du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cuốn

Rèm văn phòng

Rèm gia đình

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cầu vồng

Rèm cuốn

màn cửa đẹp

màn cửa hcm

màn cửa

màn vải đẹp

rèm cửa tphcm

mẫu nhà mới

dịch vụ visa

Mái tóc vàng của “nàng Pô Sen”

( 15/11/2017 - 10:32 )

Đầu xuân này, Tổ hợp đồng bao gồm Khu Mỏ tuyển đồng Sin Quyền (Bát Xát) và Nhà máy Luyện đồng Tằng Loỏng (Bảo Thắng) nhận được tin vui là Ngân hàng Eximbank quyết định rót vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Cùng với nguồn vốn của Tổng Công ty Khoáng sản – Vinacomin, tới đây Tổ hợp sẽ có thêm 2.600 tỷ đồng đầu tư hạ tầng sản xuất, qua đó sẽ tạo bước đột phá trong việc khai thác và làm giàu nguồn tài nguyên quý của Quốc gia, Mỏ đồng Sin Quyền. Điều đó càng khiến mái tóc vàng của nàng “công chúa Pô Sen” thêm sáng lấp lánh.

Đánh thức nàng “công chúa Pô Sen”

Truyền thuyết qua lời kể của một số người cao tuổi trong vùng Bản Vược, Cốc Mỳ kể lại thì xưa kia trên đất này có nàng công chúa tên là Pô Sen. Vì bị vua cha cản trở việc kết hôn với hoàng tử nhà trời, nàng đã quyên sinh bằng cách tuyệt thực. Để tỏ lòng thương tiếc và để từ trời dễ trông thấy, vị hôn phu đã qua đính ước biến cơ thể nàng công chúa thành dãy núi Pô Sen với những đường cong mềm mại như ngày nay. Núi Pô Sen kéo dài từ khu vực Bản Vược lên đến xã Nậm Chạc và mỏ đồng Sin Quyền chính là mái tóc dài, mượt mà lấp lánh của nàng tiên cuộn lại.

Một ngày nắng ấm cuối năm, với sự chỉ dẫn của ông Đinh Đình Tiến, Phó Giám đốc Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, chúng tôi đã có mặt tại một khai trường khai thác mỏ đồng lớn nhất Việt Nam. Ánh chiều tà chênh chếch khiến cho các tầng cắt trên thân moong quặng ánh lên những tia bạc lấp lánh. Các máy khoan, máy xúc, máy ủi đang miệt mài làm công việc bên các vách moong quặng để lựa chọn các thân quặng tốt nhất mà khai phá, bốc xúc. Trên các cung đường uốn lượn nối với đáy mỏ quặng, từng đoàn xe siêu trọng tải đang hối hả ngược xuôi chở nguồn quặng quý tới chân dây chuyền nhà máy tuyển ngay gần đó.

Một kỹ sư mỏ làm nhiệm vụ chỉ huy khai thác tại đây giới thiệu: Hiện, mỏ đang được khai thác lộ thiên trên 2 mỏ chính là Mỏ Đông (xã Bản Vược) và Mỏ Tây (xã Cốc Mỳ) với diện tích lên tới 200 ha. Mỏ đồng Sin Quyền có những thân quặng nằm rất sâu, hiện tính từ điểm bề mặt cần bóc dỡ đến thân quặng đã đạt chiều cao 232 m, nằm sâu hơn so với mực nước bề mặt suối Ngòi Phát hàng chục mét và đã cận với mực nước biển.

Mỏ đồng Sin Quyền được phát hiện cách đây hơn 60 năm, nhưng phải đến năm 1992 mới được khai thác với năng lực thấp, chiếm khoảng 2% trữ lượng mỏ. Năm 2006, Mỏ đồng Sin Quyền chính thức được tổ chức khai thác trên quy mô lớn với năng lực trung bình vào khoảng 1,2 triệu tấn quặng đồng/năm, tỷ lệ bóc dỡ khoảng 3 – 7 triệu m3 đất, đá/năm. Với trữ lượng tính đến nay khoảng 100 triệu tấn quặng, kế hoạch khai thác trong một vài năm tới nâng lên khoảng 3 triệu tấn/năm và thời gian khai thác, sản xuất tại Mỏ đồng Sin Quyền cũng đã được xác định là từ 40 – 50 năm.

Trở lại với dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Tuyển đồng Sin Quyền, được khởi công xây dựng năm 2003, sau 3 năm thì nhà máy đi vào hoạt động sản xuất. Với sự hướng dẫn của đồng chí Phó Giám đốc Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, chúng tôi được biết, từ năm 2006 đến nay, sản lượng sản xuất của nhà máy năm nào cũng đạt và vượt 100% công suất với gần 50 nghìn tấn tinh quặng đồng hàm lượng 24% Cu và hơn 100 nghìn tấn tinh quặng sắt có hàm lượng 65%. Ngoài ra, thành phần trong mỗi tấn tinh quặng đồng còn có tới 0,9g vàng, cùng với hàm lượng bạc và một số kim loại quý khác.

Sản xuất phát triển ổn định, thu nhập và đời sống của cán bộ, công nhân, lao động trong Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền ngày một nâng lên. Năm 2013, dù nền kinh tế tiếp tục có những khó khăn nhất định và tác động trực tiếp đến sản xuất, nhưng công ty vẫn đảm bảo duy trì mức thu nhập trung bình của công nhân, lao động đạt hơn 7 triệu đồng/tháng. Mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước đạt hơn 200 tỷ đồng và thực hiện nhiều chương trình từ thiện xã hội khác trên địa bàn.

Trụ cột của Vimico

Rời khu sản xuất Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, bám theo tuyến vận chuyển quặng đồng, chúng tôi vượt chặng đường 65 km để tới Nhà máy Luyện đồng Tằng Loỏng, nơi tiêu thụ và chế biến hầu hết sản lượng quặng đồng sản xuất được từ trong tỉnh. Người dẫn chúng tôi đi tham quan nhà máy là bà Mai Thị Thu Phương, Phó chánh Văn phòng Công ty Luyện đồng Lào Cai, người gắn bó với công ty từ khi thành lập tới nay. Quả không hổ danh là nhà máy luyện đồng lớn nhất Đông Nam Á, dù không thể qua hết các xưởng, bộ phận sản xuất, nhưng cũng cần cả giờ đồng hồ để tham quan cơ sở. Hòa trong tiếng máy chạy bên các dây chuyền, tiếng lửa ào ào trong lò luyện, tiếng kim loại thành phẩm va vào nhau leng keng là không khí sản xuất hối hả.

Nhà máy với các dây chuyền, công nghệ hiện đại được đầu tư mới, đã làm giàu hơn nguồn tài nguyên khoáng sản của quốc gia. Năng lực của Nhà máy Luyện đồng Tằng Loỏng là mỗi năm sản xuất 10 nghìn tấn đồng 99,95%; 160 kg bạc nguyên chất và 300 kg vàng ròng, 35 nghìn tấn axít-sun-fu-ric. Với sự tập trung trí tuệ, những sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã góp ích bằng việc nâng sản lượng của nhà máy trong năm 2013 lên hơn 10 nghìn tấn đồng, 410 kg vàng, 433 kg bạc thỏi, sản lượng axít-sun-fu-ric đạt thiết kế cơ bản. Tổng giá trị sản xuất của Công ty Luyện đồng Lào Cai trong năm 2013 đạt 1.462 tỷ đồng, doanh thu đạt 1.560 tỷ đồng, tăng cao hơn so với năm 2012 tới 340 tỷ đồng. Sản xuất tăng trưởng ổn định, đời sống và việc làm của công nhân, lao động được đảm bảo. Mức lương trung bình của người lao động năm 2013 đạt 8 triệu đồng/tháng, vượt kế hoạch đề ra gần 1 triệu đồng.

Được coi là trụ cột của Tổng Công ty Khoáng sản bởi doanh thu của Tổ hợp đồng Sin Quyền, đặc biệt là Công ty Luyện đồng Lào Cai hiện đang chiếm một phần rất lớn trong tổng doanh thu hằng năm của Vimico. Riêng lợi nhuận mà Tổ hợp mang lại hiện chiếm khoảng 90% trong tổng lợi nhuận thu được của Vimico với hàng chục nhà máy, công ty cỡ lớn khắp cả nước. Dẫu sao, Tổ hợp đồng Sin Quyền vẫn là chiếc túi hẹp, không thể chứa hết những gì tự nhiên đã ban tặng cho con người. Với nguồn vốn 2.600 tỷ đồng nói trên, Vimico đầu tư thêm một nhà máy luyện đồng tại Bát Xát với công suất có thể gấp 2 lần Nhà máy Luyện đồng Tằng Loỏng và mở rộng quy mô khai thác, chế biến quặng đồng tại Khu Mỏ tuyển đồng Sin Quyền. “Nàng công chúa Pô Sen” được đánh thức sau giấc ngủ dài hàng nghìn năm, có thể đó cũng là mong ước của nàng.

Nguồn : (Vinacomin.vn)

Thông tin liên quan