du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

rèm cửa quận 1

rèm cửa quận 2

rèm cửa quận 3

rèm cửa quận 4

rèm cửa quận 5

rèm cửa quận 6

rèm cửa quận 7

rèm cửa quận 8

rèm cửa quận 9

rèm cửa quận 10

rèm cửa quận 11

rèm cửa quận 12

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận bình thạnh

rèm cửa quận gò vấp

rèm cửa quận phú nhuận

rèm cửa quận thủ đức

rèm cửa bình chánh

rèm cửa nhà bè

rèm cửa hóc môn

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận tân phú

Chào mừng 66 năm (1955 – 2021) truyền thống ngành Khoáng sản: Nêu cao truyền thống, VIMICO vượt khó đi lên

( 09/09/2021 - 10:27 )

Ngược dòng lịch sử cách đây hơn sáu thập kỷ, sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, cùng với cả nước, quân và dân Cao Bằng đã bước vào thực hiện hai nhiệm vụ: Xây dựng miền Bắc XHCN và chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với nguồn tài nguyên phong phú và quý hiếm như: vàng, mangan, thiếc, vonfram…, cùng các khai trường, hầm mỏ do thực dân Pháp để lại, Cao Bằng được Trung ương đã định hướng tập trung vào ngành công nghiệp khai khoáng luyện kim màu.

Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, tháng 10 năm 1955, Mỏ Thiếc Tĩnh Túc (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) được thành lập và tiến hành cải tạo lại các cơ sở vật chất, kỹ thuật, hầm mỏ để sản xuất… Đúng một năm sau, Xí nghiệp sản xuất Mỏ Thiếc Tĩnh Túc được khánh thành và đi vào hoạt động. Từ đó, Mỏ Thiếc Tĩnh Túc chính thức là “đứa con đầu lòng” và đặt nền móng cho ngành khai khoáng kim loại màu Việt Nam. Công trình khi đó có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, thể hiện rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc tái thiết nền kinh tế đồng thời góp phần thắt chặt tinh thần đoàn kết hữu nghị Việt – Xô.

Nhớ lại ngày đó, để làm ra hạt quặng ở Tĩnh Túc, người thợ mỏ phải vượt qua không biết bao khó khăn, gian khổ. Đường sá xa xôi, rừng núi âm u. Đó là chưa kể đến những thiếu thốn về trang thiết bị, nguồn thực phẩm cùng sự khắc nghiệt của thời tiết… Nhưng, vượt lên trên hết, tập thể CBCN Mỏ Thiếc đã làm ra những thỏi thiếc đầu tiên trong sự phấn khởi vô bờ.

Vinh dự được Bác Hồ về thăm

Với tầm quan trọng là “đứa con đầu lòng” của ngành khai khoáng luyện kim màu Việt Nam, ngày 15/9/1958, cán bộ, CNVC, LĐ Mỏ thiếc Tĩnh Túc đã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm và động viên. Bác đã căn dặn cán bộ đảng viên công nhân viên Mỏ đoàn kết, lao động sáng tạo, tiết kiệm, tích cực học tập… Ghi nhớ lời dạy của Bác, từ năm 1958 đến năm 1980, trên 2.000 công nhân, hơn 400 đảng viên của Mỏ đã ra sức thi đua, vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu và liên tục hoàn thành mọi kế hoạch được Nhà nước giao; luyện được gần 7.500 tấn thiếc thỏi đóng góp cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Tháng 7/2006, Bộ Công nghiệp ký quyết định cổ phần hóa, thành lập Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng (Công ty CP KS&LK Cao Bằng), thuộc Tổng Công ty Khoáng sản – Vinacomin. Theo nguyện vọng của toàn thể cán bộ CNVC, LĐ ngày 20/8/2008 HĐQT (nay là HĐTV) Tập đoàn Công nghiệp Than -Khoáng sản Việt Nam có Quyết định số 1940/QĐ-HĐQT lấy ngày 15/9 hằng năm làm ngày truyền thống của ngành Khoáng sản; đồng thời Tổng công ty Khoáng sản – TKV có Nghị quyết số 1416/NQ-HĐQT ngày 10/9/2008 lấy ngày 15/9 hằng năm là ngày truyền thống của đơn vị.

Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập, Công ty đã khánh thành quần thể công trình khu “Lịch sử – Truyền thống – Văn hóa” gồm tượng đài Bác Hồ và bức phù điêu Người về thăm Mỏ Thiếc Tĩnh Túc, để gìn giữ và phát huy truyền thống các thế hệ đi trước. Làm theo lời Bác, phát huy tinh thần công nhân cách mạng, trải qua những thăng trầm với nhiều khó khăn và thách thức, hàng nghìn tấn sản phẩm đã được những người thợ mỏ nơi đây làm ra, góp sức vào sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước.

Từ đó đến nay, đã thành thông lệ, cứ vào dịp đầu năm, Tổng Công ty Khoáng sản – Vinacomin đều chọn Mỏ Thiếc Tĩnh Túc làm địa điểm để báo công dâng Bác và phát động thi đua LĐSX. Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa, như một hành trình hướng về nguồn đối với toàn ngành Khoáng sản.

Thế và lực trên chặng đường mới…

Sau 10 năm đổi mới (từ năm 1986) Đảng và Chính phủ đã có chủ trương thành lập các Tổng công ty để thúc đẩy quá trình tích tụ vốn, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, chuẩn bị tốt cho hội nhập quốc tế. Thực hiện chủ trương đó, ngày 27/10/1995 theo Quyết định số 1118/QĐ – TCCBĐT của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công thương) Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Khoáng sản Quý hiếm Việt Nam và Tổng công ty Phát triển Khoáng sản.

Ngày 18/02/2003, theo Quyết định của Bộ Công nghiệp, Tổng công ty Đá quý và Vàng đã sáp nhập vào Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam. Ngày 26/12/2005 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 345/QĐ – TTg về việc thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, theo đó Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam trở thành Tổng công ty Khoáng sản – TKV, là công ty con của Tập đoàn và hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Bảy năm sau, ngày 15/06/2010 Bộ Công thương có Quyết định 3169/QĐ – BCT chuyển đổi Tổng công ty Khoáng sản – TKV sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên và có tên mới là Tổng công ty Khoáng sản – Vinacomin.

Ngay trong những năm đầu gia nhập vào Tập đoạn TKV, bên cạnh việc tập trung các nguồn lực để đưa các dự án luyện kim đồng, kẽm vào SX, lãnh đạo Tổng công ty đã định hướng vào các công việc trong thời gian tiếp theo nhằm Nâng công suất Tổ hợp đồng Sin Quyền, XD Khu Liên hợp GTCB, Hợp tác với Nhật Bản khai thác, chế biến đất hiếm… là tiền đề để XD và triển khai các công việc trong thời gian tiếp theo.

Ngày 30/12/2014 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 2388/QĐ – TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ – Tổng công ty Khoáng sản – Vinacomin. Ngày 06/10/2015 Tổng công ty Khoáng sản  – Vinacomin tổ chức Đại hội đồng Cổ đông lần đầu tiên, chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên mới là Tổng công ty Khoáng sản TKV – CTCP.

Được sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của chính quyền, các sở, ban, ngành chức năng của địa phương – nơi có các đơn vị của ngành khoáng sản đứng chân, Tổng công ty Khoáng sản đã xây dựng chiến lược phát triển tập trung đầu tư các dự án vừa và nhỏ để nâng cao vai trò chủ đạo của Tổng công ty trong ngành khai thác chế biến sâu khoáng sản. Đặc biệt, giai đoạn 2006- 2015, Tổng công ty đã đưa các công trình, dự án lớn vào sản xuất như: nhà máy Tuyển, Nhà máy Luyện đồng thuộc Tổ hợp đồng Sin Quyền, Lào Cai; Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên, hai dự án lớn này đã phát huy hiệu quả rất cao, góp phần quan trọng vào kết quả SXKD của Tổng công ty. Ngoài 2 dự án nói trên, nhiều dự án mới cũng đã và đang hoàn thành để đưa vào sản xuất ở giai đoạn sau như: Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng; Mở rộng Mỏ tuyển đồng Sin Quyền  – xây dựng thêm một nhà máy tuyển, nâng công suất mỏ Sin Quyền từ 1,1 lên 2,5 triệu tấn/năm; Mở rộng Nhà máy Luyện đồng Lào Cai lên 30.000 t/năm; Dự án khai thác mỏ đồng Vi Kẽm 350.000 tấn/năm, dự án tuyển quặng sắt Kíp Tước, Dự án khai tuyển thiếc Tây Nam Núi Pháo,…

Thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp của Chính phủ và TKV, Tổng công ty đã tiến hành tái cấu trúc một số đơn vị và đến tháng 10 năm 2015, Tổng công ty đã hoàn thiện công tác cổ phần hóa và bước vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Giai đoạn 2016 – 2020, cùng với các dự án đã hoàn thành trong giai đoạn trước tiếp tục phát huy hiệu quả, năm 2017, sau gần 2 năm chính thức đi vào hoạt động, Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng được đưa vào hoạt động, đã từng bước đồng bộ dây chuyền sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao (sản xuất được thép hợp kim CT5 đầu tiên ở Việt nam cung cấp cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam làm vì chống lò). Năm 2018, Khu liên hợp GTCB đã đạt và vượt công xuất thiết kế, trình độ tay nghề của công nhân ngày càng được nâng cao và đã cơ bản làm chủ công nghệ.

Ngoài Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng, VIMICO khẩn trương thực hiện 2 dự án lớn. Thứ nhất là, Dự án khai thác, mở rộng và nâng công suất khu Mỏ – tuyển đồng Sin Quyền – Lào Cai từ 1,1 triệu tấn quặng/năm lên 2,5 triệu tấn quặng/năm bằng phương pháp khai thác lộ thiên. Độ sâu thiết kế khai thác xuống hơn 100m nữa, từ -80m xuống -188m. Xây dựng thêm một nhà máy tuyển khoáng mới, đồng bộ hơn, hiện đại hơn, có công suất 44.200 tấn tinh quặng hàm lượng 23% Cu/năm và các sản phẩm phụ đi kèm. Tổng mức đầu tư 2.564,738 tỷ đồng, cuối quý I/2019, dự án đã đi vào hoạt động.

Thứ hai là, Dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy luyện đồng Lào Cai. Xây dựng mới một dây chuyền luyện đồng công suất 20.000 tấn đồng kim loại/năm; 84.556 tấn H2SO4/năm; 1.395 kg vàng thỏi/năm và 616 kg bạc thỏi/năm. Tổng mức đầu tư dự án là 3.927,534 tỷ đồng. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan, đặc biệt là tđại dịch Covid-19, dự án đi vào hoạt động chậm hơn so với kế hoạch, cuối quý II/2021, nhà máy đã chạy thử thành công, SX ra sản phẩm Đồng Dương cực.

Trong 5 năm, từ 2016-2020, giá trị tổng sản lượng 23.670 tỷ đồng; Tổng doanh thu đạt 27.370 tỷ đồng (tăng trưởng bình quân 11%/năm); Lợi nhuận trước thuế 748,3 tỷ đồng; Nộp ngân sách trên 3.700 tỷ đồng. Trong giai đoạn này Tổng công ty đã sản xuất 60.433 tấn đồng tấm 99,95%Cu; 56.378 tấn kẽm thỏi 99,95%Zn; 2.792 kg vàng; 2.475 kg bạc; 985.236 tấn quặng sắt các loại; 889.730 tấn phôi thép; 1.671 tấn thiếc thỏi 99,75%-99,95%Sn; 290.595 tấn axitsunfuric. Tạo công ăn việc làm cho trên 4.700 lao động với mức thu nhập bình quân 9 triệu đồng/người/tháng.

Trong công tác phát triển tài nguyên, đa hoàn thành thăm dò và xin cấp GPKT mỏ đồng Vi Kẽm, mỏ đất hiếm Đông Pao, mỏ thiếc Tây Nam Núi Pháo, đã thăm dò bổ sung mỏ đồng Sin Quyền đến -600m, đã đánh giá trữ lượng các mỏ kẽm chì…  Trong công tác quản lý kỹ thuật, điều hành sản xuất: tại các mỏ đã ứng dụng nhiều phương pháp quản lý và điều hành sản xuất hiện đại, trình độ cơ giới hóa và năng suất các công đoạn sản xuất ngày càng cao. Các mỏ cũng đã triển khai đồng bộ các quy định về hoạt động khoáng sản, quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu công nghệ khai thác mỏ, triệt để tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

Trong công tác nghiên cứu và ứng dụng KHCN, mỗi năm toàn Tổng công ty có trên 40 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giá trị làm lợi hàng chục tỷ đồng mỗi năm, giá trị thưởng trung bình 1,2 tỷ đồng/năm. Một số sáng kiến đã đạt giải thưởng sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC), như: Sáng kiến “Sản xuất tấm chì dương cực từ chì phế và chì thô để sử dụng trong dây chuyền điện phân kẽm”, đạt giải 3 VIFOTEC năm 2016; Sáng kiến “Ứng dụng công nghệ thu hồi thạch cao nhân tạo (từ nước bẩn công nghệ) làm phụ gia xi măng”, đạt giải khuyến khích VIFOTEC năm 2017; Sáng kiến “Cải tiến cơ cấu vận chuyển tấm dương cực từ khuôn đúc vào bể làm nguội trong quá trình đúc tấm dương cực tại Nhà máy luyện đồng Lào Cai”, đạt giải khuyến khích VIFOTEC năm 2019.

Đi đôi với công tác đầu tư xây dựng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, Tổng công ty Khoáng sản còn đặc biệt quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CNVC – LĐ. Tại các khu vực tập trung đông công nhân, đã xây dựng các khu nhà ở tập thể, nhà sinh hoạt văn hoá thể thao, tạo dựng môi trường “an cư”, phục vụ cho phát triển bền vững, từng bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp như: khu nhà ở công nhân và VHTT tại Bảo Thắng, Bát Xát – Lào Cai, khu nhà ở công nhân và VHTT ở phường Tân lập Thành phố Thái Nguyên.

Từ các hoạt động VHTT ở cơ sở, Tổng công ty đã thành lập các đoàn tham gia hội diễn, thi đấu ở địa phương và Tập đoàn TKV. Năm 2011, năm 2014, năm 2016 tại Hội diễn nghệ thuật quần chúng do Tập đoàn tổ chức, Tổng công ty đã đoạt Giải nhất các đội phong trào và giải nhì, giải ba các đội mạnh phong trào văn nghệ Tập đoàn. 7 năm liên tục đoạt giải nhì giải cầu lông bóng bàn khu vực 5 (khu vực ngoài tỉnh Quảng Ninh) của Tập đoàn; đội bóng chuyền nam luôn trụ vững ở tốp các đội mạnh của Tập đoàn từ 2008 đến nay, năm 2016 đoạt giải nhất, năm 2017 đoạt giải nhì các đội mạnh Tập đoàn…

Với những thành tích đó, Tổng công ty Khoáng sản – TKV đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng: Nhất; Nhì ; Ba; Cờ thi đua của Chính Phủ, Bộ Công thương;  Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; các địa địa phương; Bộ Công thương; Tập đoàn TKV cho hàng trăm lượt các tập thể và cá nhân.

Với mục tiêu tổng quát “Giàu mạnh – Thân thiện – Hài hòa”, thời gian tới Tổng công ty Khoáng sản – TKV sẽ tiếp tục tái cơ cấu theo hướng giảm về đầu mối quản lý, giảm đơn vị không hiệu quả, tăng cường đầu tư vào các dự án có hiệu quả cao, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản trị. Phấn đấu tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững trên nền sản xuất khoáng sản. Các chỉ tiêu KTKT chủ yếu giai đoạn 2021-2025: Sản lượng các sản phẩm đồng, vàng bạc tăng cao so với giai đoạn 2016-2020, cụ thể: Đồng tấm 145.000 tấn, tăng 2,4 lần so với giai đoạn 2016-2020; Vàng: 4.600 kg, tăng 1,65 lần so với giai đoạn 2016-2020; Bạc: 5.085 tấn, tăng 2 lần so với 2016-2020; Axit sunfuric: 632.600 tấn, tăng 2,2 lần so với giai đoạn 2016-2020. Nộp ngân sách 4.850 tỷ đồng, tăng 1,3 lần so với giai đoạn 2016-2020; Tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 5.000 lao động với mức thu nhập bình quân 10,5 triệu đồng/người/tháng.

Hiện nay, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song năm 2020, tập thể lãnh đạo cùng đội ngũ CBCNV toàn Tổng công ty đã quyết tâm thực hiện các giải pháp quản lý, chi đạo, điều hành và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Tổng doanh thu đạt 6.122 tỷ đồng (bằng 102,29% KH năm). Lợi nhuận hợp nhất toàn Tổng công ty đạt 320 tỳ đồng (trong đó Công ty mẹ đạt 252 tỷ); Nộp ngân sách: 1.078 tỷ đồng (tăng 160 tỳ đồng so với KH và tăng 100 tỳ đồng so với năm 2019). Tạo công ăn việc làm ổn định cho 4.310 lao động, với mức thu nhập bình quân đạt 10 triệu đồng/người/tháng.

Các chi, đảng bộ trong toàn ngành tiếp tục giữ vững đoàn kết nội bộ, phát huy truyền thống, động viên được sức mạnh tổng hợp trong cán bộ, đảng viên và cộng nhân lao động, cùng nhau thực hiện mục tiêu “ An toàn – Đổi mới – Phát triển”; Hoạt động phong trào văn hóa, thể thao do các tổ chức đoàn thể phát động, đã góp phần tích cực vào việc rèn luyện sức khỏe, động viên khích lệ tinh thần cho người lao động. Trong các phong trào thi đua lao động sản xuất, đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiên với nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đóng góp không nhỏ cho kết quả sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo nên không khí thi đua sôi nổi trên tất cả các lĩnh vực.

Trải qua 66 năm xây dựng và phát triển, bằng bàn tay, khối óc và cả trái tim, những người thợ ngành khoáng sản đã đạt được nhiều thành tích rất đáng trân trọng, tự hào. Chính họ đã, đang và tiếp tục xây dựng, đưa VIMICO lên tầm cao mới. Để có được kết quản đó, VIMICO luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ và giúp đỡ tận tình, tích cực của chính quyền, các sở, ban, ngành chức năng của địa phương (nơi có các đơn vị của ngành khoáng sản đứng chân như: Cao Bằng, Thái Nguyên, Lào Cai, Lai Châu..); của Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản, và sự chung tay đóng góp của các đoàn thể, tổ chức Chính trị, đặc biệt là sự đoàn kết của đội ngũ CNVC LĐ toàn Tổng công ty và có Công đoàn Tổng công ty đã sát cánh cùng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực hoạt động.

Trong những năm tiếp theo Ngành khai thác và chế biến sâu Khoáng sản vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội phát triển, song với truyền thống đoàn kết, bền bỉ, vượt khó của đội ngũ CNVC LĐ toàn Tổng công ty, chúng ta có quyền tin tưởng VIMICO sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường hội nhập, vững vàng hoạt động trong cơ chế thị trường, tự tin vào năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh khoáng sản. Quyết tâm thực hiện mục tiêu kép “Vừa đảm bảo ổn định sản xuất, vừa tích cực chống dịch hiệu quả”, xây dựng VIMICO trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong khai thác và chế biến khoáng sản của nước ta.

 Dưới đây là một số hình ảnh:     

 

Thông tin liên quan