du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

rèm cửa quận 1

rèm cửa quận 2

rèm cửa quận 3

rèm cửa quận 4

rèm cửa quận 5

rèm cửa quận 6

rèm cửa quận 7

rèm cửa quận 8

rèm cửa quận 9

rèm cửa quận 10

rèm cửa quận 11

rèm cửa quận 12

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận bình thạnh

rèm cửa quận gò vấp

rèm cửa quận phú nhuận

rèm cửa quận thủ đức

rèm cửa bình chánh

rèm cửa nhà bè

rèm cửa hóc môn

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận tân phú

Hội thảo khoa học “Tiết kiệm năng lượng – Những vấn đề cấp bách”

( 13/11/2017 - 0:14 )

Ngày 21/8/2014, tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công thương, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam phối hợp với Tổng cục Năng lượng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Tiết kiệm năng lượng – Những vấn đề cấp bách”. Đoàn Chủ tịch chủ trì hội thảo gồm: ông Trần Viết Ngãi – Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, ông Nguyễn Khắc Thọ – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công thương), ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Lộc – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Sau lời phát biểu khai mạc của Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi, nhiều tham luận của các doanh nghiệp, đơn vị tham gia hội thảo đã được trình bày như: tham luận “Tiết kiệm năng lượng – những vấn đề cấp bách” của đại diện Tổng cục Năng lượng; tham luận “Những khó khăn và thách thức trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015” của Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; tham luận “Ngành thép Việt Nam và vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả”….

Tham dự Hội nghị, đại diện cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản, ông Kiều Kim Trúc – Phó trưởng Ban Khoa học Công nghệ TKV cũng trình bày bản tham luận “Chia sẻ kinh nghiệm triển khai chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành Than – Khoáng sản”. Bản tham luận nêu rõ, Tập đoàn TKV đã hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và chỉ đạo mạnh mẽ thông suốt từ Tập đoàn đến các đơn vị sản xuất thực hiện tiết kiệm năng lượng. Tập đoàn đã thành lập Ban chỉ đạo gồm lãnh đạo Tập đoàn và lãnh đạo các đơn vị sản xuất điển hình (hầm lò, lộ thiên, sàng tuyển, cơ khí, vận tải, luyện kim) và giao nhiệm vụ cho đơn vị chuyên trách chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Tập đoàn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Ban KCL là đầu mối thường trực Ban chỉ đạo. Với lộ trình kế hoạch xây dựng xuyên suốt và chỉ đạo sát sao của Tập đoàn, từ năm 2006 đến nay, trong khuôn khổ triển khai Chương trình, TKV đã thực hiện một số đề tài và triển khai áp dụng các giải pháp tiết kiệm sau kiểm toán vào sản xuất, thực hiện kiểm toán năng lượng: tổ chức lớp đào tạo Cán bộ quản lý năng lượng cho hơn 70 học viên từ các doanh nghiệp trong Tập đoàn TKV trong năm 2012; giao cho Viện KHCN mỏ “Triển khai xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO cho khối sản xuất than hầm lò và lộ thiên”, từng bước đưa hệ thống quản lý năng lượng theo ISO vào sản xuất tại các đơn vị trong TKV; có khoảng 40 đơn vị tiêu thụ năng lượng trọng điểm trong TKV được thực hiện kiểm toán năng lượng theo Luật và một số đơn vị đã được Kiểm toán lần thứ 2… Bên cạnh đó, nhiều giải pháp từ tuyên truyền đến các giải pháp có chi phí đầu tư từ thấp đến cao đã được TKV áp dụng thực tế và đạt hiệu quả trong toàn Tập đoàn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số khó khăn mà Tập đoàn cần khắc phục như: chi phí năng lượng đối với sản xuất khai thác chế biến than còn cao so với các nước trong khu vực; Còn nhiều thiết bị công nghệ cũ, đã được trang bị từ rất lâu, hiệu suất sử dụng năng lượng thấp; Chi phí đầu tư cho các thiết bị hiệu suất cao là rất lớn và năng lực đầu tư của các đơn vị còn hạn chế…

Thông qua bản tham luận, Tập đoàn TKV cũng kiến nghị Bộ Công thương những biện pháp tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn của TKV trong công tác triển khai tiết kiệm năng lượng có hiệu quả gồm: Hỗ trợ trong công tác đào tạo nâng cao kinh nghiệm cho các cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch năng lượng, kiểm toán viên năng lượng, cán bộ quản lý năng lượng của TKV thông qua các chương trình đào tạo, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực năng lượng trong nước và nước ngoài; Tiếp tục chỉ đạo, ủng hộ để TKV triển khai nhân rộng mô hình “Hệ thống tự động quản lý giám sát tiêu thụ năng lượng Công ty CP than Hà Lầm”; Hỗ trợ, giới thiệu các nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài qua các diễn đàn hội thảo hội nghị do Tổng Cục Năng lượng tổ chức để triển khai đưa các dự án đầu tư giải pháp tiết kiệm năng lượng vào thực tế sản xuất…

Kết luận hội thảo, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi nhất trí với các ý kiến tham luận rằng cần tiết kiệm năng lượng ngay từ khâu đầu vào của các dự án, từ việc lập hồ sơ trình duyệt đến lập dự án, thiết kế kỹ thuật, quản lý cho đến khi hoàn thành dự án, tránh lãng phí không cần thiết, nhất là đối với các dự án được Nhà nước đầu tư. Khai thác tối đa, tận thu tối đa các nguồn năng lượng từ điện, than, dầu khí; cần đầu tư thêm công nghệ để khai thác ra nhiều năng lượng cho đất nước. Đoàn Chủ tịch tiếp thu các ý kiến đã tham luận và sẽ kiến nghị lên Đảng, Chính phủ và các Bộ ngành để nghiên cứu các chính sách, cơ chế, giải pháp thích hợp. Cụ thể sẽ tập trung đề xuất vào 7 giải pháp đột phá về tiết kiệm năng lượng gồm:

1. Ngành năng lượng Việt Nam cần có một quy hoạch tổng thể năng lượng Quốc gia, gồm các phân ngành điện, than, dầu khí và năng lượng tái tạo;

2. Cần tạo điều kiện hỗ trợ vốn cho ngành Than để xây dựng thêm nhiều mỏ mới ở khu vực Quảng Ninh và Đông Bắc, tăng sản lượng than hàng năm để phát triển kinh tế trong yêu cầu mới;

3. Cần phải thực hiện Quyết định số 41 của Bộ Chính trị về phát triển ngành Dầu khí đến năm 2025, đẩy mạnh công tác lọc hóa dầu tạo thành chuỗi sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong lĩnh vực này;

4. Cần sớm hiệu chỉnh Tổng sơ đồ Điện VII một cách hợp lý nhất, sát với thực tế theo tốc độ phát triển của nền kinh tế và cần quan tâm đến môi trường;

5. Chính phủ cần có quy hoạch chiến lược phát triển năng lượng gió, vì tiềm năng gió VN rất lớn, có thể sản xuất được nhiều nghìn MW điện thay thế cho NL hóa thạch ngày càng cạn kiệt, cải thiện ô nhiễm môi trường;

6. Chính phủ cần tổng kết việc thực hiện Chương trình MTQG, Luật sử dụng NLTK hiệu quả để từ đề ra chủ chương chính sách mới triển khai thực hiện có hiệu quả hơn;

7. Cần thành lập Bộ Năng lượng giúp Chính phủ quản lý chỉ đạo ngành năng lượng, trong đó có việc chỉ đạo MTQG, Luật sử dụng NLTK hiệu quả.

Tác giả bài viết: T.T
Theo tin Tạp chí Than