du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cuốn

Rèm văn phòng

Rèm gia đình

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cầu vồng

Rèm cuốn

màn cửa đẹp

màn cửa hcm

màn cửa

màn vải đẹp

rèm cửa tphcm

mẫu nhà mới

dịch vụ visa

Tổng công ty Khoáng sản – TKV 22 năm vững vàng tiến bước.

( 22/11/2017 - 23:37 )

Tổng công ty Khoáng sản – TKV (VIMICO) tiền thân là Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam thành lập ngày 27/10/1995 đến nay qua 22 năm hoạt động, Tổng công ty đã, đang và sẽ luôn khẳng định vị trí hàng đầu của ngành khai thác, chế biến khoáng sản tại Việt Nam.

Sự hình thành của Tổng công ty khoáng sản Việt Nam nay là Tổng công ty khoáng sản – TKV (Vimico).

Sau 10 năm đổi mới (từ năm 1986) Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ thành lập các Tổng công ty để thúc đẩy quá trình tập trung hóa sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa, chuẩn bị cho hội nhập quốc tế. Ngày 27/10/1995 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công Thương) đã có quyết định số 1118/QĐ – TCCB ĐT thành lập Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam trên cơ sở hợp nhất 2 Tổng công ty Khoáng sản quý hiếm và Tổng công ty Phát triển khoáng sản.

Tổng nguồn vốn kinh doanh khi mới thành lập chỉ là 120 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách 82 tỷ đồng. Đến tháng 3/2003 Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam tiếp nhận Tổng công ty Đá quý và Vàng Việt Nam với nguồn vốn 51 tỷ đồng sáp nhập vào. Ngày 26/12/2005, theo Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, theo đó Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam là công ty con của Tập đoàn và đổi tên là Tổng công ty Khoáng sản – TKV. Tháng 3/2008 Thủ Tướng Chính phủ công nhận Tổng công ty là Tổng công ty Nhà nước hạng Đặc biệt. Ngày 18/9/2015 Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất Tổng công ty Khoáng sản -TKV đã họp để thông qua Điều lệ hoạt động. Ngày 6/10/2015 Tổng công ty chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần và có tên mới là Tổng công ty khoáng sản TKV – CTCP (Vimico). Tên rút gọn là Tổng công ty Khoáng sản – TKV.

Vimico có các ngành nghề SXKD chính như sau: Điều tra khảo sát, thăm dò địa chất, khai thác, chế biến (tuyển, luyện) và kinh doanh tiêu thụ các loại khoáng sản như: Kim loại mầu ( Thiếc, chì, kẽm , đồng, nhôm..); kim loại đen (sắt, mangan, crom, titan), kim loại quý hiếm (vàng ,bạc, đá quý, đá bán quý, đất hiếm ), phi kim (cao lanh, fenspat), vật liệu xây dựng; chế tác sản xuất hàng trang sức, mỹ nghệ…

Tổng công ty phát triển cùng năm tháng.

Giai đoạn 1995 – 2005.

Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam khi thành lập, vốn nhà nước giao từ 2 Tổng công ty gộp lại chỉ có gần 120 tỷ đồng chủ yếu do tiếp nhận và sáp nhập, chưa được nhà nước bổ sung thêm vốn. Quán triệt nghị quyết 13-NQ-TƯ ngày 01/03/1996 của Bộ chính trị về phát triển chế biến khoáng sản, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển tập trung đầu tư các dự án vừa và nhỏ để nâng cao vai trò chủ đạo của Tổng công ty trong ngành khai thác chế biến khoáng sản. Nhiều dự án đã được đưa vào sản xuất có hiệu quả từ năm 1997- 2000 như: Dự án lò quay xử lý quặng ôxit nghèo, sản xuất oxit kẽm 60% quy mô 4.000 tấn sản phẩm/năm; xưởng tuyển nổi làm giầu quặng sunfua kẽm chì Chợ Điền 6.000 tấn tinh quặng kẽm/ năm; cải tạo xưởng tuyển nổi kẽm chì Làng Hích 3000 tấn tinh quặng kẽm/ năm; các lò điện sản xuất feromangan; ferosilic 2.000 tấn / năm; trạm thủy điện Bản Pắt – Cao Bằng 630 KVA; Nhà máy gạch Mỹ Xuân – Vũng Tầu 45 triệu viên/năm; Nhà máy gạch Phú Yên 20 triệu viên/năm. Tiếp nhận lò cao sản xuất gang đúc 22 m3 của tỉnh Cao Bằng về quản lý; rồi tiếp tục mở rộng thêm lò cao số 2 đưa công suất sản xuất gang lên 26.000 tấn/năm. Tổng mức đầu tư của các dự án gần 150 tỷ đồng. Các dự án đã đầu tư đưa vào sản xuất có hiệu quả có điều kiện tăng thêm việc làm cho gần 2.000 lao động, đưa mức tăng trưởng và giá trị tổng sản lượng bình quân 10 năm của Tổng công ty đạt trung bình trên 13% năm, khắc phục dần các khó khăn và thua lỗ của các đơn vị, lợi nhuận sản xuất kinh doanh ngày một tăng.

Kết quả 10 năm (1995 – 2005) Giá trị tổng sản lượng đã tăng 2,5 lần so với năm 1996, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13% năm, tổng doanh thu năm 2005 gấp gần 3 lần so với năm 1996, nộp ngân sách nhà nước tăng 3,58 lần, tổng giá trị tài sản của Tổng công ty tăng gần 10 lần so với khi mới được thành lập, thu nhập bình quân của Tổng công ty đã tăng hơn 2 lần so với năm 1996.

Giai đoạn 2006- đến nay.

Giai đoạn này Tổng công ty tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, đưa các công trình, dự án lớn vào sản xuất như nhà máy Tuyển, Nhà máy Luyện đồng (Tổ hợp đồng Sin Quyền, Lào Cai) Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên ( Cty CP KLM Thái Nguyên) triển khai đầu tư các dự án lớn khác như Gang thép Cao Bằng, Vàng Apây Quảng trị, Vàng Minh Lương Lào Cai…Tổng giá trị đầu tư 5 năm 2005-2010 của Tổng công ty là 7.223 tỷ tăng gấp 5,9 lần so với kế hoạch 5 năm trước đó. Giá trị thực hiện đầu tư giai đoạn 2011-2015 là 7.269 tỷ đồng.

Năm 2017 sau gần 2 năm chính thức đi vào hoạt động, Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng (Công ty Cổ phần gang thép Cao Bằng) đã từng bước đồng bộ dây chuyền sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao (sản xuất được thép hợp kim CT5 đầu tiên ở Việt nam cung cấp cho Tập đoàn Than làm vì chống lò), đến nay, thiết bị công nghệ của dây chuyền sản xuất tại khu liên hợp dần hoạt động ổn định; trình độ tay nghề của công nhân ngày càng được nâng cao. Hết quý III/2017, công ty đã sản xuất được trên 142 000 tấn phôi thép với hơn 98% chất lượng đạt loại I, Năm 2017, Công ty phấn đấu sản xuất 190.000 tấn phôi thép các loại.

Ngoài Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng, VIMICO khẩn trương thực hiện 2 dự án lớn. Thứ nhất, Dự án khai thác, mở rộng và nâng công suất khu Mỏ – tuyển đồng Sin Quyền – Lào Cai từ 1,1 triệu tấn quặng/năm lên 2,5 triệu tấn quặng/năm bằng phương pháp khai thác lộ thiên. Bên cạnh đó, xây dựng thêm một nhà máy tuyển khoáng có công suất 44.200 tấn tinh quặng hàm lượng 23% Cu/năm và các sản phẩm phụ đi kèm. Tổng mức đầu tư 2.564,738 tỷ đồng, dự kiến cuối quý I/2018, dự án đi vào hoạt động. Thứ hai là Dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy luyện đồng Lào Cai. Theo đó, xây dựng mới một dây chuyền luyện đồng công suất 20.000 tấn đồng kim loại/năm, 84.556 tấn H2SO4/năm, 1.395 kg vàng thỏi/năm và 616 kg bạc thỏi/năm. Tổng mức đầu tư dự án là 3.927,534 tỷ đồng, thời gian đi vào hoạt động từ quý I/2019.

Giai đoạn 2006 – 2017 Tổng doanh thu của TCTy đạt: 38.600 tỷ đồng, tăng gấp 8 lần so với giai đoạn 1996 – 2005, trong đó Doanh thu Khoáng sản là 32.957 tỷ đồng (tăng 12,5 lần so với giai đoạn 1996 – 2005).

Tổng giá trị sản xuất đạt: 6.546 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với giai đoạn 1996 – 2005. Nộp ngân sách 5.400 tỷ đồng, tăng 26 lần so với giai đoạn 1996-2005.

Lợi nhuận xấp xỉ 2.400 tỷ đồng bằng 193 lần giai đoạn 1996-2005. Vốn điều lệ của toàn Tổng công ty tăng từ 1.350 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, tổng tài sản là 6.748 tỷ đồng gấp 55 lần so với khi thành lập.

Thực hiện Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty.

Khi thành lập Tổng công ty là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Nghị định 90 của Chính phủ, các công ty thành viên là công ty trực thuộc 100% vốn nhà nước. Từ năm 2003 đến nay TCTy tích cực đổi mới, cơ cấu lại các công ty con và công ty trực thuộc, sắp xếp lại một số phòng ban chức năng, cổ phần hóa công ty mẹ, thành lập các chi nhánh…

Tổng công ty đã thoái vốn thành công tại 7 công ty liên kết là: CTCP Khoáng sản và Cơ khí (MIMECO), CTCP XNK Khoáng sản (MIMEXCO), CTCP Phát triển khoáng sản (MIDECO), CTCP gạch ngói và VLXD Đồng Nai – Hà Tĩnh, CTCP Vật tư mỏ địa chất – Vimico, CTCP KLM Tuyên Quang – Vimico; CTCP Phát triển Khoáng sản 4; xử lý tài chính để thoái vốn tại Công ty Southern Mining Co.,Ltd; giải thể CTCP Đioxit Titan Việt Nam.

. Tiếp tục thoái vốn của Tổng công ty tại: CTCP Địa ốc Khoáng sản – TKV; CTCP Đầu tư Gang thép Lào Cai, CTCP Vàng Lào Cai theo hình thức bán cổ phần trọn một lần trong năm 2017. Đang tiến hành giải thể CTCP Vận tải và Thương mại Liên Việt

Hoàn thành việc đăng ký Công ty đại chúng và đăng ký lưu ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam; chính thức niêm yết cổ phiếu của Tổng công ty trên sàn Upcom ngày 28/7/2016.

Đến nay Tổng công ty có 3 đơn vị trực thuộc, 11 công ty con, 01 đơn vị phối hợp quản lý, 02 đơn vị liên kết và đầu tư tài chính dài hạn, sử dụng lao động gần 5.000 người.

Không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý

Từ khi trở thành đơn vị thành viên trong Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con, công tác quản lý sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ngày càng được hoàn thiện hơn, Được tiếp nhận một cơ chế quản lý thống nhất đồng bộ theo đặc thù của ngành Than – Khoáng sản của Tập đoàn, Tổng công ty đã nhanh chóng tiếp cận và triển khai các công cụ, cơ chế quản lý như: Củng cố chế độ hạch toán kê toán, thống kê, nâng cao hiệu lực điều hành, chất lượng nguồn nhân lực, hiệu quả SXKD thông qua cơ chế hợp đồng phối hợp kinh doanh, khoán quản trị chi phí, trả lương giãn cách theo ngành nghề, quản lý giá bán sản phẩm chủ yếu thông qua cơ chế đấu giá, quản lý vật tư mua vào, giá trị tồn kho… một số dự án lớn đã được đưa vào sản xuất có hiệu quả ( nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên, Tổ hợp đồng Sin Quyền Lào Cai, nhà máy gang thép Cao Bằng…) tranh thủ sự biến động giá kim loại theo hướng có lợi trên thị trường thế giới và nhờ sự hỗ trợ có hiệu quả của Tập đoàn đã tạo nên diện mạo mới cho Tổng công ty, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả SXKD của Tổng công ty.

Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật

Là một ngành có đặc thù địa bàn hoạt động chủ yếu là các tỉnh miền núi, điều kiện giao thông, đời sống vật chất, tinh thần của phần lớn các đơn vị còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhu cầu ngày càng gia tăng về cán bộ và công nhân kỹ thuật cho phát triển các dự án và các doanh nghiệp mới thành lập và đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành. Ngoài việc xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ tăng cường đảm nhận nhiệm vụ các dự án ở vùng sâu, vùng xa, thì công tác đào tạo công nhân, cán bộ kĩ thuật cũng là vấn đề “nóng” mà Tổng công ty rất tập trung giải quyết. Hiện nay lực lượng công nhân, cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy Luyện đồng Lào Cai, Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên đã vững vàng, hoàn toàn làm chủ công nghệ kỹ thuật mới. Tổng công ty đang tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để kết hợp với địa phương đào tạo các ngành nghề cần tuyển dụng, gửi đào tạo ở các trường trong và ngoài ngành, liên kết với các Tập đoàn nước ngoài để đào tạo và đào tạo lại nhằm giải quyết nhu cầu sử dụng lao động từ nay đến 2019 khoảng trên 1.000 công nhân kỹ thuật cho các dự án mới vào sản xuất. Riêng năm 2017 trong kế hoạch đào tạo của Tổng công ty từ các lớp quản lý về SXKD đến nâng cao trình độ của công nhân kỹ thuật về trình độ chuyên môn, an toàn lao động- môi trường… đã dự kiến chi đến 21 tỷ đồng. Tổng công ty tự hào từ năm 2006 đến nay có các đồng chí lãnh đạo cấp cao nhất của Tập đoàn đã từng lãnh đạo và trưởng thành từ Tổng công ty Vimico.

Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CNVC – LĐ

Thực hiện chiến lược mở rộng khai thác khoáng sản tại các tỉnh có tiềm năng khoáng sản như: Lào Cai, Cao Bằng, Lai Châu, Thái Nguyên,… Tổng công ty đã xây dựng các tổ hợp công nghiệp với công nghệ chế biến sâu tại các địa bàn, trong đó chú trọng quy hoạch từ quy mô sản xuất, cụm nhà sinh hoạt văn hoá cho công nhân mỏ, nhà ở tập thể cho CNVC… tạo dựng môi trường “ an cư”, phục vụ cho phát triển bền vững, từng bước xây dựng niềm tự hào về văn hoá doanh nghiệp. Các năm qua Tổng công ty đã đầu tư các khu nhà ở công nhân tại Bảo Thắng, Bát Xát – Lào Cai, Duyệt Trung thị xã Cao Bằng, Tân lập Thành phố Thái Nguyên Tổng số trên 300 căn hộ khép kín hiện đại đủ cho trên 1000 CNCB vào ở. Các hoạt động văn hoá thể thao đã được củng cố và đẩy mạnh. Năm 2011, năm 2014, năm 2016 tại Hội diễn nghệ thuật quần chúng do Tập đoàn tổ chức, Tổng công ty đã đoạt Giải nhất các đội phong trào và giải nhì, giải ba các đội mạnh phong trào văn nghệ Tập đoàn. 7 năm liên tục đoạt giải nhì giải cầu lông bóng bàn khu vực 5 (khu vực ngoài tỉnh Quảng Ninh) của Tập đoàn; đội bóng chuyền nam luôn trụ vững ở tốp các đội mạnh của Tập đoàn từ 2008 đến nay, năm 2016 đoạt giải nhất, năm 2017 đoạt giải nhì các đội mạnh Tập đoàn… Tuy thành tích còn khiêm tốn song các hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho CNVC LĐ đã được Tập đoàn đánh giá cao về tốc độ hội nhập với Tập đoàn và hàng năm đều có tôn vinh thành tích, tặng nhiều cờ thi đua và Bằng khen cho Tổng công ty.

Hướng phát triển Tổng công ty năm 2017-2020 tầm nhìn 2030.

22 năm qua Vimico đã không ngừng phát triển. Với những chủ trương đúng đắn của Tập đoàn đã và đang chỉ đạo Tổng công ty, những thời cơ và vận hội mới đang được tiến hành.

Giá cổ phiếu của Tổng công ty mang mã chứng khoán KSV trên sàn chứng khoán Hà Nội từ ngày 7/7/2017 liên tục tăng và có giao dịch khá tích cực. Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của Tổng công ty Khoáng sản – TKV (VIMICO) cho thấy, doanh thu 9 tháng đạt 3.987 tỷ đồng, bằng 83,12% kế hoạch năm và bằng 142,66% so với cùng kỳ năm 2016. Lợi nhuận 9 tháng dự kiến đạt 191,81 tỷ đồng, đạt 223,04% so với kế hoạch. VIMICO nộp ngân sách ước đạt 586,66 tỷ đồng. tiền lương bình quân 6,62 triệu đồng/người/tháng, bằng 94,98% kế hoạch năm và bằng 122,33% so với cùng kỳ năm 2016.

Sau cổ phần hóa cần đổi mới Tổng công ty về mô hình tăng trưởng, cơ cấu kinh doanh, cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đảm bảo sự ổn định trên cơ sở đổi mới có sự kế thừa những thành tựu đã đạt được nhằm gia tăng mọi năng lực sản xuất sẵn có trong Tổng công ty, khai thác các tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn, phát huy các lợi thế thị trường nội bộ của Tập đoàn TKV nhằm mục tiêu tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm khoáng sản và kim loại của nền kinh tế, góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước vì mục tiêu “Dân giàu – Nước mạnh – Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Cụ thể là: Thứ nhất, tuân thủ phương châm “Từ tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh” và phát triển bền vững. Thứ hai, phát triển “Thân thiện với môi trường; hài hòa với địa phương, cộng đồng; hài hòa với đối tác, bạn hàng; hài hòa giữa các công ty thành viên và người lao động”.Thứ ba, tập trung phát triển ngành khoáng sản với mục tiêu không ngừng nâng cao sản lượng, năng suất, chất lượng, hiệu quả theo hướng đi đôi với phát triển theo chiều rộng đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu trên cơ sở tăng cường đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng hiện đại, nâng cao chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm. Thứ tư, phát triển trên cơ sở khai thác, phát huy tối đa các nguồn nội lực trong Tổng công ty, Tập đoàn TKV và mọi nguồn lực trong trong nước kết hợp tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài bằng các hình thức thích hợp.

Mục tiêu của TCTy:

Mục tiêu chung là :

“Xây dựng và phát triển Tổng công ty Khoáng sản – TKV

Giàu mạnh – Thân thiện – Hài hòa”

Mục tiêu cụ thể:

Trở thành nhà sản xuất và cung ứng các sản phẩm từ các khoáng sản: đồng, chì kẽm, thiếc, vàng, tinh quặng sắt và phôi thép, đất hiếm với khối lượng lớn, chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Phấn đấu tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững, sau mỗi 5 năm tổng doanh thu toàn Tổng công ty tăng 2 lần.

22 năm, quãng thời gian chưa phải là dài đối với một doanh nghiệp. Song những thành tích trong SXKD mà Tổng công ty đã đạt được là rất đáng trân trọng và tự hào. Trong những năm tiếp theo Ngành khai thác và chế biến sâu Khoáng sản vẫn còn rát nhiều khó khăn, nhưng cũng có nhiều cơ hội phát triển. Chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để nắm bắt được các cơ hội đó. Với truyền thống bền bỉ, vượt khó của đội ngũ CNVC LĐ toàn ngành, chúng ta có quyền tin tưởng Tổng công ty VIMICO sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường hội nhập, vững vàng hoạt động trong cơ chế thị trường, tự tin vào năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh khoáng sản.

Tác giả bài viết: Phòng CNTT& TrT

Thông tin liên quan