du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cuốn

Rèm văn phòng

Rèm gia đình

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cầu vồng

Rèm cuốn

màn cửa đẹp

màn cửa hcm

màn cửa

màn vải đẹp

rèm cửa tphcm

mẫu nhà mới

dịch vụ visa

Tầm cao thợ mỏ và chiều sâu nguồn than – Phần V: Ngành sản xuất than cũng như quân đội đánh giặc

( 23/11/2017 - 0:08 )

Bước vào năm 1964, khu Mỏ Hồng Quảng nhập với tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh. Chính Bác Hồ đặt tên cho tỉnh mới với ý nghĩa được Bác giải thích là vùng đất rộng lớn, giàu đẹp, yên bình. Bác thường xuyên theo dõi rất sát tình hình sản xuất than và đời sống công nhân mỏ. Bác coi trọng tờ báo Vùng Mỏ và Quảng Ninh, dùng cây chì đỏ khoanh tròn những bài phê bình và gương sáng trong lao động của công nhân. Hàng trăm công nhân cán bộ đã vinh dự được Bác thưởng huy hiệu từ những bài báo biểu dương.

Ảnh tư liệu

Sau chiến thắng 5/8/1964, mặc dù biết tự vệ Bến Hòn Gai đã cùng Hải quân bắn rơi máy bay Mỹ, bắt sống tên giặc Mỹ đầu tiên và đã sẵn sàng đối phó trước tình hình chiến tranh, nhưng Bác vẫn lo lắng cho ngành sản xuất Than. Bác yêu cầu Bộ và Công ty Than Hòn Gai báo cáo phương án sơ tán bảo vệ máy móc, bảo vệ công nhân và gia đình. Bác yên tâm khi được biết các mỏ đã thành lập nhiều tiểu đoàn, đại đội tự vệ sử dụng thành thạo các loại pháo phòng không, thường xuyên trực chiến, thiết bị được ngụy trang và có thể di chuyển vào nơi sơ tán ngay. Bác vui mừng khi nghe ông Trịnh Nguyên báo cáo năm 1964 đã sản xuất được 4 triệu tấn than nguyên khai, sàng tuyển được 3,2 triệu tấn than sạch. Bác quyết định về vui Tết Ất Tỵ (1965) với công nhân mỏ và nhân dân Quảng Ninh.

Tại cuộc mít tinh lớn của hàng vạn người đứng chật sân Trường cấp III Hòn Gai và kín cả bãi biển phía trước, Bác tươi cười vẫy tay chào và giơ cao hòn than kíp lê do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thọ Chân trao (ảnh trên). Để động viên phong trào thi đua của công nhân mỏ, Bác trao cho ngành Than cờ thi đua luân lưu. Hàng quý, hàng năm bình chọn đơn vị xuất sắc nhất được giữ cờ. Quý đầu năm đó, Đèo Nai được giữ cờ của Bác.

Nhận được báo cáo của các mỏ, các nhà máy, Bác đều viết thư khen. Khi Nhà máy cơ khí Cẩm Phả được ca ngợi là “Pháo đài thép của vùng Than”, Bác đã chỉ thị cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng về trao cờ luân lưu và thư khen của Người. Đại đội tự vệ Nhà Sàng Cửa Ông là đơn vị đầu tiên được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, tiếp đó là Đại đội tự vệ Bến Hòn Gai, Trung đoàn tự vệ các mỏ: Cọc Sáu, Đèo Nai, Hà Tu, Hà Lầm, Vàng Danh, Mạo Khê… đều nhận được danh hiệu cao quý này. Năm 1967, ông Trịnh Nguyên báo cáo với Bác là thợ mỏ đã có hơn một vạn tay súng bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, xin Bác cho thành lập binh đoàn, sư đoàn mang tên Bác như đã từng có Đại đội Hồ Chí minh thời kháng chiến chống Pháp. Bác cười đôn hậu: “Hồi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), các chú ra quân nhanh, lập công sớm, đặt tên Đại đội Hồ Chí Minh, Bác không phản đối, vì các chú ở trong lòng địch, tên của Bác có thể tạo thêm niềm tin, sức mạnh cho thợ mỏ vững vàng lập chiến công, kẻ thù khiếp sợ là cần thiết. Còn bây giờ, các chú có lá cờ luân lưu của Bác, coi như Bác đang cùng thợ mỏ đánh giặc, đào than. Cứ gọi là binh đoàn hay sư đoàn Than là cả nước đã yêu quý lắm rồi!”. Bác dặn dò thêm: “Giặc Mỹ sẽ tiếp tục đánh phá ác liệt miền Bắc, có thể chúng sẽ hủy diệt cả vùng than, vì thế phải bảo đảm an toàn cho đội ngũ công nhân cùng thiết bị và gia đình họ. Phải lo tổ chức sơ tán, ăn ở, học tập cho con em công nhân chu đáo, cha mẹ các cháu mới yên tâm bám trụ sản xuất, chiến đấu. Chiến đấu ngoan cường là rất tốt, nhưng giữ vững dòng than còn tốt hơn, tàu các nước vẫn vào ăn than, thế giới càng vừng tin hơn vào Việt Nam và ta có đủ ngoại tệ chi viện cho miền Nam đánh thắng Mỹ – Ngụy”.

Từ tháng 4/1966, giặc Mỹ tăng cường đánh phá ác liệt vùng Than, đánh phá cả những tàu nước ngoài đang cập bến ăn than. Tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn,nhất là ở các mỏ lộ thiên, nhà máy cơ khí, nhà sàng, đống bến không thể sơ tán mà phải bám trụ chiến đấu ngoan cường. Năm 1968, tình hình sản xuất trở nên trì trệ, dù mức độ chiến tranh phá hoại của Mỹ tạm thời giảm. Bác Hồ rất lo lắng, chỉ thị Thủ tướng Phạm Văn Đồng trực tiếp gặp gỡ công nhân, tìm hiểu nguyên nhân và tháo gỡ kịp thời mọi vướng mắc cản trở sản xuất. Bác yêu cầu ngành Thương nghiệp dành cho công nhân mỏ chế độ cung cấp thực phẩm đặc biệt, nhất là đối với thợ lò, lái xe vận tải lớn, lái máy xúc, máy khoan, tăng chế độ bồi dưỡng ca ba. Bộ Quốc phòng tạm thời không tuyển nghĩa vụ quân sự với thợ mỏ. Tuy nhiên, tình hình sản xuất không cải thiện. Khối lượng bóc đất đá theo thống kê, báo cáo chênh lệch quá lớn so với đo đạc – nghĩa là đã xảy ra hiện tượng khai khống ở mỗi mỏ lên hàng triệu mét khối đất đá mà sản lượng than chỉ đạt trên dưới 50% công suất thiết kế. Vào dịp kỷ niệm ngày Truyền thống Miền Mỏ bất khuất 12/11/1968, Bác chuẩn bị một bài phát biểu rất sâu sắc, nhưng sức khỏe Bác giảm sút, Trung ương không cho Bác đi. Người suy nghĩ hồi lâu rồi quyết định gặp đại biểu công nhân cán bộ ngành Than tại Phủ Chủ tịch ngày 15/11/1968. Hơn 30 chiến sĩ thi đua đại diện cho các xí nghiệp ngành Than và tỉnh Quảng Ninh đã được Bác và Tổng Bí thư Lê Duẩn gặp gỡ, chuyện trò, động viên khích lệ, không một lời chê trách. Người nói: “Bác rất vui được gặp các cô các chú vào dịp kỷ niệm Miền Mỏ bất khuất để trao cho toàn thể công nhân cán bộ ngành Than bài nói chuyện Bác đã chuẩn bị rất kỹ. Mong rằng mọi thợ mỏ đều được nghe, đọc bài của Bác”.

Ngay ngày hôm sau, tất cả các báo, đài phát thanh đã đăng và phát đi nhiều lần bài phát biểu của Hồ Chủ tịch với đoàn đại biểu công nhân cán bộ ngành Than. Bài của Bác đã được in hàng vạn bản trên giấy tốt phát cho mọi thợ mỏ, được kẻ to khắp các xưởng máy, tàng than, bến cảng, phố mỏ. Trong bài phát biểu, Bác khẳng định: “Sản xuất than trì trệ có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do tổ chức kém, quản lý kém. Ngành sản xuất than cũng như quân đội đánh giặc. Toàn thể công nhân cán bộ phải có nhiệt tình cách mạng và tinh thần yêu nước rất cao, ý chí quyết đánh,quyết thắng rất vững, phải đoàn kết nhất trí. Phải có đầy đủ ý thức làm chủ nhà nước, làm chủ xí nghiệp, vượt qua mọi khó khăn nhằm vào một mục đích chung là sản xuất thật nhiều than cho tổ quốc. Than là vàng đen của tổ quốc. Hãy đẩy mạnh ngành Than trở thành một ngành kinh tế gương mẫu cho các ngành kinh tế khác noi theo…”.

Sau khi Hồ Chủ tịch qua đời, toàn thể công nhân cán bộ ngành Than nhận thức sâu sắc rằng, bài phát biểu đó chính là di chúc riêng Người để lại cho công nhân cán bộ ngành Than.

Vì sao Bác Hồ lại ưu ái ngành Than đặc biệt như vậy? Trả lời câu hỏi của tôi, Tổng giám đốc đầu tiên của ngành Than – ông Trịnh Nguyên – nói: “Theo tôi, trước hết vì vị trí chiến lược của ngành Than và truyền thống đoàn kết, bất khuất, sáng tạo của đội ngũ công nhân mỏ có ý nghĩa quan trọng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thống nhất đất nước”. Ông tâm sự thêm, trong một lần đi thuyền với Bác trên Vịnh Hạ Long, ông có nhắc đến chuyện hòn gạch Bác nung để sưởi ấm ở Paris. Bác trầm ngâm hồi lâu rồi chậm rãi nói: Ngày đó dân Paris đang dùng than Hòn Gay, ngói Giếng Đáy. Giữa đêm đông giá rét xa quê, hơi ấm từ hòn than quý báu hơn vàng. Những đêm đông như thế Bác trăn trở nhiều điều. Bao giờ dân ta được độc lập, thợ mỏ ta được làm chủ tầng than, hầm lòthì nguồn than mới thực sự đem lại giàu sang cho đất nước. Bây giờ càng ngày than càng quan trọng, quý giá. Vị trí của đội ngũ công nhân mỏ vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng. Các chú phải nỗ lực hết sức mình tăng nhanh sản lượng để có nhiều than xuất khẩu – nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của nước ta và cung cấp đủ than tiêu dùng cho cả nước, làm sao giúp được nông dân có chất đốt, đừng để họ phải phá rừng làm củi…

Nguồn : Baocongthuong.com.vn