du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cuốn

Rèm văn phòng

Rèm gia đình

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cầu vồng

Rèm cuốn

màn cửa đẹp

màn cửa hcm

màn cửa

màn vải đẹp

rèm cửa tphcm

mẫu nhà mới

dịch vụ visa

CHÀO MỪNG 27 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN TKV – CTCP (27/10/1995-27/10/2022): NẮNG MỚI TRÊN BẢN QUA

( 17/10/2022 - 14:51 )

Nhà Máy Luyện đồng công suất 20.000 tấn/năm thuộc Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – VIMICO

Nhà máy luyện đồng công suất 20.000 tấn/năm thuộc Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – VIMICO (tại thôn Tân Hồng, xã Bản Qua, huyện Bát Xát, Lào Cai – là điểm đến của chúng tôi trong hành trình lên biên cương lần này. Sau trận mưa đêm, dưới ánh nắng của một ngày mới, dải núi rừng biên cương như càng thắm xanh thêm…

Đặt chân xuống nhà máy, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi cảnh quan đẹp tựa công viên đang trải ra trước mắt: Những hàng cây lâu năm đang vươn cành, xanh  lá, những vạt hoa bụi, cùng nhiều loại cây cảnh hoa lạ mà tôi chưa kịp biết tên, đang khoe hương, phô màu rực rỡ…

Nhà máy đẹp quá! Công nhân mình mát tay quá! Nghe mọi người xuýt xoa, tấm tắc khen, anh Đoàn Vũ Long – Phó giám đốc nhà máy – người đầu tiên ra đón chúng tôi, tươi cười, khiêm tốn nói: Do nhà máy mới hoàn thiện, nên những cây xanh trong khuôn viên nhà máy vẫn chưa kịp “trổ mã” hết đấy các anh chị ạ! Chỉ một thời gia nữa thôi, toàn bộ khu vực nhà máy sẽ được phủ xanh hết bằng cây lưu niên, cây cảnh và hoa, vừa cải tạo môi trường, vừa làm đẹp thêm cảnh quan cho nhà máy.

Nhà máy luyện đồng công suất 20.000 tấn/năm – Điểm sáng vùng biên

Đứng trên đỉnh đồi cao, nơi trạm điện 110KV nhìn xuống mới thấy hết được sự kỳ vĩ của nhà máy – công trình kết tinh ý chí thép của toàn thể CBCNV Vimico.

Dưới ánh nắng chiều Thu, những dãy nhà công năng, những cầu thép, đường ống, băng truyền tải nguyên liệu… vắt vẻo, uốn khúc lượn quanh tâm điểm là cột ống khói cao ngất, nổi bật trên nền trời xanh thăm thẳm.

May mắn thay, lần này lên với nhà máy, chúng tôi được gặp anh Trịnh Văn Tuệ – Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Tổng công ty Khoáng sản – TKV(Vimico), người mà tôi từng chứng kiến anh đã “ba cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với các kỹ sư, thợ thuyền, công nhân trên công trường bất kể nắng mưa, từ khi khởi công xây dựng nhà máy (năm 2018) đến khi hoàn thành. Dù là Tổng giám đốc, Chủ đầu tư một công trình lớn mang tầm quốc qia, song anh vẫn có một phong cách dân dã, dễ gần.

Với chất giọng của một người đã từng trải qua rất nhiều công trình lớn của Tập đoàn TKV cũng như của Vimico, anh Trịnh Văn Tuệ cho biết: Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với trên 5.000 điểm mỏ, 60 loại khoáng sản đã được phát hiện. Để cụ thể hóa Nghị quyết Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị khoá XI về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ đã xác định rõ quan điểm nhất quán: Trong khai thác khoáng sản phải tính đến hiệu quả cao nhất, phải hướng vào chế biến sâu. Do đó, chế biến khoáng sản được Chính phủ xác định là khâu then chốt và tất yếu của nền sản xuất công nghiệp đất nước. Vì thế, trong chiến lược phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) nói chung và của Tổng công ty Khoáng sản – TKV nói riêng, Đảng ủy Tổng công ty Khoáng sản đã xác định, khai thác khoáng sản là mũi nhọn đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế đất nước và của ngành. Vì thế, Vimico đã tập trung mọi nguồn “nhân tài – vật lực” để thực hiện Nghị quyết của Tập đoàn TKV cũng như của Tổng công ty Khoáng sản – TKV.

Theo đó, Vimico đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng môn từ Trung ương đến địa phương tiến hành khảo sát, thăm dò và đã xác định trên địa bàn Lào Cai có khoảng 35 loại tài nguyên khoáng sản. Trong đó một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, giá trị cao như: Apatit, sắt, đồng… Đồng thời, tỉnh Lào Cai cũng được xác định là địa bàn chiến lược của Tập đoàn TKV về khai thác và chế biến sâu khoáng sản.

Bên cạnh đó, với kinh nghiệm qua gần 27 năm (27/10/1995-27/10/2022) hình thành và phát triển, Tổng công ty Khoáng sản – TKV đã lĩnh hội các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và của lãnh đạo tập đoàn để cụ thể hóa thành các cơ hội đầu tư. Vimico đã luôn nỗ lực để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong hoạt động quản lý, khai thác và tập trung chế biến sâu nhiều loại khoáng sản trong cả nước, trong đó có khoáng sản Đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Theo Nghị quyết của Đảng bộ Tập đoàn TKV và của Tổng công ty Khoáng sản,  Vimico đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững với định hướng là trở thành đơn vị đi đầu trong khai thác, chế biến sâu kim loại màu; tập trung đầu tư phát triển thăm dò phát triển tài nguyên; xây dựng các nhà máy tuyển khoáng, nhà máy luyện kim theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường.

Sau khi hội đủ các điều kiện “cần và đủ”, ngày 24/12/2014, Tập đoàn TKV đã có Quyết định số 2738/QĐ – TKV về việc phê duyệt Dự án “đầu tư mở rộng nâng công suất Nhà máy Luyện đồng Lào Cai”. Dự án do Tổng Công ty Khoáng sản – Vinacomin làm chủ đầu tư, và gầ 2 tháng sau, ngày 13/02/2015, Vimico được tỉnh Lào Cai cấp Giấy chứng nhận số 12.121.000.453 về việc đầu tư dự án: “Mở rộng nâng công suất nhà máy luyện đồng Lào Cai ”.

Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng, nâng công suất nhà máy luyện đồng phù hợp với quy hoạch được phê duyệt, nhằm nâng cao năng lực chế biến sâu quặng đồng, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong nước và tỉnh Lào Cai. Mở rộng hoạt động sản xuất để tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp; góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động tại địa phương.

Dự án có tổng mức đầu tư gần 4 nghìn tỷ đồng, quy mô xây dựng một dây chuyền luyện đồng công suất 20.000 nghìn tấn đồng kim loại/năm và thu hồi các sản phẩm đi kèm, bao gồm: Axit sunfuric, vàng và bạc. Ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, ngày 7/4/2015, Vimico đã tiến hành khởi động dự án, tập trung triển khai các thủ tục giai đoạn chuẩn bị thực hiện đầu tư và san gạt hoàn thiện mặt bằng. Trong quá trình san gạt mặt bằng đã phát hiện có quặng apatit trong khu vực xây dựng, Vimico đã kịp thời báo cáo cấp thẩm quyền. Dự án đã tạm dừng một thời gian để thu hồi khoáng sản theo yêu cầu của tỉnh Lào Cai và Bộ TN&MT. Sau 02 năm thực hiện thu hồi Khoáng sản apatit, đến tháng 3/2018, Vimico được nhận lại mặt bằng, tiếp tục triển khai thực hiện dự án.

Theo kế hoạch, hết quý 3/2020, Nhà máy Luyện đồng tại Bản Qua sẽ hoàn thành và đi vào sản xuất chính thức. Tuy nhiên, vì gặp nhiều khó nhăn do biến động giá cả của thị trường, giá các loại vật tư, nguyên liệu liên tục tăng cao, do phải điều chỉnh quy hoạch và thiết kế dự án. Đặc biệt là do dịch bệnh Covid-19 từ đầu năm 2020, nhất là đợt bùng phát dịch lần thứ 4 (năm 2021) đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ xây dựng, lắp đặt các thiết bị kỹ thuật công nghệ cao.

Trước những khó khăn thách thức đó, được sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai cùng các cấp chính quyền địa phương; sự chỉ đạo sâu sát và quyết liệt của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam trong việc phối hợp thực hiện mục tiêu kép: “Vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19 – vừa đảm bảo sản xuất” đã tạo điều kiện, để Vimico cùng các nhà thầu triển khai thi công các gói thầu.

Với sự sáng tạo không ngừng và ý chí quyết tâm cao độ, đúng 15h30 ngày 26/6/2021, CBCNV của Vimico đã vui mừng chào đón tấm đồng dương cực đầu tiên sau khi chạy thử thành công dây chuyền hỏa luyện. Với thành công quan trọng này, Vimico cùng các nhà thầu và đội ngũ chuyên gia như được tiếp thêm sức mạnh, tốc độ xây lắp các hạng mục dự án càng được đẩy nhanh hơn.

Và gần 3 tháng sau, ngày 11/9/2021, CBCNV của Vimico đã sản xuất thử thành công 55 tấn đồng Cathode đầu tiên đạt tiêu chuẩn trên 99,95% hàm lượng đồng. Sự kiện này là một dấu mốc quan trọng đối với cả quá trình xây dựng, triển khai thực hiện Dự án. Đến ngày 4/12/2021, Vimico cùng các nhà thầu đã hoàn tất việc chạy thử nghiệm thu công đoạn sản xuất cuối cùng – công đoạn xử lý bùn dương cực, toàn bộ dây chuyền công nghệ, hạng mục công trình được Vimico giao cho Chi nhánh luyện đồng Lào Cai – Vimico đưa vào vận hành sản xuất.

Nhà máy luyện đồng – Kết tinh của khoa học công nghệ

Sau khi tham quan các phân xưởng và tìm hiểu các công trình phụ trợ khác, chúng tôi được anh Đặng Xuân Tuyên – Trưởng ban Quản lý Dự án cho hay, điểm nhấn quan trọng nhất của dự án “Mở rộng nâng công suất nhà máy luyện đồng Lào Cai” chính là Nhà máy luyện đồng công suất 20.000 tấn/năm. Nhà máy là công trình hợp tác do liên danh Công ty cổ phần hữu hạn xây dựng kim loại mầu Trung Quốc (NFC) và Viện khoa học công nghệ mỏ – vinacomin (IMSAT) thiết kế, cung cấp thiết bị vật tư và lắp đặt. Quy mô xây dựng nhà máy có công suất xử lý 103.000 tấn tinh quặng đồng/năm, sản xuất mỗi năm 20.000 tấn đồng cathode hàm lượng 99,99% đồng, 1.395 kg vàng thỏi hàm lượng 99,99% vàng, 620 kg bạc thỏi hàm lượng 99,99% bạc và 84.556 tấn axit sunfuric hàm lượng trên 97%. Tính đến thời điểm này, nhà máy luyện đồng công suất 20.000 tấn/năm có dây chuyền sản xuất tự động hiện đại bậc nhất của Tập đoàn TKV.

Đứng trước mâm đúc đồng tấm tự động, chúng tôi không khỏi trầm trồ trước cỗ máy tự động như một robot khổng lồ, nhưng hết sức khéo léo, nhịp nhàng từ dòng chảy đồng xuống các khuôn đúc đến khi thành hình tấm đồng mà chỉ bằng các thao tám bấm nút điều khiển từ xa của các công nhân lành nghề.

Trao đổi với chúng tôi, anh Hoàng Ngọc Minh – Giám đốc Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – Vimico cho biết: Nhà máy được thiết kế dựa trên kết quả của một quá trình khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng về địa lý, tính chất, đặc điểm của loại nguyên liệu tinh quặng đồng; các loại nguyên nhiên liệu cung cấp cho nhà máy và điều kiện tự nhiên tại khu vực xây dựng nhà máy. Đồng thời, đội ngũ kỹ sư của Vimico đã nghiên cứu, chắt lọc, vận dụng các tiến bộ kỹ thuật của ngành luyện đồng trong những năm gần đây, trình độ thiết bị tiên tiến và hệ thống điều khiển, kiểm soát tự động hóa, lựa chọn công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hơn để áp dụng trong thiết kế xây dựng nhà máy.

Từ kết quả nghiên cứu, một số nội dung công nghệ và kỹ thuật tiên tiến được áp dụng như: công nghệ luyện đồng thổi đáy giàu oxy, công nghệ làm nguội chậm xỉ và tuyển xỉ, kỹ thuật điện phân âm cực vĩnh cửu tấm cực lớn, kỹ thuật tách đồng điện tích Cyclon, tách lưu huỳnh khí đuôi đều đạt đến trình độ tiên tiến thế giới.

Ngoài ra, thiết kế công nghệ và xây dựng nhà máy cũng đã áp dụng các phương diện như kỹ thuật tiên tiến, thiết bị máy móc và thiết bị đo lường hiện đại thông minh, trình độ kiểm soát điều khiển tự động hóa, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng đều ở mức cao.

Từ lời mô tả của anh Hoàng Ngọc Minh – Giám đốc Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – Vimico, chúng ta có thể hiểu cơ bản về quy trình sản xuất ra một tấm đồng như sau: Từ nguồn tinh quặng đồng có hàm lượng đồng 22÷25% được vận chuyển về kho chuẩn bị nguyên liệu của nhà máy. Sau đó từng loại tinh quặng đồng được hệ thống cầu trục gầu ngoạm đưa lên các bongke chứa riêng biệt. Căn cứ vào yêu cầu phối liệu, từng loại tinh quặng đồng sẽ được điều khiển cấp liên tục vào lò luyện sten cùng với than cục, thạch anh và liệu nguội theo tỉ lệ yêu cầu phối liệu qua hệ thống máy cấp liệu, cân định lượng băng tải. Tại lò luyện sten, một loại khí giàu oxy liên tục được cấp vào bể luyện qua các ống phun bố trí dưới đáy lò, làm cho khoáng chất sunfua trong tinh quặng đồng nhanh chóng bị oxy hoá. Các phản ứng hoá học này đã sinh ra nguồn nhiệt lượng nấu chảy các nguyên liệu. Các phản ứng oxy hoá, tạo sten đồng và tạo xỉ trong lò diễn ra mãnh liệt và liên tục. Sten đồng nóng chảy và xỉ nóng chảy do tỷ trọng khác nhau mà phân lớp trong lò và định kỳ được tháo ra qua cửa tháo sten và cửa tháo xỉ.

Sten đồng nóng chảy từ lò luyện sten có hàm lượng đồng 40÷45% sau khi tháo ra gầu chứa được đổ vào lò chuyển để tiếp tục nấu luyện. Tại lò chuyển, không khí từ quạt gió thổi vào bể luyện qua các ống gió, các phản ứng hoá học giữa sten đồng với oxy trong không khí từ quạt gió cung cấp nhiệt lượng để duy trì quá trình luyện. Tại đây, sten đồng tiếp tục được khử sắt, lưu huỳnh và các tạp chất để sản xuất ra đồng thô có hàm lượng đồng trên 98,5%.

Kết thúc mỗi mẻ thổi luyện lò chuyển, Đồng thô nóng chảy được tháo ra gầu chứa và được đưa đến lò phản xạ để tinh luyện. Tại lò phản xạ, nhiệt lượng cung cấp từ mỏ đốt dầu duy trì nhiệt độ cần thiết cho bể luyện, khí nén thổi vào bể luyện sẽ cung cấp oxy để thực hiện các phản ứng oxy hoá, khử các tạp chất trong đồng thô và sản xuất ra đồng dương cực. Xỉ lò phản xạ có hàm lượng đồng trên 20% quay vòng lại lò chuyển nấu luyện.

Đồng dương cực sau khi tinh luyện tại lò phản xạ đạt hàm lượng đồng trên 99,2% được đúc tự động liên tục thành các tấm đồng dương cực bằng hệ thống máy đúc mâm tròn, các tấm đồng dương cực đạt yêu cầu chất lượng tiếp tục được chuyển sang công đoạn điện phân tinh luyện. Và cũng tại đây, các tấm đồng dương cực lần lượt được đưa vào tổ máy chuẩn bị dương cực để ép phẳng, gia công phần tiếp điện, phân loại và xếp lên giá chuẩn bị dương cực. Cầu trục chuyên dụng sẽ vận chuyển các tấm dương cực trên giá vào từng bể điện phân theo từng cụm bể đã định vị trước và tiến hành điện phân tinh luyện.

Sau chu kỳ 7 đến 10 ngày điện phân liên tục, tấm âm cực được cầu trục chuyên dụng vận chuyển sang tổ máy bóc tách sản phẩm. Tại đây, sản phẩm đồng cathode có hàm lượng đồng trên 99,99% được phun rửa làm sạch, bóc tách, đóng kiện, cân trọng lượng và nhập kho thành phẩm.

Tấm âm cực thép không gỉ sau khi qua tổ máy bóc tách sản phẩm được làm sạch bề mặt tự động, xếp lên giá chuẩn bị âm cực và được cầu trục chuyên dụng đưa trở lại từng cụm bể điện phân đã định vị trước cùng với các tấm  đồng dương cực. Sau chu kỳ 21 ngày điện phân, tấm dương cực còn lại (hay còn gọi là tàn cực) được đưa đi ngâm rửa làm sạch và quay vòng lại công đoạn hỏa luyện nấu luyện lại.

Bùn dương cực tích tụ trong quá trình điện phân tại các bể điện phân sau chu kỳ 7 đến 10 ngày được thu gom và đưa sang công đoạn xử lý bùn dương cực để thu hồi kim loại quý. Tại công đoạn xử lý bùn dương cực, Bùn dương cực sau khi qua các khâu: thiêu sun phát hóa – hòa tách – hoàn nguyên thu được bột vàng 99,99% vàng, bột bạc 99,99% bạc và đúc thành các thỏi vàng, thỏi bạc sản phẩm.

Dung dịch điện phân đồng liên tục được tuần hoàn, gia nhiệt, làm sạch và bổ sung các chất phụ gia điện phân đảm bảo theo yêu cầu. Một lượng nhất định dung dịch điện phân liên tục được đưa sang hệ thống làm sạch điện tích Cyclon ba giai đoạn để khống chế nồng độ ion đồng trong dung dịch điện phân ổn định, đồng thời thu được đồng cathode có hàm lượng đồng lớn hơn 99,95%.

Xỉ lò luyện sten, xỉ lò chuyển có hàm lượng đồng 3÷5% tháo ra gầu chứa và sử dụng xe chuyên dụng vận chuyển đến bãi làm nguội chậm xỉ. Xỉ lò được làm nguội chậm trong gầu chứa 50 ÷ 60 giờ sau đó đưa đến công đoạn tuyển xỉ để thu hồi đồng.

Tại công đoạn tuyển xỉ, xỉ lò sau khi qua các khâu: đập, nghiền và tuyển nổi thu được sản phẩm tinh xỉ đồng có hàm lượng đồng 20÷25%, tinh xỉ đồng tiếp tục quay vòng lại công đoạn hoả luyện. Còn xỉ đuôi tuyển có hàm lượng đồng nhỏ hơn 0,3% được tập kết tại kho chứa và xuất bán cho khách hàng.

Khói lò luyện sten, khói lò chuyển có hàm lượng lưu huỳnh dioxit trên 10%, nhiệt độ trên 1.250 ℃ sau khi qua hệ thống chụp khói lò, trao đổi nhiệt, thu bụi tĩnh điện để làm nguội, làm sạch bụi được đưa sang công đoạn sản xuất axit sunfuric. Tại đây, khói lò vào tháp rửa hiệu suất cao tiếp xúc với dung dịch axit loãng phun ngược chiều, hầu hết bụi được giữ lại, khói sạch qua các bộ khử mù điện vào tháp sấy khô, trao đổi nhiệt, chuyển hoá, hấp thụ để sản xuất axit sunfuric.

Lưu trình công nghệ của nhà máy phức tạp, đồng thời sử dụng nhiều thiết bị và công nghệ tiên tiến, nên nhà máy sử dụng thiết bị đo lường thông minh hiện đại và trình độ kiểm soát cao. Lấy công đoạn hỏa luyện, thủy luyện, axit làm trung tâm và thiết lập 3 khu vực điều khiển kiểm soát ĐCS. Các khu phụ trợ khác kết nối tương ứng vào 3 khu vực điều khiển kiểm soát, tiến hành trao đổi số liệu thông qua liên kết mạng, cùng tạo nên một hệ thống kiểm soát điều khiển toàn nhà máy.

Trong khuôn viên 44 hecta, nhà máy bố trí các trạm năng lượng cung cấp điện, nước, khí oxy, khí nén, gió lưu lượng lớn cho các dây chuyền sản xuất chính khép kín và đồng bộ.

Nhà máy cũng bố trí hệ thống xử lý nước đầu vào phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nước nguồn được bơm từ suối vào hồ sơ lắng, sau khi qua trạm xử lý nước đầu vào sẽ cung cấp nước sạch cho các dây chuyền sản xuất và sinh hoạt. Các trạm xử lý làm mềm nước cung cấp nước mềm cho các hệ thống nồi hơi và làm mát các thiết bị đòi hỏi chất lượng nước cao.

Sau khi nghe giới thiệu quy trình hoạt động sản xuất của nhà máy, chúng tôi hỏi: Đối với các loại chất thải thì được xử lý thế nào?

Trả lời câu hỏi của chúng tôi, anh Hoàng Ngọc Minh cho biết: Với đặc thù là cơ sở sản xuất luyện kim, nhà máy đặt trong khu vực vành đai biên giới, cửa khẩu nên các công trình bảo vệ môi trường của nhà máy được quan tâm đầu tư đặc biệt. Do vậy, với các loại khí thải công nghiệp, nhà máy sử dụng công nghệ sản xuất sạch tiên tiến. Khí đuôi của hệ thống sản xuất axit và khói của lò luyện sten, lò chuyển, lò phản xạ đều được đưa vào hệ thống tách lưu huỳnh khói khí, tiến hành tách lưu huỳnh thứ cấp, nồng độ lưu huỳnh dioxit trong khí đuôi thải sau xử lý tách lưu huỳnh đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia về khí bụi công nghiệp. Trên ống khói khí đuôi thải, lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục giám sát chất lượng khí thải và được kết nối với các cơ quan quản lý nhà nước. Ngoài ra, nhà máy cũng sử dụng các thiết bị lọc bụi, thu gom bụi tiên tiến, chất lượng tốt, giảm tối đa phát sinh bụi trong quá trình sản xuất.

Thứ nhất, đối với nước thải công nghiệp của nhà máy, tỷ lệ tận dụng tuần hoàn nước đạt trên 95%. Nước nhiễm axit và axit bẩn của dây chuyền sản xuất axit sau khi qua trạm xử lý nước nhiễm axit, toàn bộ được quay vòng lại dây chuyền sản xuất, nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp. Nước thải sinh hoạt qua công trình xử lý nước thải sinh hoạt, sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học đạt tiêu chuẩn và được thải ra ngoài cùng với nước thải thông thường.

Thứ 2 là, đối với chất thải rắn thông thường như xỉ đuôi tuyển của dây chuyền tuyển xỉ, bã thạch cao của trạm xử lý nước nhiễm axit, hệ thống tách lưu huỳnh khói khí được tập kết tại các kho chứa và xuất bán cho khách hàng. Các chất thải nguy hại được thu gom tập kết tại kho chứa chất thải nguy hại theo quy định và định kỳ thuê đơn vị có chức năng xử lý.

Ngoài ra, với hệ thống phòng cháy chữa cháy, phòng chống cháy nổ hiện đại, bao gồm các thiết bị chữa cháy, báo cháy tự động góp phần nâng cao năng lực phòng chống chảy nổ của đơn vị, sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ, hậu quả cháy nổ trong sản xuất.

Vững vàng nơi biên ải

Tiếp tục hành trình tìm hiểu nhà máy, anh Hoàng Ngọc Minh còn cho biết thêm: Với phương châm hành động “Doanh nghiệp phát tài, Lào Cai phát triển”, có được thành quả to lớn như hôm nay, phải nói đến sự quan tâm, đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để hỗ trợ tối đa cho Dự án “đầu tư mở rộng, nâng công suất Nhà máy Luyện đồng Lào Cai” của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai, nhất là trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid19. Cụ thể, Tỉnh đã chỉ đạo các sở ban ngành tạo điều kiện thuận lợi giải quyết nhanh các vấn đề liên quan để “vừa chống dịch, vừa đảm bảo sản xuất, đảm bảo tiến độ xây lắp nhà máy”. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đề nghị Chủ đầu tư phối hợp với các sở, ban ngành của địa phương giải quyết triệt để và kịp thời các kiến nghị của người dân theo đúng quy định của pháp luật…

Nhằm đảm bảo sức khỏe, thời gian làm việc cho CBCNV, nhà máy đã trang bị đầy đủ các phương tiện đưa đón CBCNV từ thành phố Lào Cai đến nhà máy. Việc làm thiết thực đó đã giúp doanh nghiệp và người lao động làm chủ hành trình từ nơi nghỉ ngơi đến chỗ làm đúng giờ, đảm bảo sự an toàn cho người lao động khi tham gia giao thông.

Đứng ngoài khuôn viên nhà điều hành sản xuất, anh Hoàng Ngọc Minh khoát tay giới thiệu: Nhằm đảm bảo hoạt động liên tục của nhà máy, khu vực văn phòng được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại, với hệ thống các phòng: hội trường, phòng họp, phòng làm việc được thiết kế theo không gian mở, thân thiện; đồng thời được trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng, tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc. Khu vực nhà ăn ca rộng rãi thoáng mát; với chất lượng bữa ăn tự chọn được chuẩn bị chu đáo, chế biến khéo léo, hài hòa, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho người lao động.

Bên cạnh đó, các công trình rèn luyện thể chất, công trình sinh hoạt văn hóa, tinh thần cho CBCNV như: sân tập golf, nhà sinh hoạt tập thể, các tiểu công viên, sân tập tennis đang được khẩn trương chỉnh trang hoàn thiện sẽ góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động.

Chỉ vào hàng cây xanh lưu niên, anh Hoàng Ngọc minh cho biết thêm: Nhà máy hiện có tỷ lệ đất trồng cây xanh tương đối cao, bao phủ toàn bộ nhà máy, sẽ kiến tạo nên một không gian xanh, đảm bảo mục tiêu đưa công viên vào trong nhà máy, vì sự phát triển hài hòa, bền vững của doanh nghiệp.

Kết thúc chuyến thăm nhà máy, anh Hoàng Ngọc Minh tự hào khẳng định: Nhà máy luyện đồng công suất 20.000 tấn/năm đi vào hoạt động là nhà máy luyện đồng thứ 2 của Vimico tại Lào Cai. Sự kiện này đánh dấu bước hoàn thiện chuỗi sản xuất, cung ứng các sản phẩm Đồng kim loại có nguồn gốc từ quặng trên địa bàn Lào Cai. Đến thời điểm hiện nay Vimico đã có hệ thống khai thác, tuyển khoáng và Luyện kim đảm bảo công suất, hàng năm sản xuất ra trên 30.000 tấn đồng kim loại thương phẩm. Đóng góp bình quân hàng năm trên 800 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, tạo hàng nghìn việc làm cho người lao động, trong đó có tới 85% số lao động là người địa phương, điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đây cũng là một trong những mục tiêu nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Vimico nói chung và nhà máy nói riêng, đồng thời nó cũng chính là “chiếc chìa khóa vàng” để nhà máy phát triển bền vững nơi miền biên ải xa xôi này.

Nghe nói đến đây, tôi chợt nhớ lại tại buổi lễ chào mừng tấm đồng đầu tiên ra lò (ngày 26/6/2021), sau khi chạy thử thành công lò hỏa luyện, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn – TKV Nguyễn Tiến Mạnh đã vui mừng khẳng định: “Dự án Mở rộng, nâng công suất Nhà máy luyện đồng Lào Cai và đại diện các nhà thầu đã sát cánh bên nhau cùng cố gắng, khắc phục mọi khó khăn để cho ra tấm đồng đầu tiên. Sự kiện này là một dấu mốc quan trọng đối với cả quá trình xây dựng, triển khai thực hiện Dự án mở rộng, nâng công suất nhà máy luyện đồng Lào Cai, xứng đáng là điểm sáng của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam”.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, Dự án còn là một trong 24 mục tiêu chủ yếu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI đã đề ra về chiến lược chế biến sâu khoáng sản, và được UBND tỉnh lựa chọn gắn biển công trình chào mừng 30 năm tái lập tỉnh Lào Cai (01/10/2021). Công trình Nhà máy Luyện đồng công suất 20.000 tấn/năm không chỉ là công trình “Chào mừng kỷ niệm 86 năm ngày truyền thống công nhân vùng Mỏ – Truyền thống ngành Than (12/11/1936 – 12/11/2022) mà còn là công trình chào mừng kỷ niệm 27 năm ngày thành lập Tổng công ty Khoáng sản – TKV (27/10/1995 27/10/2022).

Tạm biệt Bản Qua, tạm xa mảnh đất biên giới nơi địa đầu phía Tây – Bắc của Tổ quốc – nơi sừng sững một Nhà máy luyện đồng công suất 20.000 tấn/năm, chúng tôi bỗng thấy trào dâng một niềm vui khó tả. Chúng tôi cũng tin rằng, CBCNV nhà máy, chắc hẳn ai cũng đều có cùng một niềm vui, niềm tự hào như chúng tôi, bởi nơi ấy không chỉ luyện quặng thành đồng mà còn luyện cả tinh thần thép cho những CBCN Vimico trước bao khó khăn, thách thức để có một mùa nắng mới về trên Bản Qua thân yêu!

Dưới đây là một số hình ảnh:

Tháng 10/2022

Lưu Ký

Thông tin liên quan