du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

rèm cửa quận 1

rèm cửa quận 2

rèm cửa quận 3

rèm cửa quận 4

rèm cửa quận 5

rèm cửa quận 6

rèm cửa quận 7

rèm cửa quận 8

rèm cửa quận 9

rèm cửa quận 10

rèm cửa quận 11

rèm cửa quận 12

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận bình thạnh

rèm cửa quận gò vấp

rèm cửa quận phú nhuận

rèm cửa quận thủ đức

rèm cửa bình chánh

rèm cửa nhà bè

rèm cửa hóc môn

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận tân phú

Hạnh phúc là bằng lòng với những gì mình có!

( 14/11/2017 - 12:56 )

Chị không phải là trưởng ban nữ công lâu năm nhất, tiêu biểu nhất và có nhiều đóng góp nhất cho phong trào nữ CNLĐ ngành Than – Khoáng sản nhưng tôi chọn chị cho bài viết nhân dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 năm nay bởi chị là người “chèo lái” cho các hoạt động nữ công TCT Khoáng sản – một trong những ngành nghề đặc thù khó khăn, vất vả trong Tập đoàn với địa bản trải rộng, phân tán và xa xôi. Luôn khiêm tốn tự nhận mình là “lính mới” trong ngôi nhà công đoàn nhưng những gì chị đóng góp cho mái nhà chung ấy thời gian qua quả thực không nhỏ. Hoàn cảnh gia đình éo le nhưng chị luôn có cách riêng tạo niềm vui cho mình và mọi người bởi với chị hạnh phúc là bằng lòng với những gì mình có. Chị là Nguyễn Thúy Hằng – Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban nữ công Công đoàn Tổng Công ty Khoáng sản.


Học làm… cán bộ công đoàn

* P.V: Được biết, trước khi là một trưởng ban nữ công, chị là nhân viên kế toán, không được học chuyên ngành về công đoàn. Vậy duyên cớ nào đã đưa chị gắn bó với tổ chức là điểm tựa của người lao động?

Chị Nguyễn Thúy Hằng (N.T.H): Thực ra, tôi đã bén duyên với công đoàn từ khi còn làm chuyên môn chính của mình là kế toán vì khi đó tôi đã được mọi người tin tưởng bầu là trưởng ban nữ công công đoàn cơ quan. Đến năm 2008, tôi được bầu vào Ban thường vụ Công đoàn Tổng Công ty. Và bước ngoặt là năm 2011, tôi chính thức quyết định chuyển sang làm cán bộ công đoàn chuyên trách. Từ bỏ nghề mình được đào tạo bài bản cũng không dễ dàng gì nhưng con người ta chắc có “số” rồi mà, không thể khác được.

* P.V: Thế là nghề đã “chọn” chị?

Chị N.T.H: Có lẽ đúng là vậy! Tôi nghĩ khi nghề đã “chọn” mình có nghĩa là mình có duyên nợ với nghề nên mình càng phải cố gắng, phải tận tâm, nhất lại là người đại diện cho tập thể nữ công nhân viên chức lao động của Khoáng sản. Dù đã hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực này nhưng vì không có nền tảng kiến thức cơ bản về công đoàn nên tôi luôn xác định mình phải nỗ lực học hỏi gấp hai, gấp ba lần người khác. Đến nay, tôi đã hoàn thành xong khóa học Đại học phần công đoàn. Nhưng sự nghiệp học làm… cán bộ công đoàn với tôi thì vẫn đang và sẽ tiếp tục.

“Vác từ và hàng tổng” cũng được nhiều thứ lắm

* P.V: Nhiều người nói làm cán bộ công đoàn sướng lắm “chỉ vỗ tay vào”, cũng có người thì bảo nghề “vác tù và hàng tổng” này cũng khắc nghiệt lắm, không cẩn thận thì thiệt thân. Quan điểm của chị ra sao?

Chị N.T.H: Cá nhân tôi thì không đồng tình với quan điểm này dù thực sự lúc đầu, trước khi hoạt động công đoàn tôi cũng chưa hiểu đúng về nghề lắm. Thực tế là làm cán bộ công đoàn nói chung, trưởng ban nữ công nói riêng dù ở đơn vị nào cũng sẽ có những nhọc nhằn riêng. Ở TCT Khoáng sản, trong Ban thường vụ Công đoàn, chúng tôi phải thay nhau đi xuống các cơ sở từ Cao Bằng, Lào Cai đến tận Nghệ An, Hà Tĩnh. Đến không phải chỉ để “vỗ tay vào” mà phải thực sự có cái tâm để lắng nghe, chia sẻ với những tâm tư của người lao động. Mình không thực lòng thì làm sao họ tin, mình không có kiến thức thì làm sao giải thích chế độ chính sách cũng như bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Hơn nữa, dù nghề “vác tù và hàng tổng” này quả thực có những thiệt thòi riêng nhưng nó cũng mang lại cho mình nhiều thứ lắm. Riêng với tôi là niềm vui, là sự mạnh dạn, sự tự tin và tình cảm chân thành mà anh chị em khắp mọi miền nơi các đơn vị của Khoáng sản đứng chân dành cho mình. Những thứ đó, có tiền cũng khó mà mua được.

* P.V: Chị nói đến cái tâm. Trên thực tế làm việc gì cũng cần cái tâm nhưng là một cán bộ công đoàn, điều đó càng đặc biệt quan trọng. Chị nghĩ như thế nào và theo chị bí quyết nào để giữ mãi được chữ “tâm” ấy?

Chị N.T.H: Điều đó thì đúng quá rồi! thực tế cuộc sống đã chứng minh bất cứ ai bắt tay vào làm việc gì dù là nhỏ nhất cũng phải có tâm mới có kết quả. Tôi không hiểu chữ tâm theo một phạm trù rộng lớn mà với tôi thì đó chính là tấm lòng, là tình cảm của bản thân mình.

Tôi thực sự không dám chia sẻ bí quyết này hay bí quyết nọ bởi tôi nghĩ mình còn phải đi học nhiều cách làm của các chị trưởng ban nữ công ở các đơn vị trong Tập đoàn nhất là vùng Quảng Ninh vì các chị hoạt động lâu năm, có kinh nghiệm, có sự chuyên nghiệp và bài bản. Tôi thì chỉ luôn tự thấy vui, thấy hạnh phúc sau mỗi lần mình làm được những điều có ý nghĩa cho anh chị em như tổ chức cho chị em có những cuộc gặp mặt nhân dịp 8-3 hay 20-10 dù họ ở những vùng miền xa xôi; đến thăm hỏi những gia đình nữ công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các cháu bé bị tật nguyền… sau những lần ấy mình thấy yêu nghề hơn và tự thấy mình càng phải có trách nhiệm hơn nữa.

* P.V: Nhiều đồng nghiệp nói rằng chị là người rất chu đáo, hết lòng vì anh chị em nhưng cũng có đồng nghiệp không hài lòng với cách làm việc của chị, cho rằng chị “có tuổi” rồi nên khó tính quá. Với những người như vậy chị sẽ xử trí ra sao?

Chị N.T.H: Thực ra ngay từ khi làm cán bộ công đoàn tôi đã xác định đây là nghề làm dâu trăm họ, làm sao có thể vừa lòng được hết mọi người. Có những người hiểu đúng nhưng cũng có những người chưa hiểu mình. Tuy nhiên, tôi nghĩ những ý kiến đóng góp ấy rất có ích vì sẽ giúp mình hoàn thiện bản thân hơn, “nhân vô thập toàn” mà. Riêng với những người chưa hiểu đúng thì mình sẽ chứng minh bằng hành động chứ không chỉ nói suông.

Niềm tự hào nho nhỏ

* P.V: Trung bình một tuần chị phải đi công tác 1 lần, có khi mỗi lần kéo dài đến 3 – 4 ngày. Chị có phải là một phụ nữ “đảm việc nhà”?

Chị N.T.H: Tôi không nghĩ mình là một người đảm việc nhà vì đặc thù nghề nghiệp hay phải đi công tác như vậy, ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Tôi thấm thía điều đó và sẽ luôn cố gắng để sắp xếp công việc sao cho khoa học nhất có thể làm tròn vai một người vợ, người mẹ có trách nhiệm trong gia đình.
* P.V: Chị là người kín tiếng nên ít người biết chị có hoàn cảnh éo le?

Chị N.T.H: Ai cũng có nỗi khổ riêng. Gia đình tôi không được may mắn vì chồng tôi ốm nặng đã hơn 5 năm nay. Lúc đầu tôi cũng bi quan, chán nản lắm nhưng cuối cùng xác định không ai tránh được số mệnh nên mình phải chấp nhận thực tại để vươn lên mới là chỗ dựa được cho chồng, cho các con.

* P.V: Hạnh phúc với chị giờ đây là gì?

Chị N.T.H:…là bằng lòng với những gì mình có và với niềm tự hào nho nhỏ của mình là hai đứa con đều là sinh viên đại học, ngoan ngoãn, học giỏi, biết thương bố mẹ!

* P.V: Cảm ơn chị rất nhiều về cuộc trò chuyện!

Nguồn : (Tạp chí than)

Thông tin liên quan