du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cuốn

Rèm văn phòng

Rèm gia đình

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cầu vồng

Rèm cuốn

màn cửa đẹp

màn cửa hcm

màn cửa

màn vải đẹp

rèm cửa tphcm

mẫu nhà mới

dịch vụ visa

Dự án bôxít bị chậm: Vấn đề không phải ở đầu ra

( 13/11/2017 - 10:46 )

Bôxít với những vướng mắc từ phía Trung Quốc là đề tài mà báo chí đặt ra với ĐBQH Trần Xuân Hòa bên hành lang Quốc hội.

CôngThương – Cái vướng – theo Chủ tịch TKV – không phải ở vấn đề đầu ra, mà ở con đường cho xe 40 tấn đang xuống cấp mà chúng ta chưa có vốn.

Thực tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nói nhiều về vấn đề bôxít tại Quốc hội. Việc dự án bôxít bị chậm là vì lý do kinh tế hay nguyên nhân nào khác, thưa ông?
– Tôi nghĩ là dự án có khó khăn một chút về kinh tế. Thứ hai là, những dự án rút kinh nghiệm của những dự án lớn, mà Nhà nước trước đây làm, cho nên hiện các cơ quan của Chính phủ đều xem xét rất kỹ mỗi khi đưa ra một dự án. Nhưng tôi tin tưởng rằng thời gian tới, chúng ta sẽ có những giải pháp để giải quyết các dự án.
Còn việc không bình thường ở chỗ đường quốc lộ – về nguyên tắc – phải cho xe trọng tải 40 tấn đi. Nhưng vì hiện nay, đường xuống cấp mà chúng ta chưa có vốn. Chính vì vậy, Chính phủ đang đề nghị phát hành thêm vốn trái phiếu chính phủ để nâng cấp làm đường theo đúng tiêu chuẩn. Anh nào đi vượt trọng tải thì đương nhiên bị phạt rồi, nhưng đường không phải chỉ làm cho xe 15-20 tấn đi.

Quốc lộ đều phải cho xe 40 tấn đi, nhưng vì hiện nay vấn đề đường xuống cấp, tiền chúng ta thiếu. Cho nên, chúng ta buộc phải yêu cầu giảm trọng tải của xe. Tôi nghĩ đấy là bài toán chắc chắn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, chứ không phải đối với TKV bị ảnh hưởng trong vấn đề trọng tải. Mà tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam có cạnh tranh được hay không chính là ở hạ tầng.

Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta giải quyết tốt bài toán hạ tầng và một trong những lý do mà rất nhiều đại biểu ủng hộ cho Nhà nước phát hành trái phiếu đợt này, đó chính là chúng ta phải nhanh chóng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng. Nếu không hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng này, thì đây là một điểm nghẽn của nền kinh tế chúng ta. Cho nên tôi nghĩ chúng ta phải giải quyết bài toán này.
-Ông có thể cho biết kết quả chạy thử của dự án giai đoạn đầu hiện như thế nào?
– Hiện chúng tôi đang hoàn chỉnh hồ sơ để bàn giao với nhà thầu. Vì về cơ bản, chất lượng đã chuẩn với hợp đồng. Hi vọng trong năm nay sẽ chạy, nhưng đang có vướng về phíaTrung Quốc, vì luật của chúng ta hơi khác với họ. Họ làm xong rồi, nhưng yêu cầu của Việt Nam là tất cả những hồ sơ phải theo quy chuẩn của Việt Nam.

Hiện giữa hai bên đang hoàn chỉnh hồ sơ, hoàn tất hoàn công thì phía Trung Quốc chưa có kinh nghiệm khi lần đầu làm dự án tại Việt Nam. Chúng tôi đang đẩy nhanh quá trình hoàn tất các thủ tục, cùng hỗ trợ để hoàn tất hồ sơ tiến hành bàn giao sớm. Còn hiện chúng tôi đang vận hành và đưa về công suất theo yêu cầu.
-Ông có thể giải thích cụ thể vướng phía Trung Quốc là gì? Họ không mua sản phẩm đầu ra?
– Đầu ra thì nhiều, vì đầu ra của alumin thì không lo. Nhưng quan trọng nhất là chúng ta cố gắng làm sao để hoàn thiện hạ tầng. Bài toán hạ tầng luôn là bài toán rất khó đối với tập đoàn như chúng tôi phải phát triển ở vùng sâu, vùng xa; chứ chúng tôi mà bỏ tiền ra thì vô lý.
-Việc Chính phủ thu bớt phần lợi nhuận của tập đoàn thì các kế hoạch năm tới cũng bị ảnh hưởng như thế nào, thưa ông?
– Câu chuyện Nhà nước đối với các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, mà Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch sản xuất hằng năm, 5 năm, thậm chí là 10 năm như TKV thì trong đó có các chương trình phát triển rồi.

Ví dụ như năm nay, TKV làm hơn 40 triệu tấn than, đến 2015 là 50 triệu tấn, năm 2020 là 60 triệu tấn, và sau 2025 là 65 triệu tấn, rồi mấy nhà máy điện như Quỳnh Lưu (Nghệ An); Hải Phòng 3 (Hải Phòng) đều phải vào hoạt động giai đoạn 2020-2022. Kể cả cảng nhập khẩu than phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện phía nam. Như vậy vốn đầu tư là rất lớn.

Tổng mức đầu tư các dự án này mỗi năm TKV đầu tư vào khoảng gần 40 ngàn tỉ đồng. Và 40 ngàn tỉ để có vốn đối ứng, thì ít nhất TKV phải cần 8 ngàn tỉ để đầu tư không, nghĩa là lợi nhuận dành cho đầu tư sau thuế. Nhưng, với mức đầu tư lợi nhuận của 2-3 ngàn tỉ như hiện nay mà Nhà nước thu hết thì mỗi lần thực hiện dự án hằng năm, thì lại thực hiện cơ chế xin-cho. Như vậy, rất khó cho doanh nghiệp. Và ai lúc đấy chịu về tiến độ thực hiện các dự án để đáp ứng nền kinh tế quốc dân.
-Các Tập đoàn, Tổng công ty đều có kế hoạch như TKV, nhưng đơn vị nào cũng không chịu nộp thì rất khó cho Chính phủ trong chuyện cân đối thu-chi?

– Tôi hiểu rằng, bên cạnh đó có những doanh nghiệp nhà nước mà đã định hình sản xuất ổn định rồi, thì có thể những chỗ đó anh mới gọi là thu lợi tức, chứ kế hoạch mà anh phát triển đã được Nhà nước cân đối kể cả vấn đề dùng vốn đối ứng và thương hiệu của anh anh làm thì không nên. Bởi vì nếu như vậy chắc phải thành lập đại tập đoàn, siêu tập đoàn. Và một ai đó quyết định anh thu về cũng được, nhưng ai xử lý dòng lưu thông của vấn đề vốn.

Ai chịu trách nhiệm, bởi người thu về có chịu trách nhiệm trong đi vay như chúng tôi phải đi thỏa thuận với các ngân hàng trong vấn đề thu xếp vốn. Tôi chắc là không. Cho nên,chúng ta đừng vì câu chuyện đang thiếu ngân sách mà từ chuyện này nhảy sang chuyện khác.

Còn việc giám sát không những chỉ Chính phủ, mà Quốc hội tới đây cũng tăng cường giám sát các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Điều đó là quan trọng, chứ trong vấn đề kinh tế chúng ta ”giật mình” rồi đi ”nhảy giật cục” như thế thì các doanh nghiệp rất là khó kh

Nguồn : (baocongthuong)