du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cuốn

Rèm văn phòng

Rèm gia đình

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cầu vồng

Rèm cuốn

màn cửa đẹp

màn cửa hcm

màn cửa

màn vải đẹp

rèm cửa tphcm

mẫu nhà mới

dịch vụ visa

Vững tin sau cổ phần hóa

( 15/11/2017 - 11:19 )

Công ty TNHH Một thành viên Kim loại màu Thái đã hoàn thành quá trình cổ phần hóa (CPH) và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 1-7, với tên gọi mới là Công ty CP Kim loại màu Thái Nguyên. Ban lãnh đạo và người lao động của Công ty đang tràn đầy niềm tin thực hiện thắng lợi những mục tiêu lớn.

Công nhân của Công ty CP Kim loại màu Thái Nguyên đang vận hành dây chuyền sản xuất bột ô xít kẽm.

Là một đơn vị có bề dày truyền thống (thành lập năm 1980, tiền thân là Xí nghiệp liên hợp Luyện kim màu Bắc Thái), và hiện là doanh nghiệp hàng đầu trong nước về khai thác, chế biến chì, kẽm, tinh luyện thiếc, nhưng Công ty TNHH Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên cũng không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng khá mạnh bởi suy thoái kinh tế những năm gần đây. Kết quả doanh thu không khả quan (tăng trưởng thấp, có thời điểm tăng trưởng âm), lợi nhuận giảm, vấn đề duy trì sản xuất, việc làm thường xuyên cũng như đảm bảo thu nhập cho hơn 1.600 lao động luôn là “bài toán” khó đối với Ban Lãnh đạo Công ty. Trong khi đó, trình độ công nghệ phần lớn dây chuyền sản xuất của Công ty chỉ ở mức trung bình, đầu vào và giá thành một số sản phẩm cao dẫn đến khó tiêu thụ, lợi nhuận thấp, buộc phải thu hẹp sản xuất.

Ngoài những yếu tố không thuận lợi như trên thì việc tổ chức bộ máy quản lý, bố trí lao động của Công ty cũng có những hạn chế cần khắc phục. Quá trình đầu tư nâng cấp công nghệ, mở rộng sản xuất khó thực hiện do thiếu vốn. Ông Bùi Tiến Hải, Giám đốc Công ty cho rằng, trong bối cảnh đó việc CPH là rất cần thiết, bước đi tất yếu để Công ty khắc phục những bất cập, tồn tại hiện có, cải thiện năng lực sản xuất nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Quá trình CPH của Công ty bắt đầu được triển khai từ hơn một năm trước. Theo ông Nguyễn Minh Sơn, Trưởng phòng Tổ chức của Công ty, ngoài những khó khăn cố hữu trong việc xác định giá trị tài sản doanh nghiệp thì quá trình CPH của Công ty gặp những thuận lợi cơ bản. Quan trọng nhất là tư tưởng về thực hiện CPH của Ban lãnh đạo và người lao động đã thực sự “thông suốt”. Người lao động được tuyên truyền đầy đủ, phổ biến cặn kẽ về phương án, chiến lược và triển vọng phát triển sau CPH nên đã thể hiện tâm lý hào hứng, nhu cầu gắn bó với Công ty thông qua việc mua hết số cổ phần ưu đãi theo quy định (giá bằng 60% mức đấu giá thành công thấp nhất).

Kỹ sư Lê Thành Công đã làm việc tại Công ty 21 năm liên tục, phấn khởi nói: Chúng tôi rất tin tưởng và kỳ vọng vào sự phát triển mạnh mẽ, bền vững của Công ty sau CPH. Qua việc mua cổ phần, bản thân tôi cảm thấy mình có trách nhiệm hơn trong công việc, coi trọng hiệu suất làm việc, đồng thời có ý thức hơn trong giám sát lẫn nhau…

Sau khi bán hết số cổ phần ưu đãi cho người lao động và tổ chức phiên đấu giá công khai thành công, số vốn điều lệ của Công ty đạt 180 tỷ đồng (tăng 100 tỷ đồng so với trước), trong đó vốn Nhà nước chiếm 51%. Có thêm vốn, Công ty đã lên phương án đầu tư nâng cấp công nghệ, đổi mới trang thiết bị và thúc đẩy các dự án đang triển khai. Theo kế hoạch thì trong vòng 3 năm (2014-2016), Công ty sẽ đầu tư tổng cộng 366,9 tỷ đồng vào nhiều hạng mục khác nhau, qua đó phấn đầu tăng năng lực sản xuất bình quân 15%/năm. Đồng thời mạnh dạn loại khỏi danh sách một số ngành nghề sản xuất, kinh doanh không phải là thế mạnh hoặc đang gặp nhiều khó khăn nhằm tập trung nguồn vốn, tránh đầu tư dàn trải. Thời điểm này, Công ty đang khẩn trương hoàn thiện các quy chế làm việc để thực sự vận hành theo điều lệ công ty CP.

Một thay đổi rất đáng kể nữa theo phương án CPH và Công ty đang tích cực triển khai là cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh giản, chuyển đổi căn bản phương thức quản lý và rà soát, bố trí lại lao động cho phù hợp hơn. Điển hình là tại Phân xưởng Luyện kim màu 2 – đơn vị thành viên của Công ty (tiền thân là Xí nghiệp Luyện kim màu 2 hoạt động theo mô hình hạch toán phụ thuộc, sau đó chuyển sang hạch toán trực tiếp). Theo anh Lê Minh Hãn, Quản đốc Phân xưởng, thì việc chuyển đổi mô hình hoạt động cũng như chuyển từ xí nghiệp thành phân xưởng đã giúp giảm mạnh số lượng thuộc bộ máy gián tiếp từ 28 người xuống chỉ còn 4 người.

Có thể nói, những gì đã và đang diễn ra tại Công ty TNHH Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên (nay là Công ty CP Kim loại màu Thái Nguyên) không khác gì một cuộc cách mạng của đơn vị này. Với định hướng phát triển rõ ràng, sự đồng lòng, quyết tâm của cả tập thể, Công ty phấn đấu năm 2014 sẽ đạt doanh thu 463 tỷ đồng (cao hơn 28 tỷ đồng so với năm trước); năm 2015 đạt 557 tỷ đồng và năm 2016 sẽ là 688 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng tương ứng từ 2,4 tỷ đồng lên 15,8 tỷ đồng; thu nhập bình quân của người lao động tăng từ 4,3 triệu đồng lên 5,4 triệu đồng/người/tháng…

Nguồn : Theo bao Thai Nguyen

Thông tin liên quan