du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

rèm cửa quận 1

rèm cửa quận 2

rèm cửa quận 3

rèm cửa quận 4

rèm cửa quận 5

rèm cửa quận 6

rèm cửa quận 7

rèm cửa quận 8

rèm cửa quận 9

rèm cửa quận 10

rèm cửa quận 11

rèm cửa quận 12

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận bình thạnh

rèm cửa quận gò vấp

rèm cửa quận phú nhuận

rèm cửa quận thủ đức

rèm cửa bình chánh

rèm cửa nhà bè

rèm cửa hóc môn

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận tân phú

Tầm cao thợ mỏ và chiều sâu nguồn than – Phần III: Khi thợ mỏ thực sự làm chủ vùng than

( 23/11/2017 - 0:05 )

Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Ngày 10/10, bộ đội ta tiến vào Hà Nội, nhưng Hải Phòng và vùng Mỏ nằm trong khu vực tập kết của quân Pháp, phải sau 300 ngày mới được tiếp quản.

Không khí sản xuất than những năm đầu giải phóng. Ảnh: T.L

Ba trăm ngày đó ở Cẩm Phả – Hòn Gay vô cùng lộn xộn. Người Pháp lo thu gom, tháo dỡ thiết bị, quân phỉ của Voàng A Sáng tràn về cướp phá, cùng với những gia đình thiên chúa giáo quyết đi vào Nam đang cố vận động thêm nhiều bạn bè thợ mỏ cùng đi. Chủ mỏ muốn đem đi tất cả những loại thiết bị hiện đại, còn tốt và cho phá toàn bộ hệ thống vận tải đường trục, băng tải , máng cào, các trạm biến thế, nhà ga, đường sắt, cầu tàu…

Tổ chức Đảng, Công đoàn cơ sở, dù không thể ngăn cản mọi việc làm của người Pháp, nhưng đã vận động công nhân cương quyết đấu tranh giữ lại bằng được những thiết bị tối tân nhất và ghi chép cẩn thận mọi hành vi phá dây chuyền sản xuất. Hàng trăm thợ mỏ Đèo Nai túc trực suốt ngày đêm quanh các trạm đường trục, quanh chiếc máy xúc A1/7 với anh Nguyễn Tiến Tràng – người trực tiếp lái máy đã cho dán niêm phong quanh chiếc máy và cử người thay nhau nằm trong chiếc gầu xúc 4,6 khối canh phòng. Hàng trăm thợ mỏ cầm gậy, búa vây quanh 5 chiếc xe Eclis 27 tấn chở nặng đất đá, phủ bạt kín mít. Hầu như toàn bộ thợ cơ khí được giao nhiệm vụ tháo dỡ thiết bị đã được cha mẹ, vợ con vận động buộc phải nghỉ việc ở nhà. Chủ mỏ đành bất lực phải để lại nguyên vẹn chiếc máy xúc và cả đội xe vận tải của Mỹ sản xuất vô cùng quý giá.

Ngày 8/4/1955, Hiệp định về chuyển giao vùng than Hòn Gay – Cẩm Phả đã được đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ký kết với đại diện Công ty Than Bắc Kỳ (SFCT). Ngày 9/4/1955, SFCT ký hợp đồng nhượng lại tất cả máy móc, thiết bị, kho tàng, vật tư dự trữ cho Bộ Công Thương Việt Nam. Ngày 25/4/1955, những tên lính viễn chinh cuối cùng lên tàu rời khỏi bến Hòn Gay. Bộ đội ta tiến vào tiếp quản vùng Mỏ trong niềm hân hoan chào đón của hàng vạn thợ mỏ.

Việc khôi phục sản xuất than là nhiệm vụ cấp bách vô cùng khó khăn nên Chính phủ đã xin phép Hồ Chủ tịch cho thuê các kỹ sư người Pháp trực tiếp điều hành. Bác đồng ý và chỉ thị cần trọng dụng lại những viên chức đã làm cho người Pháp, nhất là người giàu kinh nghiệm. Sau khi nghe báo cáo là các kỹ sư Pháp ra điều kiện nhanh nhất cũng phải mất hai năm, Bác lắc đầu, nói: “Chỉ hai tháng thôi! Chậm nhất là đến 2/9 phải chở được than Hòn Gay – Cẩm Phả về Hà Nội. Phải động viên mọi năng lực sáng tạo của thợ mỏ, nhất là những thợ bậc cao dày dạn kinh nghiệm”. Bác quyết định dành cho vùng Mỏ một cơ chế đặc biệt, đặt tên là Đặc khu Hồng Quảng (gộp tên cũ Quảng Yên và Hồng Gai theo cách gọi của thợ mỏ chứ không phải là Hòn Gay như người Pháp vẫn dùng). Tuy nhiên vì hai chữ Hòn Gay đã trở thành địa danh có thương cảng lớn nên trong các văn bản của Chính phủ vẫn sử dụng là Hòn Gai (thay chữ Y bằng chữ I ).

Ngày 15/5/1955, Xí nghiệp Than Hòn Gai được thành lập và chính thức hoạt động từ ngày 6/6/1955, nhưng công cuộc khôi phục sản xuất đã được các công trường, nhà máy thực hiện ngay từ đầu tháng 5. Chính phủ giao cho Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng và TP. Hà Nội chọn những cán bộ, sỹ quan, công nhân giỏi nghề, dày dạn kinh nghiệm chi viện toàn diện cho khu Mỏ. Trong số cán bộ trung ương tăng cường cho vùng than đợt đầu tiên có nhiều trí thức là sĩ quan quân đội và cán bộ miền Nam tập kết đầy nhiệt huyết như ông Trương Quang Đẩu – giám đốc đầu tiên của mỏ Cẩm Phả (cha ruột của nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa); ông Nguyễn Tất Dần – một nhà quản lý kinh tế nổi tiếng chặt chẽ, tài trí; các ông: Văn Tôn, Phan Lục, Nguyễn Duyệt học ở Liên Xô… đã trở thành lực lượng nòng cốt đầu tiên của vùng than trên con đường phát triển mới. Đặc biệt, Hà Nội đã chi viện cho khu Mỏ 300 thanh niên lái xe và thợ cơ khí giỏi tham gia vào lực lượng xung kích phục hồi sản xuất.

Khó khăn lớn nhất là phục hồi hệ thống đường trục vận chuyển than và hệ thống thiết bị sàng tuyển bốc rót than ở hai bến Hòn Gay, Cẩm Phả. Người Pháp dù đã có đường ôtô lên khai trường Đèo Nai, có nhiều xe vận tải lớn, nhưng vẫn chọn phương án chuyển than từ đỉnh Đèo Nai xuống bằng hệ thống đường trục với xe goòng kéo tời chạy trên đường ray theo độ dốc lớn vừa rẻ tiền, vừa nhanh và dễ sử dụng, phù hợp với phụ nữ điều khiển. Trước khi tháo chạy, họ đã chặt vụn những cuộn cáp khổng lồ, phá tan hệ thống quang lật, máng ga, băm các cuộn dây mô tơ điện, thậm chí đào cả các trụ bê tông. Hệ thống nhà sàng, đống bến, cầu pooctic rót than cũng bị tháo dỡ, phá hoại rất nặng nề. Nặng nhất là hệ thống điện cao thế, hạ thế bị “băm nát”, mà theo các kỹ sư Pháp được Chính phủ trọng dụng lại đánh giá, phải mất 20 – 24 tháng mới có thể khôi phục được. Điều làm họ kinh ngạc nhất là người thợ điện Lê Văn Hiển ở Cửa Ông đã nhanh chóng đấu nối lại được toàn bộ hệ thống điện chỉ trong hơn 1 tháng. Sau này ông và ông Hồ Xây Dậu ở Cọc Sáu là hai thợ mỏ đầu tiên được phong Anh hùng Lao động.

Cuối cùng thì hệ thống đường Đèo Nai cũng đã chở được những tấn than đầu tiên chỉ sau hơn hai tháng . Ngày 19/8/1955, kỷ niệm 10 năm Cách mạng tháng Tám thành công, tàu than đầu tiên đã về đến Hà Nội báo công với Bác Hồ.

Thực ra từ tháng 10/1954, các công trường than Quán Triều (Thái Nguyên) đã chở hàng ngàn tấn than về bảo đảm cho nhà máy điện Yên Phụ hoạt động và mỏ than Mạo Khê không nằm trong khu “300 ngày” đã ra than ngay từ khi Hà Nội được tiếp quản. Nhờ những nỗ lực sáng tạo phi thường của hơn ba vạn thợ mỏ mà năm 1955, dù chỉ thực sự sản xuất trong 5 tháng, toàn ngành Than vẫn khai thác được 440 ngàn tấn. Phong trào thi đua “Phá kỷ lục” sôi động khắp các công trường, phân xưởng cùng phong trào học bổ túc văn hóa và các hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao diễn ra thường xuyên, tạo nên khí thế mới khi người thợ mỏ thực sự làm chủ vùng than. Năm 1956, sản lượng than đã vượt qua mốc 1 triệu tấn (là sản lượng cao nhất thời thịnh vượng của chủ mỏ Pháp). Để phù hợp với sức phát triển cơ khí hóa vùng than, Chính phủ đã cho thành lập cơ quan Tổng giám đốc Khu mỏ Hồng Quảng do ông Trịnh Nguyên – Chủ tịch Ủy ban nhân dân Đặc Khu kiêm Tổng giám đốc. Tháng 8/1960, thành lập Công ty Than Hồng Gai với 8 xí nghiệp trực thuộc (tách hai mỏ Cẩm Phả, Hòn Gai) gồm 3 mỏ cơ khí lộ thiên: Cọc Sáu, Đèo Nai, Hà Tu; hai mỏ hầm lò: Hà Lầm, Thống Nhất; hai xí nghiệp Bến Hòn Gai, Bến Cửa Ông và Xí nghiệp Vận tải ôtô Cẩm Phả. Đáp ứng tốc độ cơ khí hóa, Chính phủ cho phép mở các trường đào tạo công nhân, mời các chuyên gia Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan… sang giúp đỡ. Những thiết bị khai thác hiện đại nhất của Liên Xô, Tiệp Khắc đã nhanh chóng được đưa vào sử dụng ở 3 mỏ lộ thiên.

Đây là thời kỳ cả nước hướng về vùng than với niềm tự hào to lớn vì không chỉ có đủ than tiêu dùng mà ngành Than đã tạo được nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Chỉ sau hơn 5 năm đã sản xuất được hơn 9 triệu tấn than, trong đó xuất khẩu được trên 5,26 triệu tấn.

Nguồn : Baocongthuong.com.vn

Thông tin liên quan