới xuôi, chồng chị là công nhân PX Khai thác. Hai vợ chồng trẻ, cùng lên đây làm việc và bén duyên nhau cũng tại mảnh đất này. Hiện tại, hai vợ chồng ở trong khu tập thể. Cuộc sống chưa hẳn dư dật, nhưng anh chị quyết một lòng một dạ với Công ty, vì họ cảm nhận được sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau giữa người lao động và cán bộ lãnh đạo.

Còn rất nhiều những người trẻ tuổi ở nơi khác đến đây. Họ rời quê hương Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Nam, Nghệ An… đến lập nghiệp ở mảnh đất vùng biên này và coi đây là quê hương thứ hai. Khi hỏi GĐ Tuệ đâu là bí quyết giữ chân họ, ông cười lớn và cho rằng, quan trọng nhất là cái tâm, cái tình với họ. “Nếu thu nhập ổn định, điều kiện sống đảm bảo, các phúc lợi xã hội được thực hiện tốt thì không có lý do gì để người lao động rời bỏ Công ty”, ông chia sẻ.

Nói đến Tổ hợp đồng Sin Quyền là nói đến những vùng đất xa xôi, heo hút. Nói đến Tổ hợp đồng Sin Quyền là nói đến các làng bản mà nếu bạn có tiền bạn cũng không thể hưởng thụ những điều kiện tốt. Nhưng đến đó – Tổ hợp đồng Sin Quyền – bạn sẽ gặp họ – những người trẻ tuổi đầy đam mê, nhiệt huyết – để rồi tiếp xúc với họ, tìm hiểu cuộc sống của họ, bạn sẽ hiểu tại sao họ gắn bó với nơi này đến vậy!
Nguồn : (Vinacomin.vn)

Thông tin liên quan