du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cuốn

Rèm văn phòng

Rèm gia đình

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cầu vồng

Rèm cuốn

màn cửa đẹp

màn cửa hcm

màn cửa

màn vải đẹp

rèm cửa tphcm

mẫu nhà mới

dịch vụ visa

Tự hào “địa chỉ đỏ” – nơi lưu dấu chân người – kỳ 2: 68 năm kiên định một con đường

( 24/11/2023 - 12:42 )

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, hòa bình được lập lại ở miền Bắc, nhưng đất nước vẫn tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta bước vào thực hiện 2 nhiệm vụ cơ bản: Thi đua lao động sản xuất, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong bối cảnh đó, hoà cùng với khí thế sôi nổi thi đua lao động của cả nước, xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khai thác mỏ thiếc Tĩnh Túc, Cao Bằng trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và và Nhà nước ta đã quyết định khẩn trương tái thiết mỏ thiếc Tĩnh Túc, tập trung đưa khu mỏ hoạt động trở lại đồng thời mở rộng sản xuất khai thác. Được sự giúp đỡ tận tình của Liên Xô (cũ), tháng 9 năm 1955, hơn 1.100 công nhân từ khắp mọi miền đất nước về đây cùng với các chuyên gia Liên Xô khảo sát và kiến thiết lại mỏ. Ngày 25/10/1955, Mỏ thiếc Tĩnh Túc được thành lập và tiến hành tổ chức, xây dựng đội ngũ công nhân, cải tạo lại các cơ sở, hầm mỏ sản xuất… Đúng một năm sau, Xí nghiệp sản xuất Mỏ thiếc Tĩnh Túc được khánh thành và đi vào hoạt động. Mỏ thiếc Tĩnh Túc chính là “đứa con đầu lòng” đồng thời đặt nền móng cho ngành khai thác khoáng sản, chế biến kim loại màu Việt Nam. Công trình khi đó có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, đồng thời là kết tinh của tình hữu nghị Việt – Xô. Kể từ đó, ngày 25/10/1955 được chọn là ngày thành lập Mỏ thiếc Tĩnh Túc.

Lịch sử phát triển của mỏ thiếc Tĩnh Túc dưới sự Lãnh đạo của Đảng, là cả một chặng đường dài, một lòng kiên định theo Đảng. Với bề dày lịch sử 68 năm xây dựng và phát triển Mỏ thiếc Tĩnh Túc (nay thuộc Công ty CP Khoáng sản & Luyện kim Cao Bằng – Vimico), thời kỳ đầu thành lập, mỏ có 1.100 CB, CNLĐ, có thời điểm trên 3.000 CBCNV và người lao động, đã sản xuất hàng chục nghìn tấn thiếc phục vụ xuất khẩu và phát triển đất nước. Thành công của Mỏ thiếc Tĩnh Túc luôn gắn liền với những thắng lợi của từng giai đoạn cách mạng chung của cả nước. Để rồi, ngày 15/9/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu lên thăm cán bộ, công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc đã dấy lên phong trào hăng hái thi đua lập nhiều thành tích trong lao động sản xuất, làm ra thật nhiều thiếc để đổi lấy vũ khí, khí tài phục vụ đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây cũng là một sự kiện lịch sử vô cùng ý nghĩa, mãi mãi gắn liền với truyền thống của mỏ thiếc Tĩnh Túc.

Nhiều công nhân già của mỏ thiếc còn nhớ như in cảm xúc hân hoan khi được đón Bác Hồ, vị Lãnh tụ kính yêu về thăm mỏ. Trong buổi nói chuyện với trên 2.000 cán bộ, công nhân mỏ thiếc, Bác đã tuyên dương những công nhân đã có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, 277 tổ lao động xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt Tổ Cơ khí được tuyên dương Anh hùng Lao động. Bác ân cần dặn dò mọi người phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ quản lý, nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Ghi nhớ và thực hiện lời Bác, ngay sau ngày Bác lên thăm, Xí nghiệp mỏ đã phát động phong trào thi đua làm theo lời Bác dạy. Vì vậy, ngày càng có nhiều tấm gương lao động sản xuất giỏi được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” xuất hiện…

Theo nguyện vọng của toàn thể CBCNVC, ngày 20/8/2008, HĐQT (nay là HĐTV) Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam có Quyết định số 1940/QĐ-HĐQT, lấy ngày 15/9 hằng năm làm ngày truyền thống ngành Khoáng sản; đồng thời HĐQT (nay là HĐTV) Tổng công ty Khoáng sản – Vinacomin có Nghị quyết số 1416/NQ-HĐQT, ngày 10/9/2008 lấy ngày 15/9 hằng năm là ngày truyền thống của đơn vị.

Kết quả 3 năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961–1965) của Đảng, cùng với thành tựu của cả nước trong công cuộc cách mạng xây dựng chủ nghĩa xã hội, cán bộ, công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc bước vào thực hiện kế hoạch với tinh thần quyết tâm cao để hoàn thành kế hoạch sản xuất. Do vậy trong 03 năm từ năm 1961 – 1963, Mỏ thiếc Tĩnh Túc liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch, thiếc thỏi xuất khẩu có năm đạt trên 620 tấn. Những kết quả của sự phấn đấu cao trong lao động sản xuất, một lần nữa Mỏ thiếc Tinh Túc lại vinh dự được đón đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng lên thăm mỏ vào ngày 12/02/1962. Đây là nguồn cổ vũ, động viên vô cùng to lớn của Trung ương Đảng, Chính phủ dành cho cán bộ công nhân Mỏ thiếc Tĩnh Túc tiếp tục giương cao ngọn cờ thi đua lao động sản xuất.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước cán bộ, công nhân Mỏ thiếc Tĩnh Túc đã trải qua nhiều gian khổ nhưng đã giành được thắng lợi hết sức vẻ vang, đó là liên tục hoàn thành xuất sắc kế hoạch Nhà nước giao. Cùng với nhiệm vụ sản xuất, những người con ưu tú của mỏ đã xung phong ra tiền tuyến, trực tiếp chiến đấu trên khắp các chiến trường Miền Nam, giải phóng đất nước. Trong chiến tranh biên giới phía Bắc, Trung đoàn tự vệ 230 ra đời với nhiều cán bộ chiến sỹ tham gia chiến đấu và đã anh dung hy sinh vì Tổ quốc, vì sự tồn tại của Vùng mỏ.

Năm 1978, năm mở đầu thời kỳ cải tạo, nâng cấp mỏ, mở rộng nhà tuyển, Xí nghiệp vừa phấn đấu hoàn thành kế hoạch, vừa trực tiếp bảo vệ sản xuất và sẵn sàng chiến đấu cao, Đảng bộ Xí nghiệp đã lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị toàn diện. Với những thành tích đó CBCNV và người lao động Mỏ thiếc Tĩnh Túc một lần nữa vinh dự được đón lẵng hoa của Chủ tịch Nước Tôn Đức Thắng trao tặng.

Trong những năm 1980 – 1990, Nhà nước thực hiện xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Mỏ thiếc Tinh Túc lại đứng trước những khó khăn mới, công tác quản lý không còn phù hợp, thiết bị cũ hỏng nhiều không được thay thế đã gây trở ngại trong sản xuất, song với sự quyết tâm cao Xí nghiệp đã lãnh đạo từng bước tháo gỡ khó khăn, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Những năm 1990 – 2000 do chậm chuyển đổi theo cơ chế thị trường, Mỏ gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất bế tắc, CBCNV thu nhập thấp, thiếu việc làm, song với sự nỗ lực của CBCNV và người lao động tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ Công ty, với sự giúp đỡ tận tình của cấp trên, Công ty đã vượt qua mọi khó khăn, từng bước sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giải quyết đủ việc làm cho CBCNV và người lao động .

Thời điểm này, nói đến Mỏ thiếc Tĩnh Túc, ai cũng biết đây là một trong những đơn vị khó khăn nhất của Tổng công ty Khoáng sản. Để duy trì và phát triển sản xuất thiếc truyền thống, phát huy kinh nghiệm khai thác chế biến thiếc, các kỹ sư của ta đã triệt để tận dụng hệ thống hạ tầng do Liên Xô xây dựng, đồng thời Công ty đã lập dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp khai khac lộ thiên khu Đông Mỏ thiếc Tĩnh Túc trên diện tích 17,7 ha, mức sâu tới 647 mét với trữ lượng 1.108 tấn, công suất khai thác 146 tấn/năm. Nhờ nỗ lực hết mình, mỏ thiếc Tĩnh Túc lại nhanh chóng được chuyển mình vươn lên, việc làm ổn định, đời sống công nhân được cải thiện, cán bộ công nhân viên đơn vị từ đây yên tâm gắn bó cống hiến cho mỏ.

Tạ Quang Thành, Trần Minh Hùng, Trần Văn Chưởng, Lưu Hùng Mạnh, Chi bộ Văn Phòng – Đảng bộ Tổng công ty Khoáng sản – TKV

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông tin liên quan