du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cuốn

Rèm văn phòng

Rèm gia đình

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cầu vồng

Rèm cuốn

màn cửa đẹp

màn cửa hcm

màn cửa

màn vải đẹp

rèm cửa tphcm

mẫu nhà mới

dịch vụ visa

Khai thác và chế biến khoáng sản:Chế biến sâu – con đường tất yếu

( 22/11/2017 - 23:49 )

Đối với Lào Cai, khoáng sản là tài nguyên, tiềm lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên khoáng sản là có hạn, vì vậy việc khai thác nguồn tiềm năng này cần phải gắn với mục tiêu tiết kiệm, nâng cao giá trị khoáng sản thông qua các chương trình, dự án đẩy mạnh chế biến sâu, tránh sự “chảy máu” tài nguyên vô ích.

Chế biến sâu để gia tăng giá trị nguồn quặng đồng.

Có thể kể đến hoạt động khai thác khoáng sản đồng, tỉnh đã phát hiện trong 10 mỏ với tổng trữ lượng khoảng 1,5 triệu tấn đồng kim loại, 5 mỏ đã được cấp phép khai thác, trong đó có mỏ đồng Sin Quyền, mỏ Vĩ Kẽm và mỏ đồng Tả Phời. Không chỉ khai thác sản phẩm thô, sau đầu tư các xưởng tuyển và nhà máy tuyển, làm quặng đồng tại Cốc Mỳ, năm 2005, Nhà máy luyện đồng Sin Quyền chính thức được đầu tư xây dựng tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng với công suất 1 vạn tấn đồng thỏi/năm. Ngoài ra, nhà máy luyện đồng còn tận thu các sản phẩm phụ để sản xuất các mặt hàng công nghiệp giá trị cao 341 kg vàng thỏi/năm, 146 kg bạc thỏi/năm và 40.000 tấn axit sunfuric/năm.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Apatít Việt Nam cũng là một trong những doanh nghiệp có hoạt động chế biến sâu hiệu quả với 3 nhà máy tuyển làm giàu quặng và nhà máy sản xuất phốt pho vàng, nhà máy sản xuất phân bón tổng hợp. Để hiện thực hóa hoạt động chế biến sâu nguồn quặng, ngay từ khâu khai thác, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Apatít Việt Nam đã đầu tư trên khai trường những thiết bị hiện đại như xe vận tải đặc chủng có khớp mềm, khung động, máy xúc thủy lực gầu ngược dung tích lớn. Tại các nhà máy tuyển quặng, các dây chuyền tuyển quặng nổi được đưa vào áp dụng đã làm giàu thêm giá trị của nguồn quặng nghèo, tạo nguồn nguyên liệu quan trọng đáp ứng cho sản xuất phân bón tại các nhà máy phân bón Lâm Thao, Ninh Bình, Bình Điền… Quặng Apatít sau khai thác còn là nguyên liệu chính cho các nhà máy phốt pho vàng tại khu công nghiệp Tằng Loỏng, nhờ đó mà giá trị nguồn quặng qua sản xuất công nghiệp đã được tăng lên nhiều lần.

Giai đoạn từ năm 2011 – 2013 đã đánh dấu mốc quan trọng trong các chương trình, dự án chế biến sâu khoảng sản như việc hoàn thành và đưa vào hoạt động Nhà máy tuyển quặng Apatít Nhạc Sơn, các nhà máy phốt pho vàng nâng công suất để đạt mức 50 nghìn tấn/năm. Lào Cai trở thành tỉnh trọng điểm của cả nước về sản xuất phốt pho vàng với 5 nhà máy đã đi vào hoạt động và một số nhà máy chuẩn bị đầu tư xây dựng. Trong những năm qua, giá phốt pho xuất khẩu luôn đạt từ 5.000 – 8.000 USD/tấn, trong khi để sản xuất ra 1 tấn phốt pho chỉ cần khoảng 10 tấn quặng Apatít với giá trị 10 – 14 triệu đồng.

Kết quả của chủ trương chế biến sâu nguồn tài nguyên khoáng sản còn phải kể đến việc đầu tư và hoàn thành xây dựng 17 dự án thủy điện với tổng công suất 373 MW. Đó còn là các dự án phát triển công nghiệp chế biến sâu nguồn khoáng sản đang hoạt động với doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm như Nhà máy phân lân Lào Cai, Nhà máy Chế biến phụ gia thức ăn gia súc Lào Cai. Và còn là những dự án lớn đang xây dựng mà khi hoàn thành có thể biến nguồn khoáng sản trên địa bàn thành các sản phẩm công nghiệp có giá trị trị hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm như Nhà máy Gang thép Việt – Trung, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2. Bên cạnh chế biến sâu nguồn quặng sắt, quặng đồng và quặng Apatít còn là các dự án chế biến nguồn quặng vàng, quặng graphit, quặng fenspat, đất hiếm…

Hoạt động của các dự án chế biến sâu đã đưa tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp trong 2 năm gần đây của tỉnh lên 21,9%, đạt mức khá so với khu vực miền núi phía Bắc. Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt gần 4 nghìn tỷ đồng mà mang lại thu nhập trực tiếp cho ngân sách địa phương gần 800 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2010. Trong quy hoạch khai thác khoáng sản đến năm 2015, trong tỉnh có tổng số 61 mỏ và điểm mỏ được đưa vào diện “đánh thức”. Đến nay, đã có hơn 40 điểm mỏ trong số đó được cấp giấy phép khai thác, việc khai thác, chế biến khoáng sản đang được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo nguyên tắc đúng quy hoạch, định hướng phát triển công nghiệp khai khoáng của tỉnh. Trên thực tế, hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ khoáng sản đang cung cấp đủ nguyên liệu cho các ngành sản xuất phân bón, hóa chất và luyện kim trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Hoạt động của ngành khai thác, chế biến khoáng sản đã đóng góp lớn vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn hằng năm và làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, việc xây dựng các nhà máy chế biến sâu nguồn khoáng sản còn tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn lao động…

Định hướng của tỉnh đối với việc khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trong thời thời gian tới vẫn là tiếp tục ưu tiên cho các cơ sở chế biến sâu, hạn chế xuất khẩu quặng thô. Để hoạt động chế biến sâu đạt hiệu quả cao, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng tổn thất tài nguyên việc áp dụng tiến bộ của khoa học, công nghệ tiên tiến là một trong những yếu tố quyết định. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp cũng tích cực xây dựng và hoàn thiện các chương trình, kế hoạch và mục tiêu về nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, lao động để ngành công nghiệp khai khoáng phát triển ngày càng bền vững hơn.

Nguồn : (Vinacomin.vn)