du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

rèm cửa quận 1

rèm cửa quận 2

rèm cửa quận 3

rèm cửa quận 4

rèm cửa quận 5

rèm cửa quận 6

rèm cửa quận 7

rèm cửa quận 8

rèm cửa quận 9

rèm cửa quận 10

rèm cửa quận 11

rèm cửa quận 12

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận bình thạnh

rèm cửa quận gò vấp

rèm cửa quận phú nhuận

rèm cửa quận thủ đức

rèm cửa bình chánh

rèm cửa nhà bè

rèm cửa hóc môn

rèm cửa quận tân bình

rèm cửa quận tân phú

Vinacomin gồng mình trong mưa bão

( 13/11/2017 - 11:20 )

Ngay sau bão số 5 với gió mạnh và mưa lớn đổ bộ vào các tỉnh vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, bão số 6 đã hình thành và áp sát bờ biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, Nghệ An, tiếp tục gây mưa. Trước đó, suốt một tuần, lượng mưa tại vùng Quảng Ninh đã lên đến hàng trăm mm. Với đặc thù khai thác và chế biến than bị ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết, ngành Than đang gồng mình trong mưa bão.

Bơm thi với trời

Sáng ngày 7-8-2013, do ảnh hưởng trực tiếp từ bão số 6, tại khai trường các đơn vị khai thác và chế biến than vùng Hòn Gai, cơn mưa xối xả khiến khai trường mờ mịt. Hầu hết các thiết bị mỏ lộ thiên, sàng tuyển đã phải ngừng làm việc. Công tác phòng chống bão được các đơn vị gấp rút triển khai. Người ta che bạt cho những kho than lớn mà trước đó bung ra được nửa ngày nắng với hy vọng than khô để sàng tuyển. Kỹ sư Bùi Xuân Vững, lãnh đạo Đảng uỷ Than Quảng Ninh, người đã có nhiều năm lăn lộn trong các đường lò nhìn ra mưa ngao ngán: Lộ thiên chỉ đơn giản là dừng sản xuất và rút thiết bị về nơi an toàn. Nhưng các đơn vị khai thác hầm lò, trước bão số 5 đã mưa hàng tuần trời. Nay bão số 6 đến, tiếp tục gây mưa. Mưa kéo dài, lưu lượng nước thẩm thấu trong các đường mới là điều đáng ngại. Các đơn vị hầm lò tiếp tục phải huy động hết công suất các tổ hợp bơm nước, đồng thời phải đề phòng bục nước có thể xảy ra. Đây là việc làm không lạ với ngành mỏ, song hết sức quan trọng.

Đến các đơn vị khai thác than tại vùng Quảng Ninh hiện nay, chúng tôi thấy rõ điều này. Từ các đơn vị lộ thiên như Hà Tu, Núi Béo, Cọc Sáu, Cao Sơn, đến các đơn vị khối hầm lò như Hòn Gai, Hạ Long, Mông Dương, Khe Chàm… chúng tôi thấy đơn vị nào cũng tập trung bơm nước. Trời cứ tiếp tục mưa, và các đơn vị cứ bơm nước. Không được để moong than bị ngập nước. Các đường lò nước thẩm thấu đến đâu, bơm cạn đến đó. Ước tính, bình quân hàng năm, các đơn vị trong Vinacomin đã bơm thi với trời hàng trăm triệu mét khối nước. Riêng những ngày mưa lớn này thì công suất được vận hành tối đa. Mất điện lưới, các đơn vị sẽ chạy máy phát Diezel để việc bơm nước không bị gián đoạn dù là một phút.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn, mặc dù trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão số 6 sẽ di chuyển theo hướng giữa Tây Bắc và Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16 giờ ngày 08/8, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 103,8 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão, từ chiều tối nay (7/8), vùng ven biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông; từ đêm nay ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3 – 4m. Với tình hình thời tiết này, vùng Than sẽ tiếp tục gồng mình bơm nước hết công suất trong nhiều ngày tới.

Vượt bão số 5

Ngay sau bão số 5, phóng viên chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Thành Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn, Trưởng Ban Phòng chống mưa bão và tìm kiếm cứu nạn Vinacomin. Ông Lâm cho biết, do chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của bão số 5 nên sau bão hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) than của Vinacomin tại Quảng Ninh không nhiều xáo trộn, hầu hết các đơn vị đã nhanh chóng ổn định sản xuất trở lại. Theo báo cáo tổng hợp từ các đơn vị, do chủ động làm tốt công tác phòng chống mưa bão nên không có thiệt hại về người do bão số 5 gây ra. Tuy nhiên, cơn bão đã ảnh hưởng trực tiếp tới SXKD một số đơn vị, nhiều vị trí sản xuất phải tạm ngừng để tập trung bơm nước do lượng mưa lớn đã làm trôi lấp một số vị trí thoát nước, tại các mỏ than Cao Sơn, Cọc Sáu, Mông Dương, Hà Lầm… Đặc biệt, Công ty than Mông Dương bị ngập cục bộ nhiều đoạn đường lò, vùi lấp khá nhiều thiết bị. Công ty than Hòn Gai cũng bị ngập một số đoạn đường lò tại Xí nghiệp than Cao Thắng, Xí nghiệp than Thành Công. Nhiều vị trí phải ngừng sản xuất. Mưa lớn cũng làm sạt lở một số tuyến đường vận chuyển tại một số mỏ khiến đa phần các mỏ lộ thiên phải ngừng sản xuất. Ngoài ra, nhiều đơn vị trên diện rộng đã bị mất điện cục bộ từ một đến hai tiếng trên diện rộng. Các đơn vị đã phải chủ động phát điện từ các trạm điện Diezel của đơn vị để duy trì sản xuất và bơm nước.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Tập đoàn, ngay trong và sau bão, các đơn vị đã tổ chức bơm rút nước và đưa nhiều điểm ngập úng trở lại sản xuất bình thường. Nhiều đơn vị lộ thiên tổ chức làm đường khắc phục sự cố để duy trì sản xuất. Về công tác phòng chống thất thoát than, đa phần các đơn vị đã chủ động trang bị bạt che mưa cho hầu hết các kho than. Đồng thời khơi thông hệ thống cống rãnh thoát nước xung quanh các kho, làm hố lắng than trôi để thu hồi ngay. Do vậy, không để xảy ra thất thoát than ở các đơn vị sản xuất, sàng tuyển và quản lý than. Có thể khẳng định, Vinacomin đã vượt qua bão số 5 một cách thận trọng. Đồng thời Vinacomin cũng đã xây dựng nhiều phương án đề phòng mưa lớn do bão số 6 gây ra.

Chủ động phòng bão số 6

Trong những ngày này, lãnh đạo Vinacomin tập trung cao độ với công tác phòng chống mưa bão. Lãnh đạo Vinacomin chia làm nhiều tốp đi kiểm tra hiện trường các đơn vị như Than Núi Béo, Than Hòn Gai, Hà Tu, Đèo Nai, Cọc Sáu, Than Uông Bí, Mông Dương, Khe Chàm, Hạ Long… cũng như các đơn vị thuộc khối tiêu thụ than, nhiệt điện, cơ khí. Tại các đơn vị lộ thiên, đoàn đã kiểm tra các khu vực bãi thải, hệ thống thoát nước, tuyến đê bao dọc các tầng thải, đập chắn đất đá chân bãi thải, hồ nước đập, mương thoát nước sau đập, phân tách dòng chảy theo đúng phương án. Tại các đơn vị khối hầm lò, đoàn kiểm tra hệ thống bơm nước, điện dự phòng. Theo đó, đoàn chỉ đạo các đơn vị: Bố trí cán bộ trực canh gác và theo dõi công trình để kịp thời phát hiện nguy cơ có thể xảy ra sự cố. Tổ chức sơ tán người và thiết bị tại các khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn nếu cần thiết; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn tại các vị trí xung yếu để ứng phó khi xảy ra sự cố.

Lãnh đạo Tập đoàn lưu ý các đơn vị khai thác hầm lò, do trước đó đã diễn ra mưa nhiều, nước đã ngấm và tích một lượng rất lớn trên các khu vực khai thác hầm lò, cho nên các đơn vị cần đặc biệt chú ý phương án phòng chống ngập mỏ; kiểm tra bề mặt địa hình, san lấp các hố tụ thuỷ, trám lấp các vết nứt và khu sụt lún; kiểm tra, khởi động máy phát điện diezel đảm bảo sẵn sàng phát điện khi bị mất điện lưới; chuẩn bị phương án sơ tán người và thiết bị đến nơi an toàn và sẵn sàng đối phó với các tình huống mưa to gây lũ, ngập lụt, sạt lở đất… Mặt khác, các đơn vị kiểm tra nhà xưởng, kho tàng, triển khai giằng néo đảm bảo chắc chắn đề phòng tốc mái, có phương án tăng cường đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian bão đổ bộ.

Tập đoàn yêu cầu lãnh đạo các đơn vị không được di chuyển khỏi cơ quan của mình, tập trung chỉ huy phòng chống và ứng phó với bão số 6. Các đơn vị tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn bão, báo cáo công tác chuẩn bị và ứng phó trước, trong và sau cơn bão, báo cáo kịp thời các tình huống sự cố xảy ra để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do bão số 6 gây ra.
Nguồn : (Vinacomin)