rèm cửa tphcm

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cuốn

Rèm văn phòng

Rèm gia đình

Rèm cầu vồng

Rèm sáo gỗ

Rèm sáo nhôm

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cầu vồng

Rèm cuốn

Rèm gỗ

Rèm lá dọc

màn cửa đẹp

rèm vải

rèm gia đình

rèm văn phòng

rèm cầu vồng

rèm cuốn

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

màn cửa hcm

màn cửa

màn vải

màn cuốn

màn cầu vồng

màn cầu vồng

màn cửa

màn vải đẹp

rèm cửa tphcm

mẫu nhà mới

Lưu Hùng Mạnh

Tổng công ty Khoáng sản Khoáng sản – TKV: Nỗ lực vượt khó, vững tin bước vào năm 2022

Với mục tiêu “AN TOÀN – PHÁT TRIỂN – HIỆU QUẢ”, bước sang thực hiện nhiệm vụ năm 2022, Tổng công ty Khoáng sản – TKV (VIMICO) quyết tâm khắc phục khó khăn, đảm bảo vừa chống dịch, vừa ổn định sản xuất, phấn đấu hoàn thành toàn diện kế hoạch năm 2022. Đó chính là ý chí quyết tâm của toàn thể CBCNV tại Hội nghị Tổng kết hoạt động SXKD năm 2021 và Hội nghị Người lao động năm 2022 diễn ra ngày 15/01/2022 tại Lào Cai.

Năm 2021, do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến công tác di chuyển, điều hành, công tác tổ chức sản xuất, cung ứng vật tư, thiết bị… Đặc biệt là, tại dự án Mở rộng nâng công suất nhà máy Luyện đồng Lào Cai công suất 20.000 tấn/năm.

Tuy nhiên, Tổng công ty Khoáng sản – TKV (Vimico) luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), chính quyền các địa phương có liên quan. Với quyết tâm và quan điểm chỉ đạo quyết liệt của Ban lãnh đạo VIMICO, sự đồng thuận, quyết tâm trong toàn bộ hệ thống, VIMICO đã thực hiện tốt mục tiêu kép: vượt qua thách thức của đại dịch Covid – 19 và cơ bản hoàn thành các mục tiêu SXKD đã đề ra.

Kết quả thực hiện các mặt SXKD năm 2021, tổng doanh thu: 7.835 tỷ đồng/8.602 tỷ đồng, bằng 91,08% KH và bằng 125,9% cùng kỳ năm trước (Trong đó: Doanh thu khoáng sản: 7.685 tỷ đồng/8.407 tỷ đồng KH, đạt 91,41% KHN và bằng 127,24% cùng kỳ 2021; Lợi nhuận: 830/218 tỷ đồng KH; Nộp ngân sách: 1.158 tỷ đồng. Thu nhập bình quân người lao động toàn VIMICO: 13,2 trđ/người/tháng, bằng 120% so với năm 2021.

Đặc biệt là, trong năm 2021, dự án Mở rộng nâng công suất Nhà máy luyện đồng Lào Cai bị bị ảnh hưởng do dịch Cvid-19, song VIMICO đã tập trung các nguồn lực, tích cực phối hợp các bên, thực hiện giải pháp “Sử dụng kiến thức các Kỹ thuật viên trong nước thay thế Chuyên gia nước ngoài trong bối cảnh dịch covid-19 để đảm bảo kế hoạch tiến độ mục tiêu của Dự án”, và kết quả đã đưa toàn bộ Nhà máy vào vận hành thương mại trong quý IV/2021.

Phát huy tinh thần “Kỷ luật – Đồng tâm”, với mục tiêu tổng quát: “AN TOÀN – PHÁT TRIỂN – HIỆU QUẢ”, bước sang thực hiện nhiệm vụ năm 2022, VIMICO quyết tâm khắc phục khó khăn, đảm bảo vừa chống dịch, vừa ổn định sản xuất, phấn đấu doanh thu hợp nhất toàn VIMICO: 11.712 tỷ đồng. Doanh thu Công ty mẹ: 7.191 tỷ đồng. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế: 847 tỷ đồng, trong đó: Lợi nhuận từ khoáng sản: 801 tỷ đồng; Lợi nhuận từ kinh doanh khác: 46 tỷ đồng. Đảm bảo việc làm và thu nhập bình quân đạt trên 13 triệu đồng/người/tháng. Trong đó: Công ty mẹ trên 15 triệu đồng/người/tháng. Nộp ngân sách trên 1.000 tỷ đồng.

Theo đó, để hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2022, VIMICO và các đơn vị thành viên cần bám sát các giải pháp điều hành, trong đó tập trung vào thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao năng suất, thực thu khoáng sản có ích, quản trị chi phí nhằm hạ giá thành, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD chung.

Đến dự và phát biểu tại Hội nghị, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn TKV Lê Minh Chuẩn đã chúc mừng kết quả đạt được của Vimico trong năm 2021, đặc biệt là việc đã nỗ lực đưa Nhà máy luyện đồng công suất 20.000 tấn/năm vào sản xuất thương mại từ quí IV/2021.

Ông Lê Minh Chuẩn cũng đã chỉ đạo Vimico trong năm 2022, tiếp tục phát huy kết quả đạt được, bám sát sự chỉ đạo của TKV để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới, tập trung thực hiện các công việc sau trong năm 2022:

Tăng cường đoàn kết nội bộ, bắt đầu từ công tác Đảng xuống đến các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát toàn diện các mặt SXKD.

Nâng cao hơn nữa công tác an toàn, môi trường, đặc biệt các nhà máy, công trường tại các tỉnh biên giới.

Hoàn thiện quy trình vận hành, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật các Nhà máy mới đưa vào sản xuất thương mại. Tăng cường công tác khoán quản trị chi phí.

Nâng cao chất lượng công tác đầu tư, chú trọng công tác phát triển tài nguyên và nguồn nguyên liệu cho các nhà máy luyện kim.

Thực hiện công tác tái cơ cấu theo định hướng của TKV với mục tiêu tinh gọn, hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người lao động gắn với phát triển nguồn nhân lực.

Tại Hội nghị, trước sự chứng kiến của lãnh đạo Tập đoàn, Công đoàn TKV, lãnh đạo VIMICO các Hợp đồng phối hợp SXKD năm 2022 giữa Công ty mẹ với các đơn vị thành viên của VIMICO đã được ký trước khi thực hiện nghi lễ khen thưởng.

Tổng kết phòng trào thi đua năm 2021 và căn cứ vào những thành quả các đơn vị đã thưc hiện trong năm 2021, Tổng công ty đã tặng 04 cờ Đơn vị xuất sắc năm 2021 cho các đơn vị, kèm theo 1,2 tỷ đồng tiền thưởng thi đua, tiền thưởng các mục tiêu cho các tập thể.

Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội nghị:

Lưu Ký

Phối hợp tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án của Tập đoàn TKV tại Lào Cai

LCĐT – Chiều 21/12, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhằm đánh giá hoạt động các đơn vị thuộc Tập đoàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Về phía Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam có ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Hội đồng Thành viên; các thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn; lãnh đạo các đơn vị thuộc Tập đoàn trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh buổi làm việc.

Các đơn vị thuộc TKV đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh

Theo báo cáo của UBND tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có 3 đơn vị được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam giao cho quản lý, vận hành, khai thác, chế biến khoáng sản, cung ứng vật liệu nổ và dịch vụ nổ mìn gồm: Tổng Công ty Khoáng sản – TKV, Công ty Cổ phần Đồng Tả Phời, Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Tây Bắc.

Các dự án của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam được triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tiến độ và đạt kết quả. Giá trị sản xuất công nghiệp của các đơn vị năm sau cao hơn năm trước, trung bình 3 năm gần nhất đạt 3.979 tỷ đồng, đóng góp ngân sách bình quân hơn 790 tỷ đồng/năm, đảm bảo ổn định đời sống việc làm cho trên 2.700 lao động với mức lương bình quân khoảng 11,5 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn tồn tại khó khăn, vướng mắc, đó là: Việc khai thác chủ yếu vẫn là khai thác lộ thiên, chưa áp dụng công nghệ khai thác hầm lò dẫn đến hiệu quả khai thác chưa cao; chưa xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến và chế biến sâu khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, nhất là quặng đồng để định hướng đầu tư phát triển và khai thác hiệu quả tài nguyên…

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường phát biểu tại buổi làm việc.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường đề nghị Tập đoàn TKV xây dựng chiến lược khai thác, chế biến, đặc biệt là chế biến sâu các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Chủ động phối hợp với các sở, ngành của tỉnh Lào Cai trong thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng các dự án của Tập đoàn trên địa bàn tỉnh; chú ý đến công tác đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường, xây dựng phương án đổ thải hạn chế ảnh hưởng đến môi trường khi thực hiện khai thác, chế biến khoáng sản.

Phối hợp tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án

Ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn khẳng định thực hiện nghiêm túc các cam kết theo kết quả làm việc trước đây giữa tỉnh Lào Cai với TKV, đặc biệt là đẩy mạnh chế biến sâu khoáng sản với việc đưa vào hoạt động nhà máy luyện đồng thứ 2 tại xã Bản Qua, Bát Xát.

Chủ tịch Hội đồng Thành viên TKV Lê Minh Chuẩn phát biểu tại buổi làm việc.

Về nội dung vướng mắc trong thực hiện nghĩa vụ thuế, nộp ngân sách địa phương của một số đơn vị trực thuộc Tập đoàn đứng chân trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn TKV Lê Minh Chuẩn nhấn mạnh quan điểm Tập đoàn là đơn vị đứng chân ở đâu thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế ở đó sao cho đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển chung của địa phương. Về tiến độ thực hiện một số dự án khai thác khoáng sản chậm tiến độ, Tập đoàn đã chỉ đạo Tổng Công ty Khoáng sản -TKV phối hợp với địa phương bàn phương án sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Chủ tịch Hội đồng Thành viên TKV cũng cho biết, cùng với phát triển sản xuất, kinh doanh, Tập đoàn luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội, thời gian tới, Tập đoàn sẽ phối hợp với tỉnh thực hiện một số dự án bệnh viện, trường học, đường giao thông, góp phần phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới của tỉnh.

Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đề nghị tỉnh Lào Cai tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị của Tập đoàn trong quá trình thực hiện dự án khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, nhất là với công tác quy hoạch sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng tái định cư của Tổng Công ty Khoáng sản – TKV. Hỗ trợ TKV trong công tác thăm dò, phát triển tài nguyên nhằm kịp thời phát triển mỏ, cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định, lâu dài cho các nhà máy tuyển/luyện đồng đã được đầu tư xây dựng.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong đánh giá cao sự đóng góp của các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đối với giá trị sản lượng công nghiệp của tỉnh nói riêng và tăng trưởng kinh tế của tỉnh nói chung. Hầu hết các đơn vị đều sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát đẩy nhanh tiến độ thực hiện những nội dung chưa hoàn thành theo kết quả làm việc trước đây giữa tỉnh Lào Cai với TKV.

Xây dựng chiến lược khai thác, chế biến và đặc biệt là chế biến sâu các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Có giải pháp thu hồi đất hiếm, pyrit trong quặng đuôi tại các xưởng tuyển Sin Quyền. Đầu tư tuyến đường tránh thay thế Tỉnh lộ 156 đi qua khu vực mỏ đồng Sin Quyền, Vi Kẽm trong năm 2021-2022. Hỗ trợ tỉnh Lào Cai đầu tư một số công trình phúc lợi trong thời gian tới.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan phối hợp với các công ty thuộc Tập đoàn tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các công trình, dự án.

Theo báo Lào Cai online

Cơ quan Tổng công ty Khoáng sản – TKV Huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2021

Nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm cũng như tầm quan trọng về công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) cho CBCNV, người lao động cơ quan Tổng công ty, ngày 20/11/2021, Cơ quan Tổng công ty Khoáng sản – TKV đã phối hợp với Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội tổ chức lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC&CNCH năm 2021.

Tham gia huấn luyện gồm có 30 CBCNV, người lao động thuộc các Phòng, ban chuyên môn của Tổng công ty và Chi nhánh Đá quý Việt Nhật.

Lớp huấn luyện đã được nghe đồng chí Bùi Anh Tuấn – Cán bộ Cảnh sát PCCC Công an quận Thanh Thanh Xuân, phổ biến những kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy; Các quy định của pháp luật về PCCC; các nguy cơ dẫn đến cháy nổ tại công sở, khu dân cư…; phương án chữa cháy tại cơ sở để chủ động phòng ngừa cháy nổ; cách sử dụng phương tiện, công cụ PCCC tại chỗ và quy trình tổ chức cứu chữa một vụ cháy khi có sự cố cháy, nổ.

Sau phần lý thuyết các học viên của Đội PC&CC của cơ quan Tổng công ty được thực hành sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ, thực tập Phương án chữa cháy theo các tình huống giả định, thực hành cách thoát nạn khi xảy ra tình huống cháy tại cơ sở.

Tại hiện trường buổi thực hành, các học viên còn được truyền thụ nhiều thông tin mới về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả đang được áp dụng rộng rãi hiện nay nhằm làm giảm thiểu thiệt hại về tính mạng, tài sản; cách khắc phục hậu quả nhanh nhất do cháy nổ xảy ra.

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi huấn luyện:

 

Lưu Ký

TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN – TKV 26 NĂM VỮNG VÀNG TIẾN BƯỚC

Lực lượng công nhân Nhà máy Tuyển đồng số 2

 

Chỉ hơn một phần tư thế kỷ xây dựng và phát triển, 26 năm qua (1995-2021), Tổng Công ty Khoáng sản – TKV (VIMICO) đã vươn lên là doanh nghiệp hàng đầu của nước ta về khai thác và chế biến khoáng sản, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước, giảm nhập khẩu, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động và góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại nhiều địa phương…

Hai mươi sáu năm trọn một chặng đường kể từ ngày 27/10/1995, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công Thương) trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty khoáng sản Quý hiếm Việt Nam và Tổng công ty phát triển Khoáng sản. Chặng đường chứng kiến sự đổi thay kỳ diệu của Tổng công ty được viết nên bởi tinh thần đoàn kết, sự bền bỉ và những nỗ lực không ngừng vượt qua rất nhiều khó khăn của lớp lớp thế hệ CBCNV, người lao động Tổng công ty. Chặng đường ghi dấu ấn đậm nét sự thay đổi lớn lao để Tổng công ty có tầm vóc, vị thế như ngày hôm nay trải qua ba giai đoạn bền bỉ, đầy tự hào.

  1. Giai đoạn từ 1995 – 2005: Giai đoạn đặt nền móng

Ngày 27/10/1995, Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp nặng có Quyết định số 1118/QĐ-TCCBĐT thành lập Tổng công ty khoáng sản Việt Nam với 17 đơn vị thành viên và 7.800 CNV, người lao động. Tại thời điểm thành lập, tổng nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty chỉ là 120 tỷ đồng, chủ yếu do tiếp nhận và sáp nhập các đơn vị, hầu như chưa được Nhà nước bổ sung thêm vốn.

Quán triệt Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 01/3/1996 của Bộ Chính trị về phát triển chế biến khoáng sản, xác định rõ những cơ hội và thách thức, những thuận lợi và khó khăn, ngay từ khi mới thành lập, với tiêu chí đặt nền móng, làm công tác chuẩn bị cho phát triển sau này, đội ngũ lãnh đạo Tổng công ty đã xây dựng chiến lược phát triển đúng đắn với mục tiêu tập trung phát triển tài nguyên và chuẩn bị đầu tư dự án vừa và nhỏ, củng cố SXKD của các đơn vị thành viên.

Được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người lao động, nhiều dự án đưa vào sản xuất có hiệu quả từ năm 1997 ÷ 2000 như: Dự án lò quay xử lý quặng oxít nghèo, sản xuất oxít kẽm 60% quy mô 4000 tấn sản phẩm/năm ở Thái Nguyên; khai thác Ilmenit Kỳ Xuân (Hà Tĩnh) 20.000 tấn tinh quặng/năm; Cải tạo xưởng tuyển nổi kẽm chì Làng Hích (Thái Nguyên) 3000 tấn tinh quặng kẽm/năm; Sản xuất gang đúc tại Cao Bằng với công suất 26.000 tấn/năm,… với tổng mức đầu tư gần 150 tỷ đồng, các dự án đã đầu tư đưa vào sản xuất đều có hiệu quả, tạo thêm việc làm cho gần 2.000 lao động, đưa mức tăng trưởng và giá trị tổng sản lượng bình quân 10 năm của Tổng công ty đạt trung bình trên 13% năm, từng bước khắc phục các khó khăn, thua lỗ của các đơn vị giai đoạn trước.

Từ năm 2000 đến 2005, Lãnh đạo Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam đã quyết định tập trung nhân lực và vật lực lớn nhất chuẩn bị đầu tư các dự án quy mô về khai thác chế biến khoáng sản. Giai đoạn này, Dự án Tổ hợp đồng Sin quyền được phê duyệt và triển khai thực hiện với công suất 10.000 tấn đồng cathode/năm với tổng giá trị đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Cùng thời gian đó, dự án Kẽm điện phân Thái Nguyên với công suất 10.000 tấn kẽm thỏi/năm cũng được Bộ Công nghiệp phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi để triển khai thực hiện. Ngoài ra, các dự án chế biến sâu khoáng sản như Điatomit, Khai – tuyển quặng Crommit tại Thanh Hóa… cũng được lập và quyết định đầu tư.

Trong thời kỳ này, tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn Tổng công ty  là 11,45% (giai đoạn 1996-2000) và 13,5% (giai đoạn 2001-2005); thu nhập bình quân của người lao động từ năm 1995 là 303.500 đồng/người/tháng, đến năm 2000 là 650.000 đồng/người/tháng và đạt 1.765.000 đồng/người/tháng vào năm 2005.

Kết quả 10 năm từ năm 1995 đến năm 2005, giá trị tổng sản lượng toàn Tổng công ty tăng 2,5 lần so với giai đoạn trước, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13% năm, tổng doanh thu năm 2005 gấp 3 lần so với năm 1996, nộp ngân sách Nhà nước tăng 3,58 lần, tổng giá trị tài sản Tổng công ty tăng gần 10 lần so với khi mới được thành lập, thu nhập bình quân tăng hơn 2 lần so với năm 1996. Những thành công ban đầu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự chuyển mình mạnh mẽ của Tổng công ty thời gian sau này.

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, bắt đầu từ năm 2001, Tổng công ty đã tích cực đẩy mạnh thực hiện việc cổ phần hóa các đơn vị thành viên. Một số đơn vị thuộc Tổng công ty đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với nhiều thách thức và cơ hội mới.

  1. Giai đoạn từ 2006 đến 2015: Giai đoạn chuyển mình và phát triển

Ngày 26/12/2005, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam trở thành Công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam theo Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi Tổng công ty Khoáng sản – TKV. Đây là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp 26 năm phát triển của Tổng công ty.

Được sự chỉ đạo sâu sát cũng như được tiếp nhận mô hình quản lý hiệu quả từ Tập đoàn, giai đoạn từ năm 2006 đến 2010 đánh dấu thời kỳ phát triển rực rỡ của Tổng công ty. Tổng công ty tiếp tục triển khai quyết liệt việc sắp xếp, cấu trúc lại doanh nghiệp qua việc cổ phẩn hóa các đơn vị và tham gia thành lập các doanh nghiệp mới thông qua các dự án đầu tư, mở rộng sản xuất. Công tác đầu tư được đẩy mạnh, các công trình, dự án lớn hoàn thành và đưa vào sản xuất như: Tổ hợp đồng Sin Quyền, Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên với công suất đạt và vượt thiết kế, cho ra đời những tấn đồng kim loại và kẽm kim loại với quy mô công nghiệp lớn nhất cả nước, đạt tiêu chuẩn quốc tế, được sử dụng trong nước và xuất khẩu. Trong quá trình thực hiện và đi vào sản xuất, các Dự án lớn của Tổng công ty đã được vinh dự đón các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đến thăm như: nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng,… cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ đối với sự phát triển của ngành công nghiệp khoáng sản.

Trên cơ sở thành công của các Dự án, Lãnh đạo Tổng công ty quyết định tiếp tục triển khai đầu tư các dự án lớn khác như: Gang thép Cao Bằng, Gang thép Lào Cai, Đất hiếm Lai Châu… Tổng giá trị đầu tư 5 năm 2005 – 2010 đạt gần 7.223 tỷ tăng gấp 5,9 lần so với kế hoạch 5 năm trước.

Thời kỳ này, Tổng công ty còn tham gia góp vốn với 10 Công ty Cổ phần liên doanh, liên kết với số vốn là 281 tỷ đồng. Đây cũng là thời kỳ, Tổng công ty thực hiện đầu tư mạnh vào chế biến sâu các sản phẩm khoáng sản, theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước.

Với việc tập trung đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và các Dự án lớn đi vào sản xuất đạt hiệu quả, các chỉ tiêu SXKD có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với 5 năm trước và được thể hiện ở một số chỉ tiêu chính như sau:

Nếu giai đoạn (2000 – 2005) có Tổng doanh thu là 3.390 tỷ đồng; lợi nhuận 24 tỷ đồng; thu nhập của người lao động 1,06 triệu đồng/người/tháng; tổng tài sản đến 31/12/2005 là 1.100 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu nhà nước 186 tỷ đồng. Bước sang giai đoạn (2006 – 2010), các chỉ tiêu tương ứng là: tổng doanh thu đạt 11.147 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 1.300 tỷ đồng; thu nhập bình quân của người lao động 2,9 triệu đồng/người/tháng; tổng tài sản đến 31/12/2010 trên 3.300 tỷ đồng; vốn nhà nước sở hữu gần 1.000 tỷ đồng, được hình thành từ tích tụ lợi nhuận sau thuế. Những con số trên cho chúng ta thấy rõ sự chuyển mình mạnh mẽ và sự xác lập vị thế một cách vững chắc của Tổng công ty trong bản đồ các doanh nghiệp sản xuất khoáng sản trong nước.

Từ ngày 15/6/2010, Tổng công ty chuyển thành Công ty TNHH MTV với tên gọi là Tổng công ty Khoáng sản – Vinacomin, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và mô hình công ty mẹ – công ty con.

Tại thời điểm phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động, vốn điều lệ của Tổng công ty là 1.090 tỷ đồng, công ty mẹ gồm 6 Chi nhánh – đơn vị trực thuộc, 12 Công ty con do Tổng công ty giữ cổ phần chi phối, 17 Công ty liên doanh liên kết, 01 Công ty do Tổng công ty sở hữu 100 % vốn điều lệ.

Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản. Nhà nước đẩy mạnh việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế chống lạm phát, sức mua giảm, giá cả đầu vào nhiều loại biến động tăng, nhất là các loại thuế, phí, lệ phí tăng mạnh làm tăng chi phí giá thành; Thị trường tiêu thụ khoáng sản biến động theo chiều hướng đi xuống, giá bán các sản phẩm chính của Tổng công ty giảm. Nhiều thời điểm sản phẩm tồn kho số lượng lớn, tình hình tài chính khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả SXKD của Tổng công ty.

Với hành trang là tinh thần Kỷ luật và Đồng tâm, tiếp thu từ khi gia nhập Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam, CB CNV trong toàn Tổng công ty cùng lãnh đạo đồng thuận một lòng quyết tâm vượt qua khó khăn, quyết liệt triển khai và thực hiện nhiều chương trình, giải pháp lớn như: Tập trung thực hiện Đề án đổi mới tái cơ cấu của Tổng công ty giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn 2020; hoàn thiện nâng cao hiệu quả các công tác quản lý kỹ thuật, quản trị chi phí, hệ thống quản lý nội bộ; Đẩy mạnh công tác phát triển tài nguyên; Tăng cường công tác quản lý kinh tế – kỹ thuật tại các dự án đã đưa vào hoạt động để nâng cao hiệu quả SXKD. Tập trung  đổi mới cơ cấu chất lượng lao động; tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và thực hiện các giải pháp tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm; tập trung cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo cho người lao động …

Với các giải pháp quyết liệt, từ năm 2010 đến năm 2015, các sản phẩm sản xuất chủ yếu của Tổng công ty như đồng tấm, kẽm thỏi,  thiếc thỏi… đều tăng đáng kể so với giai đoạn trước, CBCNV đã làm chủ được dây chuyền công nghệ, tổng doanh thu giai đoạn 2011 – 2015 so với giai đoạn 2006 – 2010 tăng 1,6 lần; nộp ngân sách tăng 2,5 lần.

Với thế và lực đã có, thời kỳ này Tổng công ty quyết định chuẩn bị và triển khai đầu tư các dự án trọng điểm: Dự án Khai thác mở rộng và nâng công suất khu Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai; Dự án mở rộng và nâng công suất Nhà máy Luyện đồng Lào Cai giai đoạn I đạt 30.000 tấn/năm; …

Từ tháng 10 năm 2015, Tổng công ty chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với tên gọi Tổng công ty Khoáng sản TKV – CTCP. Tổng công ty tiếp tục hoàn thiện chiến lược phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp kim loại màu tại Việt Nam và khu vực, giữ vững là một trong những đơn vị mạnh trong Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.

Giai đoạn 2016-2021: Giai đoạn khẳng định vị thế và bước lên tầm cao mới

Giai đoạn 2016-2021 tiếp tục là phép thử đối với CBCNV và người lao động Tổng công ty. Giá khoáng sản liên tục giảm sâu, có thời gian dài giá bán giảm dưới giá thành; điều kiện khai thác tại các mỏ ngày càng khó khăn; nguồn tài nguyên khoáng sản giảm; Dự án Khu liên hợp gang thép Cao Bằng chính thức đi vào hoạt động cần sự hỗ trợ nguồn lực rất lớn từ Công ty mẹ cùng thời gian Tổng công ty thực hiện 02 Dự án trọng điểm là Dự án MRNCS Khu mỏ tuyển đồng Sin Quyền và Dự án MRNCS Nhà máy Luyện đồng Lào Cai đòi hỏi tập trung cao nhất nhân lực, vật lực; trong khi do điều kiện quá khó khăn, người lao động nghỉ việc nhiều, đặc biệt những năm từ 2016 đến 2018; sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 từ cuối năm 2019 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề tới mọi mặt của đời sống xã hội, các doanh nghiệp và chưa có dấu hiệu dừng lại …

Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty đã chứng minh, càng trong khó khăn thử thách, bản lĩnh của người Khoáng sản càng tỏa sáng. Đội ngũ lãnh đạo Tổng công ty đã đưa ra những quyết sách đúng đắn, với sự đồng lòng nhất trí thực hiện của cả hệ thống chính trị và toàn thể người lao động. Tổng công ty quyết liệt thực hiện tái cơ cấu tổ chức bằng việc giảm đầu mối các đơn vị kinh doanh ngoài ngành và đơn vị kém hiệu quả, không còn dư địa phát triển, cùng với đó là việc tái cơ cấu mạnh mẽ quản trị nội bộ; công tác quản trị chi phí ngày càng xiết chặt; người lao động làm chủ công nghệ hệ thống dây chuyền sản xuất của Nhà máy gang thép Cao Bằng; công tác phát triển tài nguyên được đặc biệt chú trọng bằng việc nhiều mỏ được cấp phép khai thác; kết quả công tác đầu tư các dự án trọng điểm tuy chậm tiến độ do nguyên nhân khách quan song vẫn là điểm sáng giữa bối cảnh diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp, trong đó, nổi bật là Dự án MRNCS Nhà máy luyện đồng Lào Cai đã hoàn thành và được lựa chọn là công trình tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày tái thành lập tỉnh Lào Cai; …

Năm 2019 cũng đánh dấu một bước ngoặt trong chặng đường phát triển của Tổng công ty. Ngày 05/11/2019, tại Quyết định số 7954-QĐ/TU của Thành ủy Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty đã chính thức được chuyển giao về trực thuộc Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Sau khi về sinh hoạt tại Đảng bộ Tập đoàn, Đảng bộ Tổng công ty nhận được sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và xuyên suốt trong công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ SXKD. Đảng bộ Tổng công ty ngày càng phát huy thế mạnh và kết quả đạt được, tiếp tục lãnh đạo xây dựng Đảng bộ vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Bước vào năm 2021, với những sự chuẩn bị kỹ càng, Tổng công ty đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội thị trường để tăng nhanh, mạnh, bền vững các chỉ tiêu sản lượng cũng như giá trị,  góp phần quan trọng cho giai đoạn 2016-2021, khẳng định vị thế và đưa Tổng công ty bước lên một tầm cao mới với những con số đặc biệt ấn tượng: hết 9 tháng năm 2021, vốn chủ sở hữu là 2.923 tỷ đồng bằng 120% so với năm 2015. Tổng tài sản 10.138 tỷ đồng bằng 164 % so với năm 2015. Tổng doanh thu cả giai đoạn là 33.168 tỷ đồng, tăng 1,54 lần so với giai đoạn 2010-2015. Lợi nhuận trước thuế 1.638 tỷ đồng, tăng 1,76 lần so với giai đoạn 2010-2015. Nộp ngân sách 4.786 tỷ đồng, bằng 161% so với giai đoạn 2010-2015.

Các thế hệ cán bộ công nhân viên Tổng công ty luôn ghi nhớ ngày 15/9/1958 – ngày Bác Hồ về thăm mỏ thiếc Tĩnh Túc, khi nói chuyện với công nhân mỏ, Bác đã ân cần dặn dò mọi người phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ quản lý, nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Những ngày sau đó, cả xí nghiệp mỏ đã phát động phong trào thi đua làm theo lời Bác, nhiều tấm gương lao động sản xuất giỏi đã xuất hiện trong thời kỳ đó.

Nhớ lời bác dặn, phong trào thi đua của công nhân lao động Tổng công ty Khoáng sản – TKV trong mỗi thời kỳ luôn diễn ra sôi nổi gắn liền với các phong trào thi đua yêu nước của cán bộ công nhân cả nước. Nối tiếp truyền thống thi đua xây dựng các tổ, đội lao động XHCN trước đây tại các phân xưởng, mỏ, trong thời kỳ sau này, các phong trào thi đua trong Tổng công ty vẫn diễn ra rộng khắp trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ. Các nhà máy khai thác, tuyển khoáng, luyện kim có các phong trào thi đua “Ca vận hành an toàn kinh tế”, “Đảm bảo tiến độ, chất lượng đại tu, sửa chữa”; “Kíp vận hành kiểu mẫu”; phong trào thi đua về đích trước kế hoạch, lập năng suất kỷ lục, đơn vị dẫn đầu khối, tiết kiệm chi phí, thi thợ giỏi; khối đầu tư xây dựng có phong trào “đảm bảo chất lượng công trình, an toàn, tiết kiệm và vượt tiến độ”. Toàn Tổng công ty tham gia phong trào thi đua thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Các phong trào thi đua yêu nước đã khích lệ, động viên cán bộ công nhân lao động Tổng công ty nỗ lực vượt  khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên từng vị trí công tác, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành Than Khoáng sản và của đất nước.

Từ các phong trào thi đua lao động sản xuất, nhiều tập thể, cá nhân đã trở thành những tấm gương điển hình xuất sắc được Đảng và Nhà nước ghi nhận thành tích đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng và khen tặng nhiều phần thưởng cao quý nhất. Tổng công ty Khoáng sản – TKV đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng Ba (năm 2005, 2006), Huân chương lao động hạng Nhì (năm 2010), Huân chương lao động hạng Nhất (năm 2015). Các tập thể và cá nhân trong Tổng công ty đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu: 02 Huân chương Độc lập, 30 Huân chương Lao động, 02 Huân chương chiến công, 02 Bằng khen của Chủ tịch nước, gần 100 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 15 CSTĐ toàn quốc, hàng trăm CSTĐ Bộ Công Thương, Ủy ban QLVNN tại Doanh nghiệp, nhiều Cờ thi đua của các Bộ, ngành Trung ương, Tập đoàn TKV, UBND các tỉnh thành phố … Công đoàn Tổng công ty nhiều năm liền được công nhận là Công đoàn vững mạnh xuất sắc, được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng nhiều cờ, bằng khen, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 2012. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhiều năm liên tục là đơn vị xuất sắc tiêu biểu được Trung ương Đoàn, Thành đoàn Hà Nội khen thưởng. Đảng bộ Tổng công ty và các đơn vị ngày càng phát triển vững mạnh, làm tốt vai trò lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao và công tác xây dựng Đảng. Đảng bộ Tổng công ty liên tục được xếp loại “Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu”.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, bên cạnh thực hiện nhiệm vụ được giao, Tổng công ty cũng thực hiện tốt trách nhiệm đối với xã hội. Hưởng ứng chủ trương của Đảng và Chính phủ về “Đền ơn, đáp nghĩa” “Uống nước nhớ nguồn”, nhiều năm qua, Tổng công ty đã vận động được đông đảo CBCNV quyên góp nhiều tỷ đồng cho các hoạt động từ thiện, xã hội; ủng hộ các xã, huyện nghèo nơi có đơn vị của Tổng công ty đứng chân theo tinh thần Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Hoạt động an sinh xã hội của Tổng công ty đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội trong điều kiện đời sống nhân dân nhiều nơi còn gặp khó khăn. Và bản thân những việc làm thiết thực, ý nghĩa đó đã chứng minh sức lan tỏa nội tại rất lớn, không chỉ bên ngoài mà cả nội bộ Tổng công ty, góp phần giúp Tổng công ty xây dựng hình ảnh doanh nghiệp phát triển vì sự bền vững của xã hội.

Với ý thức, niềm tự hào về truyền thống ngành khoáng sản hơn 60 năm và những thành tựu đạt được của Tổng công ty qua 26 năm, CBCNV, người lao động toàn Tổng công ty quyết tâm vượt qua mọi trở ngại thách thức, tiếp tục đưa Tổng công ty phát triển vững mạnh toàn diện, trở thành doanh nghiệp về khoáng sản hàng đầu trong nước và khu vực, đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và góp phần xây dựng nước Việt Nam phát triển ổn định, hòa bình, thống nhất và giàu mạnh.

 

Bác Hồ Thăm mỏ thiếc Tĩnh Túc

 

 Khánh thành Nhà máy Gang – thép Cao Bằng

 

Nhà máy Gang – thép Cao Bằng về đêm

 

Sản phẩm kẽm thỏi – Công ty CP KLM Thái Nguyên

 

Khánh thành Nhà máy Tuyển đồng số 2

 

Một góc Nhà máy tuyển đổng đồng số 2 

 

Công trình khai thác hầm lò Mỏ đồng Vi Kẽm

 

Toàn cảnh Nhà máy Luyện đồng thuộc Dự án Mở rộng, nâng công suất Nhà máy máy Luyện đồng Lào Cai

 

Mẻ đồng chạy thử nghiệm đầu tiên tại Nhà máy Luyện đồng thuộc Dự án Mở rộng, nâng công suất Nhà máy máy Luyện đồng Lào Cai

 

Sản phẩm đồng tấm Nhà máy Luyện đồng Lào Cai 2

Lưu Ký

VIMICO: Quyết vượt khó, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Quí IV và cả năm 2021

Đó là quyết tâm được Tổng công ty Khoáng sản – TKV (VIMICO) đặt ra tại Hội nghị Sơ kết công tác xây dựng Đảng, sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ Quí IV năm 2021 diễn ra ngày 15/10/2021 tại Hà Nội.

Theo đánh giá của VIMICO, bên cạnh những thuận lợi, 9 tháng đầu năm nay việc triển khai thực hiện kế hoạch SXKD trong bối cảnh phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, VIMICO đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Tập đoàn TKV, sự quan tâm, đồng hành của lãnh đạo các địa phương – nơi có các đơn vị của VIMICO thực hiện SXKD,  cùng với sự đồng thuận, cố gắng nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên lao động toàn Tổng công ty, VIMICO đã từng bước tháo gỡ khó khăn, duy trì ổn định sản xuất. Kết quả SXKD, tổng doanh thu hợp nhất trong Quý III đạt 1.798 tỷ đồng, trong đó doanh thu khoáng sản: 1.699 tỷ đồng. Tổng doanh thu 9 tháng đầu năm 2021 đạt 5.557 tỷ đồng/8.602 tỷ đồng, bằng 64,61% KHN và bằng 137,01% cùng kỳ năm trước (Trong đó: Doanh thu khoáng sản: 5.318 / 8.407 tỷ đồng KH, đạt 63,26% KHN và bằng 134,29% so với cùng kỳ 2020). Nộp ngân sách dự kiến 663 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động  9,774 triệu đồng/người/tháng.

Với mục tiêu “An toàn – Hiệu quả – Phát triển”, triển khai nhiệm vụ Quí IV, Tổng công ty xác định: Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, song với tinh thần “Vừa đảm bảo sản xuất, vừa chống dịch”, trên cơ sở kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm và khả năng tiêu thụ sản phẩm, Ban lãnh đạo VIMICO tiếp tục bám sát các giải pháp điều hành, trong đó tập trung vào thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao năng suất, thực thu khoáng sản có ích, tăng cường quản trị chi phí nhằm hạ giá thành, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD trong Quí IV và cả năm 2021, quyết tâm thực hiện hoàn thành một số chỉ tiêu sau: Doanh thu Hợp nhất Tổng công ty, Quý IV: 3.054 tỷ đồng; cả năm: 8.612 tỷ đồng; Lợi nhuận hợp nhất trước thuế, Quý IV: 130 tỷ đồng; cả năm: 947,8 tỷ đồng.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Trịnh Văn Tuệ – Bí thư Đảng bộ, Tổng giám đốc Tổng công ty Khoáng sản – TKV đã ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương những nỗ lực, cố gắng của tập thể CBCNV – LĐ trong Tổng công ty Khoáng sản trong 9 tháng đầu năm 2021 đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đồng thời, đồng chí cũng đề nghị CBCNV – NLĐ nêu cao hơn nữa tinh thần đoàn kết, phát huy nội lực, quyết vượt mọi khó khăn, có các giải pháp linh hoạt, tập trung rà soát kỹ lưỡng tất cả các chỉ tiêu SXKD nhằm đảm bảo hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong Quí IV và cả năm 2021.

Đồng chí Tổng giám đốc đặc biệt lưu ý chỉ đạo Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai – VIMICO tiếp tục cung cấp tinh quặng đồng đạt hàm lượng > 25,5%Cu cho nhà máy Luyện đồng số 1; phối trộn nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy luyện đồng số 2; Tiếp tục thực hiện giải pháp tách S trong tinh quặng sắt đáp ứng yêu cầu cung cấp cho Gang thép Cao Bằng. Phối hợp tổ chức chạy chỉnh định thiết bị công nghệ, đưa Xưởng tuyển xỉ số 2 vào sản xuất đạt các chỉ tiêu thiết kế. Nhà máy luyện đồng số 2 tiếp tục chạy thử liên động có tải để nghiệm thu các hạng mục còn lại và toàn bộ nhà máy, đẩy mạnh sản xuất để năm 2021 đạt sản lượng đồng cathode > 4.000 tấn, đảm bảo môi trường và chủ động xử lý chất thải. Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu tiêu hao, tăng cường xử lý tối đa bán thành phẩm nhất là tại công đoạn hỏa luyện, tập trung ổn định và nâng cao chất lượng đồng cathode.

Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hiệu quả, đồng chí Tổng giám đốc đề nghị các đơn vị thành viên thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch của Tập đoàn TKV và của địa phương cũng như của Tổng công ty, góp phần  ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

 

Lưu Ký – Minh Hùng

Lào Cai gắn biển, khởi công các công trình chào mừng 30 năm tái lập tỉnh

LCĐT – Chào mừng 30 năm Ngày tái lập tỉnh (1/10/1991-1/10/2021), chiều 29/9, UBND tỉnh tổ chức lễ gắn biển, thông xe kỹ thuật, hợp long, khởi công các công trình, dự án lớn và quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và nguyên lãnh đạo tỉnh gắn biển công trình đường kết nối Ga Phố Mới – Bảo Hà (Lào Cai) và huyện Văn Yên (Yên Bái).

Các công trình, dự án gắn biển, thông xe kỹ thuật, khởi công gồm: Gắn biển công trình đường kết nối Ga Phố Mới – Bảo Hà (Lào Cai) và huyện Văn Yên (Yên Bái); thông xe kỹ thuật nút giao Phố Lu với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai; hợp long cầu Móng Sến thuộc Dự án đường nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến thị xã Sa Pa; khởi công xây dựng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh và giới thiệu quy hoạch chung dọc sông Hồng, quy hoạch Phố Lu; thăm Nhà máy Luyện đồng Lào Cai 2 thuộc Dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy Luyện đồng Lào Cai.

Tham dự có các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Bùi Quang Vinh, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Hữu Vạn, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Tổng Kiểm toán Nhà nước, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Quý Đăng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Doãn Văn Hưởng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; các đồng chí uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; đại diện doanh nghiệp, nhà thầu, đơn vị thi công xây dựng các công trình, dự án.

*Gắn biển công trình đường kết nối Ga Phố Mới – Ga Bảo Hà (Lào Cai) và huyện Văn Yên (Yên Bái)

Dự án Đường kết nối Ga Phố Mới – Ga Bảo Hà (Lào Cai) – huyện Văn Yên (Yên Bái) có tổng vốn đầu tư trên 800 tỷ được khởi công vào tháng 12/2018, với quy mô đường cấp V miền núi, có chiều dài 64,8 km, kết nối dọc giữa thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên và huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái); kết nối ngang với các huyện theo cánh Đông-Tây của tỉnh thông qua các cầu vượt sông Hồng. Toàn tuyến có 23 cầu, xây dựng mới 20 cầu, tận dụng 3 cầu (trong đó 1 cầu lớn, 11 cầu trung, còn lại là cầu nhỏ), bề rộng cầu 7,5 m, riêng cầu Bảo Hà rộng 15,5 m, cầu Làng Giàng rộng 10,5 m. Dự án hoàn thành tạo điều kiện cho khoảng 50 nghìn hộ dân với trên 20 vạn người được hưởng lợi trực tiếp trong giao thương và tiếp cận dịch vụ xã hội, thị trường. Như vậy, cùng với tuyến đường thuỷ sông Hồng, đường sắt, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Cảng Hàng không Sa Pa được đầu tư xây dựng, thì dự án đường kết nối khánh thành đã giúp Lào Cai giải được bài toán kết nối hạ tầng giao thông theo trục dọc – trục kinh tế động lực dọc sông Hồng với giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không để tạo đà phát triển.

Các đại biểu dự lễ gắn biển công trình.

Trong triển khai thực hiện dự án gặp không ít vướng mắc như thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình trong phạm vi đất dành cho đường sắt. Các thủ tục phức tạp kéo dài dẫn đến chậm cấp phép ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Công tác giải phóng mặt bằng liên quan đến nhiều hộ dân, địa phương và phương án tổ chức thi công rất khó khăn do là đoạn mở mới, không có đường tạm để vận chuyển vật liệu, khối lượng đào đắp rất lớn… Tuy nhiên, với sự chủ động, tích cực của chủ đầu tư là Sở Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền các địa phương và nỗ lực của các nhà thầu, từng nút thắt đã được tháo gỡ, nên tiến độ, chất lượng đảm bảo tốt yêu cầu đề ra.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường phát biểu tại lễ gắn biển công trình.

Phát biểu tại Lễ gắn biển công trình, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường nhấn mạnh: Cùng với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai bên hữu ngạn sông Hồng, tuyến đường kết nối trở thành trục dọc quan trọng của hệ thống giao thông khu vực tả ngạn sông Hồng. Tuyến đường sẽ đồng bộ kết nối Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai với một số ga đường sắt thuộc địa bàn tỉnh Lào Cai, tỉnh Yên Bái đến các tuyến Quốc lộ 4E, 279 và kết nối với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Lào Cai, vùng lân cận thuộc tỉnh Yên Bái; góp phần hoàn thiện trục hành lang kinh tế – kỹ thuật – đô thị chủ đạo, phù hợp với định hướng phát triển không gian đô thị trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Đường kết nối Ga Phố Mới – Ga Bảo Hà (Lào Cai) và huyện Văn Yên (Yên Bái).

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Thành công thực hiện công trình thể hiện sự đồng thuận, đồng lòng của Nhân dân nơi có tuyến đường đi qua vì mục tiêu chung phát triển tỉnh Lào Cai. Đồng chí đánh giá cao sự cố gắng của chủ đầu tư, chính quyền địa phương, các sở, ngành liên quan và các đơn vị thi công đã khắc phục khó khăn, hoàn thành công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn lao động. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành của tỉnh và chính quyền các địa phương xây dựng, triển khai kế hoạch quản lý, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng đảm bảo công trình được đưa vào khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững.

*Thông xe kỹ thuật nút giao Phố Lu với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Cùng ngày, UBND tỉnh đã tổ chức thông xe kỹ thuật nút giao Phố Lu với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai.

Nút giao Phố Lu với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai phấn đấu hoàn thành gói thầu trước 30/12/2021

Đây là nút giao thứ 5 của tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai qua địa bàn tỉnh Lào Cai. Dự án được giao cho Sở Giao thông vận tải – Xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư, với tổng vốn 150 tỷ đồng, sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước. Quy mô dự án là xây dựng công trình kết nối Tỉnh lộ 152 với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai gồm 6 nhánh tách nhập, kết nối; mở rộng gần 1 km mặt đường cao tốc, đoạn qua nút giao từ 2 làn xe lên 4 làn xe; cải tạo, mở rộng Tỉnh lộ 152 phục vụ cho xe ra vào cao tốc; xây mới hệ thống nhà điều hành, trạm thu phí, thiết bị chiếu sáng và các công trình phụ trợ khác… Dự án kỳ vọng sẽ góp phần tạo hạ tầng kết nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai với các huyện: Bảo Thắng, Si Ma Cai, Bắc Hà (Lào Cai) và các địa phương lân cận của tỉnh Hà Giang; giảm chi phí vận chuyển hàng hóa từ Khu công nghiệp Tằng Loỏng ra cao tốc, nâng cao năng lực khai thác đường cao tốc, giảm nguy cơ gây mất an toàn giao thông, thúc đẩy kinh tế – xã hội địa phương và trong khu vực phát triển.

Đại diện Sở Giao thông vận tải – Xây dựng cho biết: Xác định vai trò và tầm quan trọng của dự án, ngay sau khi khởi công, tỉnh đã tập trung nguồn lực và chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà thầu thi công. Do vậy, được khởi công vào cuối tháng 12/2020, sau hơn 9 tháng thi công, đến nay, khối lượng thực hiện nền, móng, mặt đường đạt khoảng 90% và khối lượng toàn gói thầu đạt 65%. Nhà thầu đang phấn đấu hoàn thành gói thầu trước 30/12/2021, vượt tiến độ 6 tháng so với kế hoạch ban đầu.

*Định hướng Quy hoạch chung dọc sông Hồng

Cũng tại đây, các đại biểu đã được đại diện Sở Giao thông vận tải – Xây dựng giới thiệu về định hướng Quy hoạch chung dọc sông Hồng và Cảng Hàng không Sa Pa.

Các đại biểu nghe giới thiệu về mục tiêu và chủ trương quy hoạch chung dọc sông Hồng với phát triển kinh tế – xã hội.

Theo đó, việc thực hiện Quy hoạch chung dọc sông Hồng hướng đến mục tiêu đó là sẽ hình thành các kết nối dọc sông Hồng là điểm đột phá giúp cải thiện, nâng tầm cảnh quan không gian, nâng cao chất lượng cuộc sống cho các vùng dân cư, hình thành các vùng chức năng kinh tế phụ trợ cho các trung tâm đô thị của tỉnh Lào Cai dọc sông Hồng. Rút ngắn khoảng cách giữa các vùng dân cư, giữa đô thị và nông thôn. Ngoài kết cấu về đô thị, giao thông để tạo sự cân bằng, đồng bộ, thì còn liên quan đến phát triển giao thông đô thị và phát triển giao lưu văn hóa hai bên bờ tả và bờ hữu sông Hồng. Cùng với đó, nâng cấp khu vực dân cư hiện hữu, ngăn ngừa, giảm thiểu tối đa nguy cơ thiên tai về môi trường, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, môi trường cảnh quan xây dựng tuyến cảnh quan dọc hai bên sông Hồng đồng bộ; tạo dựng và tăng cường nguồn lực phát triển đô thị. Đặc biệt, thu hút được vốn đầu tư xây dựng các dự án dân cư, khu chức năng và hạ tầng kết nối tạo sức bật mạnh mẽ cho phát triển dân cư, đô thị, khơi dậy tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương ven sông Hồng.

Còn đối với Dự án Cảng Hàng không Sa Pa có tổng mức đầu tư gần 6.949 tỷ đồng (tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 4.183 tỷ đồng, đầu tư giai đoạn 2 hơn 2.765 tỷ đồng) và diện tích sử dụng đất của dự án 371 ha (giai đoạn 1 là 295,2 ha, giai đoạn 2 là 75,8 ha).

Quy mô đầu tư giai đoạn 1 là xây dựng Cảng Hàng không Sa Pa đạt tiêu chuẩn là Cảng Hàng không cấp 4C (theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp II đạt công suất 1,5 triệu hành khách/năm.

Giai đoạn 2, hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 3 triệu hành khách/năm đảm bảo phù hợp với quy hoạch.

*Thăm Nhà máy Luyện đồng Lào Cai 2

Nhà máy Luyện đồng Lào Cai 2 thuộc Dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy Luyện đồng Lào Cai được xây dựng tại xã Bản Qua (Bát Xát) có tổng vốn đầu tư hơn 3.900 tỷ đồng, được khởi động vào tháng 4/2015 và đến nay đã đi vào hoạt động. Đây là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm tiếp tục hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về chế biến sâu các loại khoáng sản. Dự án sẽ góp phần gia tăng chuỗi giá trị khoáng sản, khai thác một cách hiệu quả, triệt để, thỏa đáng nguồn quặng đồng hiện có, tăng sản lượng đồng tấm sản xuất tại Lào Cai từ 10.000 tấn/năm lên 30.000 tấn/năm, giảm lượng đồng thiếu hụt hiện nay đang phải nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ, chủ động trong sản xuất công nghiệp…

Dự án sử dụng công nghệ luyện đồng tiên tiến, đồng bộ, bảo đảm yêu cầu cao về môi trường.

Theo đánh giá của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Khoáng sản – TKV và chuyên gia của đơn vị tổng thầu, dây chuyền luyện đồng đã chạy ổn định và đã cho ra các sản phẩm đầu tiên đạt chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu của thị trường. Theo thiết kế, dây chuyền thứ hai của Nhà máy Luyện đồng Lào Cai hướng đến cho ra sản phẩm đồng Cathode đạt chất lượng 99,99%.

Các đại biểu thăm Nhà máy Luyện đồng Lào Cai 2.

Dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh và đóng góp thêm hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách địa phương mỗi năm; đồng thời, tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và các dịch vụ khác cho địa phương.

*Khởi công xây dựng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh

Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai được xây dựng tại phường Bình Minh (thành phố Lào Cai) trên diện tích gần 10 ha, với tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng, từ nguồn vốn sự nghiệp giáo dục ngân sách Nhà nước. Công trình đầu tư được chia làm 2 giai đoạn do Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Đức Tuấn đảm nhiệm thi công, giai đoạn 1 san gạt mặt bằng và xây dựng các hạng mục phụ trợ với tổng mức đầu tư 121 tỷ đồng, giai đoạn 2 xây dựng các khối nhà và các hạng mục phụ trợ với tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng.

Các đại biểu tham gia khởi công công trình Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh.

Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh được thiết kế đẹp, hiện đại đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất của trường chuẩn quốc gia và cơ sở giáo dục chất lượng cao; phù hợp với xu thế hội nhập trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và định hướng của tỉnh “Đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện – nguồn nhân lực – khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai” giai đoạn 2020 – 2025.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường phát biểu tại lễ khởi công.

Phát biểu tại lễ khởi công, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Việc khởi công xây dựng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa xã hội sâu sắc, tiếp nối sự quan tâm của các thế hệ lãnh đạo của tỉnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho tỉnh, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội…

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường yêu cầu, chủ đầu tư tập trung chỉ đạo nhà thầu thi công xây dựng dự án đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, hoàn thành theo đúng tiến độ, sớm đưa công trình vào khai thác, sử dụng nhằm tiếp thêm nguồn động lực để phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đưa trường trở thành cơ sở giáo dục chất lượng cao, uy tín không chỉ trong tỉnh mà còn vươn tầm quốc gia.

Theo Báo Lào Cai điện tử

 

Chào mừng 66 năm (1955 – 2021) truyền thống ngành Khoáng sản: Nêu cao truyền thống, VIMICO vượt khó đi lên

Ngược dòng lịch sử cách đây hơn sáu thập kỷ, sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, cùng với cả nước, quân và dân Cao Bằng đã bước vào thực hiện hai nhiệm vụ: Xây dựng miền Bắc XHCN và chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với nguồn tài nguyên phong phú và quý hiếm như: vàng, mangan, thiếc, vonfram…, cùng các khai trường, hầm mỏ do thực dân Pháp để lại, Cao Bằng được Trung ương đã định hướng tập trung vào ngành công nghiệp khai khoáng luyện kim màu.

Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, tháng 10 năm 1955, Mỏ Thiếc Tĩnh Túc (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) được thành lập và tiến hành cải tạo lại các cơ sở vật chất, kỹ thuật, hầm mỏ để sản xuất… Đúng một năm sau, Xí nghiệp sản xuất Mỏ Thiếc Tĩnh Túc được khánh thành và đi vào hoạt động. Từ đó, Mỏ Thiếc Tĩnh Túc chính thức là “đứa con đầu lòng” và đặt nền móng cho ngành khai khoáng kim loại màu Việt Nam. Công trình khi đó có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, thể hiện rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc tái thiết nền kinh tế đồng thời góp phần thắt chặt tinh thần đoàn kết hữu nghị Việt – Xô.

Nhớ lại ngày đó, để làm ra hạt quặng ở Tĩnh Túc, người thợ mỏ phải vượt qua không biết bao khó khăn, gian khổ. Đường sá xa xôi, rừng núi âm u. Đó là chưa kể đến những thiếu thốn về trang thiết bị, nguồn thực phẩm cùng sự khắc nghiệt của thời tiết… Nhưng, vượt lên trên hết, tập thể CBCN Mỏ Thiếc đã làm ra những thỏi thiếc đầu tiên trong sự phấn khởi vô bờ.

Vinh dự được Bác Hồ về thăm

Với tầm quan trọng là “đứa con đầu lòng” của ngành khai khoáng luyện kim màu Việt Nam, ngày 15/9/1958, cán bộ, CNVC, LĐ Mỏ thiếc Tĩnh Túc đã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm và động viên. Bác đã căn dặn cán bộ đảng viên công nhân viên Mỏ đoàn kết, lao động sáng tạo, tiết kiệm, tích cực học tập… Ghi nhớ lời dạy của Bác, từ năm 1958 đến năm 1980, trên 2.000 công nhân, hơn 400 đảng viên của Mỏ đã ra sức thi đua, vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu và liên tục hoàn thành mọi kế hoạch được Nhà nước giao; luyện được gần 7.500 tấn thiếc thỏi đóng góp cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Tháng 7/2006, Bộ Công nghiệp ký quyết định cổ phần hóa, thành lập Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng (Công ty CP KS&LK Cao Bằng), thuộc Tổng Công ty Khoáng sản – Vinacomin. Theo nguyện vọng của toàn thể cán bộ CNVC, LĐ ngày 20/8/2008 HĐQT (nay là HĐTV) Tập đoàn Công nghiệp Than -Khoáng sản Việt Nam có Quyết định số 1940/QĐ-HĐQT lấy ngày 15/9 hằng năm làm ngày truyền thống của ngành Khoáng sản; đồng thời Tổng công ty Khoáng sản – TKV có Nghị quyết số 1416/NQ-HĐQT ngày 10/9/2008 lấy ngày 15/9 hằng năm là ngày truyền thống của đơn vị.

Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập, Công ty đã khánh thành quần thể công trình khu “Lịch sử – Truyền thống – Văn hóa” gồm tượng đài Bác Hồ và bức phù điêu Người về thăm Mỏ Thiếc Tĩnh Túc, để gìn giữ và phát huy truyền thống các thế hệ đi trước. Làm theo lời Bác, phát huy tinh thần công nhân cách mạng, trải qua những thăng trầm với nhiều khó khăn và thách thức, hàng nghìn tấn sản phẩm đã được những người thợ mỏ nơi đây làm ra, góp sức vào sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước.

Từ đó đến nay, đã thành thông lệ, cứ vào dịp đầu năm, Tổng Công ty Khoáng sản – Vinacomin đều chọn Mỏ Thiếc Tĩnh Túc làm địa điểm để báo công dâng Bác và phát động thi đua LĐSX. Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa, như một hành trình hướng về nguồn đối với toàn ngành Khoáng sản.

Thế và lực trên chặng đường mới…

Sau 10 năm đổi mới (từ năm 1986) Đảng và Chính phủ đã có chủ trương thành lập các Tổng công ty để thúc đẩy quá trình tích tụ vốn, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, chuẩn bị tốt cho hội nhập quốc tế. Thực hiện chủ trương đó, ngày 27/10/1995 theo Quyết định số 1118/QĐ – TCCBĐT của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công thương) Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Khoáng sản Quý hiếm Việt Nam và Tổng công ty Phát triển Khoáng sản.

Ngày 18/02/2003, theo Quyết định của Bộ Công nghiệp, Tổng công ty Đá quý và Vàng đã sáp nhập vào Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam. Ngày 26/12/2005 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 345/QĐ – TTg về việc thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, theo đó Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam trở thành Tổng công ty Khoáng sản – TKV, là công ty con của Tập đoàn và hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Bảy năm sau, ngày 15/06/2010 Bộ Công thương có Quyết định 3169/QĐ – BCT chuyển đổi Tổng công ty Khoáng sản – TKV sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên và có tên mới là Tổng công ty Khoáng sản – Vinacomin.

Ngay trong những năm đầu gia nhập vào Tập đoạn TKV, bên cạnh việc tập trung các nguồn lực để đưa các dự án luyện kim đồng, kẽm vào SX, lãnh đạo Tổng công ty đã định hướng vào các công việc trong thời gian tiếp theo nhằm Nâng công suất Tổ hợp đồng Sin Quyền, XD Khu Liên hợp GTCB, Hợp tác với Nhật Bản khai thác, chế biến đất hiếm… là tiền đề để XD và triển khai các công việc trong thời gian tiếp theo.

Ngày 30/12/2014 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 2388/QĐ – TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ – Tổng công ty Khoáng sản – Vinacomin. Ngày 06/10/2015 Tổng công ty Khoáng sản  – Vinacomin tổ chức Đại hội đồng Cổ đông lần đầu tiên, chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên mới là Tổng công ty Khoáng sản TKV – CTCP.

Được sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của chính quyền, các sở, ban, ngành chức năng của địa phương – nơi có các đơn vị của ngành khoáng sản đứng chân, Tổng công ty Khoáng sản đã xây dựng chiến lược phát triển tập trung đầu tư các dự án vừa và nhỏ để nâng cao vai trò chủ đạo của Tổng công ty trong ngành khai thác chế biến sâu khoáng sản. Đặc biệt, giai đoạn 2006- 2015, Tổng công ty đã đưa các công trình, dự án lớn vào sản xuất như: nhà máy Tuyển, Nhà máy Luyện đồng thuộc Tổ hợp đồng Sin Quyền, Lào Cai; Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên, hai dự án lớn này đã phát huy hiệu quả rất cao, góp phần quan trọng vào kết quả SXKD của Tổng công ty. Ngoài 2 dự án nói trên, nhiều dự án mới cũng đã và đang hoàn thành để đưa vào sản xuất ở giai đoạn sau như: Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng; Mở rộng Mỏ tuyển đồng Sin Quyền  – xây dựng thêm một nhà máy tuyển, nâng công suất mỏ Sin Quyền từ 1,1 lên 2,5 triệu tấn/năm; Mở rộng Nhà máy Luyện đồng Lào Cai lên 30.000 t/năm; Dự án khai thác mỏ đồng Vi Kẽm 350.000 tấn/năm, dự án tuyển quặng sắt Kíp Tước, Dự án khai tuyển thiếc Tây Nam Núi Pháo,…

Thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp của Chính phủ và TKV, Tổng công ty đã tiến hành tái cấu trúc một số đơn vị và đến tháng 10 năm 2015, Tổng công ty đã hoàn thiện công tác cổ phần hóa và bước vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Giai đoạn 2016 – 2020, cùng với các dự án đã hoàn thành trong giai đoạn trước tiếp tục phát huy hiệu quả, năm 2017, sau gần 2 năm chính thức đi vào hoạt động, Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng được đưa vào hoạt động, đã từng bước đồng bộ dây chuyền sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao (sản xuất được thép hợp kim CT5 đầu tiên ở Việt nam cung cấp cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam làm vì chống lò). Năm 2018, Khu liên hợp GTCB đã đạt và vượt công xuất thiết kế, trình độ tay nghề của công nhân ngày càng được nâng cao và đã cơ bản làm chủ công nghệ.

Ngoài Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng, VIMICO khẩn trương thực hiện 2 dự án lớn. Thứ nhất là, Dự án khai thác, mở rộng và nâng công suất khu Mỏ – tuyển đồng Sin Quyền – Lào Cai từ 1,1 triệu tấn quặng/năm lên 2,5 triệu tấn quặng/năm bằng phương pháp khai thác lộ thiên. Độ sâu thiết kế khai thác xuống hơn 100m nữa, từ -80m xuống -188m. Xây dựng thêm một nhà máy tuyển khoáng mới, đồng bộ hơn, hiện đại hơn, có công suất 44.200 tấn tinh quặng hàm lượng 23% Cu/năm và các sản phẩm phụ đi kèm. Tổng mức đầu tư 2.564,738 tỷ đồng, cuối quý I/2019, dự án đã đi vào hoạt động.

Thứ hai là, Dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy luyện đồng Lào Cai. Xây dựng mới một dây chuyền luyện đồng công suất 20.000 tấn đồng kim loại/năm; 84.556 tấn H2SO4/năm; 1.395 kg vàng thỏi/năm và 616 kg bạc thỏi/năm. Tổng mức đầu tư dự án là 3.927,534 tỷ đồng. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan, đặc biệt là tđại dịch Covid-19, dự án đi vào hoạt động chậm hơn so với kế hoạch, cuối quý II/2021, nhà máy đã chạy thử thành công, SX ra sản phẩm Đồng Dương cực.

Trong 5 năm, từ 2016-2020, giá trị tổng sản lượng 23.670 tỷ đồng; Tổng doanh thu đạt 27.370 tỷ đồng (tăng trưởng bình quân 11%/năm); Lợi nhuận trước thuế 748,3 tỷ đồng; Nộp ngân sách trên 3.700 tỷ đồng. Trong giai đoạn này Tổng công ty đã sản xuất 60.433 tấn đồng tấm 99,95%Cu; 56.378 tấn kẽm thỏi 99,95%Zn; 2.792 kg vàng; 2.475 kg bạc; 985.236 tấn quặng sắt các loại; 889.730 tấn phôi thép; 1.671 tấn thiếc thỏi 99,75%-99,95%Sn; 290.595 tấn axitsunfuric. Tạo công ăn việc làm cho trên 4.700 lao động với mức thu nhập bình quân 9 triệu đồng/người/tháng.

Trong công tác phát triển tài nguyên, đa hoàn thành thăm dò và xin cấp GPKT mỏ đồng Vi Kẽm, mỏ đất hiếm Đông Pao, mỏ thiếc Tây Nam Núi Pháo, đã thăm dò bổ sung mỏ đồng Sin Quyền đến -600m, đã đánh giá trữ lượng các mỏ kẽm chì…  Trong công tác quản lý kỹ thuật, điều hành sản xuất: tại các mỏ đã ứng dụng nhiều phương pháp quản lý và điều hành sản xuất hiện đại, trình độ cơ giới hóa và năng suất các công đoạn sản xuất ngày càng cao. Các mỏ cũng đã triển khai đồng bộ các quy định về hoạt động khoáng sản, quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu công nghệ khai thác mỏ, triệt để tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

Trong công tác nghiên cứu và ứng dụng KHCN, mỗi năm toàn Tổng công ty có trên 40 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giá trị làm lợi hàng chục tỷ đồng mỗi năm, giá trị thưởng trung bình 1,2 tỷ đồng/năm. Một số sáng kiến đã đạt giải thưởng sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC), như: Sáng kiến “Sản xuất tấm chì dương cực từ chì phế và chì thô để sử dụng trong dây chuyền điện phân kẽm”, đạt giải 3 VIFOTEC năm 2016; Sáng kiến “Ứng dụng công nghệ thu hồi thạch cao nhân tạo (từ nước bẩn công nghệ) làm phụ gia xi măng”, đạt giải khuyến khích VIFOTEC năm 2017; Sáng kiến “Cải tiến cơ cấu vận chuyển tấm dương cực từ khuôn đúc vào bể làm nguội trong quá trình đúc tấm dương cực tại Nhà máy luyện đồng Lào Cai”, đạt giải khuyến khích VIFOTEC năm 2019.

Đi đôi với công tác đầu tư xây dựng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, Tổng công ty Khoáng sản còn đặc biệt quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CNVC – LĐ. Tại các khu vực tập trung đông công nhân, đã xây dựng các khu nhà ở tập thể, nhà sinh hoạt văn hoá thể thao, tạo dựng môi trường “an cư”, phục vụ cho phát triển bền vững, từng bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp như: khu nhà ở công nhân và VHTT tại Bảo Thắng, Bát Xát – Lào Cai, khu nhà ở công nhân và VHTT ở phường Tân lập Thành phố Thái Nguyên.

Từ các hoạt động VHTT ở cơ sở, Tổng công ty đã thành lập các đoàn tham gia hội diễn, thi đấu ở địa phương và Tập đoàn TKV. Năm 2011, năm 2014, năm 2016 tại Hội diễn nghệ thuật quần chúng do Tập đoàn tổ chức, Tổng công ty đã đoạt Giải nhất các đội phong trào và giải nhì, giải ba các đội mạnh phong trào văn nghệ Tập đoàn. 7 năm liên tục đoạt giải nhì giải cầu lông bóng bàn khu vực 5 (khu vực ngoài tỉnh Quảng Ninh) của Tập đoàn; đội bóng chuyền nam luôn trụ vững ở tốp các đội mạnh của Tập đoàn từ 2008 đến nay, năm 2016 đoạt giải nhất, năm 2017 đoạt giải nhì các đội mạnh Tập đoàn…

Với những thành tích đó, Tổng công ty Khoáng sản – TKV đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng: Nhất; Nhì ; Ba; Cờ thi đua của Chính Phủ, Bộ Công thương;  Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; các địa địa phương; Bộ Công thương; Tập đoàn TKV cho hàng trăm lượt các tập thể và cá nhân.

Với mục tiêu tổng quát “Giàu mạnh – Thân thiện – Hài hòa”, thời gian tới Tổng công ty Khoáng sản – TKV sẽ tiếp tục tái cơ cấu theo hướng giảm về đầu mối quản lý, giảm đơn vị không hiệu quả, tăng cường đầu tư vào các dự án có hiệu quả cao, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản trị. Phấn đấu tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững trên nền sản xuất khoáng sản. Các chỉ tiêu KTKT chủ yếu giai đoạn 2021-2025: Sản lượng các sản phẩm đồng, vàng bạc tăng cao so với giai đoạn 2016-2020, cụ thể: Đồng tấm 145.000 tấn, tăng 2,4 lần so với giai đoạn 2016-2020; Vàng: 4.600 kg, tăng 1,65 lần so với giai đoạn 2016-2020; Bạc: 5.085 tấn, tăng 2 lần so với 2016-2020; Axit sunfuric: 632.600 tấn, tăng 2,2 lần so với giai đoạn 2016-2020. Nộp ngân sách 4.850 tỷ đồng, tăng 1,3 lần so với giai đoạn 2016-2020; Tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 5.000 lao động với mức thu nhập bình quân 10,5 triệu đồng/người/tháng.

Hiện nay, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song năm 2020, tập thể lãnh đạo cùng đội ngũ CBCNV toàn Tổng công ty đã quyết tâm thực hiện các giải pháp quản lý, chi đạo, điều hành và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Tổng doanh thu đạt 6.122 tỷ đồng (bằng 102,29% KH năm). Lợi nhuận hợp nhất toàn Tổng công ty đạt 320 tỳ đồng (trong đó Công ty mẹ đạt 252 tỷ); Nộp ngân sách: 1.078 tỷ đồng (tăng 160 tỳ đồng so với KH và tăng 100 tỳ đồng so với năm 2019). Tạo công ăn việc làm ổn định cho 4.310 lao động, với mức thu nhập bình quân đạt 10 triệu đồng/người/tháng.

Các chi, đảng bộ trong toàn ngành tiếp tục giữ vững đoàn kết nội bộ, phát huy truyền thống, động viên được sức mạnh tổng hợp trong cán bộ, đảng viên và cộng nhân lao động, cùng nhau thực hiện mục tiêu “ An toàn – Đổi mới – Phát triển”; Hoạt động phong trào văn hóa, thể thao do các tổ chức đoàn thể phát động, đã góp phần tích cực vào việc rèn luyện sức khỏe, động viên khích lệ tinh thần cho người lao động. Trong các phong trào thi đua lao động sản xuất, đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiên với nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đóng góp không nhỏ cho kết quả sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo nên không khí thi đua sôi nổi trên tất cả các lĩnh vực.

Trải qua 66 năm xây dựng và phát triển, bằng bàn tay, khối óc và cả trái tim, những người thợ ngành khoáng sản đã đạt được nhiều thành tích rất đáng trân trọng, tự hào. Chính họ đã, đang và tiếp tục xây dựng, đưa VIMICO lên tầm cao mới. Để có được kết quản đó, VIMICO luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ và giúp đỡ tận tình, tích cực của chính quyền, các sở, ban, ngành chức năng của địa phương (nơi có các đơn vị của ngành khoáng sản đứng chân như: Cao Bằng, Thái Nguyên, Lào Cai, Lai Châu..); của Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản, và sự chung tay đóng góp của các đoàn thể, tổ chức Chính trị, đặc biệt là sự đoàn kết của đội ngũ CNVC LĐ toàn Tổng công ty và có Công đoàn Tổng công ty đã sát cánh cùng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực hoạt động.

Trong những năm tiếp theo Ngành khai thác và chế biến sâu Khoáng sản vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội phát triển, song với truyền thống đoàn kết, bền bỉ, vượt khó của đội ngũ CNVC LĐ toàn Tổng công ty, chúng ta có quyền tin tưởng VIMICO sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường hội nhập, vững vàng hoạt động trong cơ chế thị trường, tự tin vào năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh khoáng sản. Quyết tâm thực hiện mục tiêu kép “Vừa đảm bảo ổn định sản xuất, vừa tích cực chống dịch hiệu quả”, xây dựng VIMICO trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong khai thác và chế biến khoáng sản của nước ta.

 Dưới đây là một số hình ảnh:     

 

VIMICO: Quyết tâm vượt khó, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch 6 tháng cuối năm 2021

Đó là quyết tâm được Tổng công ty Khoáng sản – TKV (VIMICO) đặt ra tại Hội nghị Sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh, an toàn lao động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ kế hoạch 6 tháng cuối năm 2021 diễn ra ngày 16/7/2021 tại Hà Nội.

Đồng chí Nguyễn Tiến Mạnh – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cùng đại diện các Ban chuyên môn đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị.

Theo đánh giá của VIMICO, bên cạnh những thuận lợi, 6 tháng đầu năm nay việc triển khai thực hiện kế hoạch SXKD trong bối cảnh phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như: Tài nguyên khoáng sản tại một số mỏ giảm, chủ yếu do khai thác nạo vét (mỏ thiếc Tĩnh Túc). Hàm lượng quặng nguyên khai có xu hướng giảm cả về hàm lượng và khối lượng so với địa chất.

Mặt khác, các chính sách quản lý và chế tài xử lý về môi trường, kiểm soát hoạt động khai thác khoáng sản ngày càng thắt chặt. Thủ tục xin cấp, gia hạn giấy phép khai thác kéo dài. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng chậm, chi phí đền bù lớn làm ảnh hưởng đến công tác sản xuất của các mỏ (đồng Sin Quyền, sắt Nà Rụa, Mỏ Vi Kẽm, thiếc Núi Pháo). Bên cạnh đó, sự biến động giá cả thị trường các loại nguyên vật liệu đầu vào như cao su, sắt thép, đồng kim loại,…..trong nước từ đầu năm đến nay tăng mạnh dẫn đến giá thành sản xuất của đại đa số vật tư hàng hóa có sử dụng nguyên vật liệu chính từ sắt thép tăng giá, dẫn đến giá vật tư, phụ tùng thay thế phục vụ sản xuất như bi nghiền, vật tư máy nghiền, hóa chất, thuốc tuyển,..… đều tăng so với giá kế hoạch đầu năm, làm tăng chi phí giá thành sản xuất, giảm hiệu quả SXKD của Tổng công ty. Đặc biệt là, dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung ứng vật tư phục vụ sản xuất cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của toàn bộ các đơn vị, nhất là tiến độ thực hiện đầu tư, xây dựng các dự án.

Tuy nhiên, VIMICO đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Tập đoàn TKV, sự quan tâm, đồng hành của lãnh đạo các địa phương – nơi có các đơn vị của VIMICO thực hiện SXKD,  cùng với sự đồng thuận, cố gắng nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên lao động toàn Tổng công ty, VIMICO đã từng bước tháo gỡ khó khăn, duy trì ổn định sản xuất. Kết quả SXKD, tổng doanh thu hợp nhất đạt 3.634 /8.602 tỷ đồng, bằng 42,26% KHN và bằng 172% cùng kỳ năm trước (Trong đó, doanh thu khoáng sản: 3.620 /8.407 tỷ đồng KH, đạt 43,07% KHN và bằng 178,46% so với cùng kỳ 2021). Công ty mẹ – Tổng công ty đạt 1.686 tỷ đồng/5.158 tỷ đồng, đạt 32,68%. (Trong đó, doanh thu khoáng sản: 1.672 tỷ đồng/4.984 tỷ đồng, đạt 33,55%KH). Nguyên nhân doanh thu Công ty mẹ đạt thấp là do trong 6 tháng đầu năm, dự án Nhà máy Luyện đồng 2 vẫn đang trong giai đoạn đầu tư nên chưa có SP tham gia vào hoạt động SXKD của Cty mẹ. Nộp ngân sách nhà nước 547 tỷ đồng. Thu nhập bình quân: 9,535 triệu đồng/người/tháng.

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid-19, song với tinh thần “Vừa đảm bảo sản xuất, vừa chống dịch”, việc triển khai thực hiện kế hoạch ĐTXD 6 tháng đầu năm 2021 đã hoàn thành tốt kế hoạch theo từng dự án, công trình trọng điểm như: Dự án Khai thác mở rộng và nâng công suất khu mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai. Đến nay, dự án đã hoàn thành xây dựng tất cả các hạng mục công trình chính và đưa vào sử dụng đảm bảo hiệu quả. Đặc biệt, thành tựu nổi bật, đáng ghi nhận nhất 6 tháng đầu năm nay là, mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây khó khăn đến việc đưa thiết bị và chuyên gia từ Trung Quốc đến công trường Dự án Mở rộng nâng công suất Nhà máy luyện đồng Lào Cai, song chủ đầu tư đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, nhà thầu, chính quyền địa phương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để xây dựng, lắp đặt thiết bị và chạy thử, chỉnh định thiết bị. Quá trình chạy thử diễn ra thuận lợi, an toàn và ngày 26/6/2021 đã ra sản phẩm tấn đồng dương cực đầu tiên. Hiện VIMICO đang tích cực phối hợp với nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục còn lại, phấn đấu cuối tháng 7/2021 có sản phẩm đồng âm cực và đưa nhà máy vào sản xuất chính thức cuối quý III/2021.

Với mục tiêu “An toàn – Hiệu quả – Phát triển”, bước sang thực hiện nhiệm vụ SXKD 6 tháng cuối năm, trên cơ sở kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm và khả năng tiêu thụ sản phẩm, Ban lãnh đạo VIMICO tiếp tục bám sát các giải pháp điều hành, trong đó tập trung vào thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao năng suất, thực thu khoáng sản có ích, tăng cường quản trị chi phí nhằm hạ giá thành, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD chung của Tổng công ty đã đề ra, dự kiến như sau: Tổng doanh thu hợp nhất, Quý III 2.400 tỷ đồng; Cả năm 8.600 tỷ đồng; Lợi nhuận quý III ước đạt 100 tỷ đồng; Cả năm trên 600 tỷ đồng. Khối lượng đất đá bóc Sin Quyền, Quý III ước đạt 3,6 triệu m3; Cả năm 13,5 triệu m3; Quặng nguyên khai khai thác Quý III 469.000 tấn; Cả năm ước đạt 2,12 triệu tấn. Sản phẩm sản xuất chủ yếu: Tinh quặng đồng (quy 25% Cu), Quý III ước đạt 16.045  tấn; Cả năm:  67.382 tấn. Đồng tấm Quý III ước đạt 5.550 tấn; Cả năm phấn đấu đạt 18.700 tấn.  Kẽm thỏi Quý III ước đạt 3.026 tấn; Cả năm phấn đấu đạt 12.500 tấn. Phôi thép Quý III ước đạt 51.829 tấn; Cả năm 220.000 tấn.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Tiến Mạnh – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương những nỗ lực, cố gắng của tập thể CBCNV – LĐ Tổng công ty Khoáng sản trong 6 tháng đầu năm 2021 đã nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đồng thời, đồng chí cũng đề nghị CBCNV – NLĐ nêu cao hơn nữa tinh thần đoàn kết, phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, có các giải pháp linh hoạt, tập trung rà soát kỹ lưỡng tất cả các chỉ tiêu SXKD nhằm đảm bảo hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021. Trong đó, tập trung chỉ đạo các đơn vị đơn vị tiếp tục phối hợp với nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ khối lượng công việc còn lại để đưa nhà máy Luyện đồng Lào Cai 2  vào sản xuất thương mại trong quý IV/2021 và chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm 2022. Theo đó, VIMICO cần chủ động triển khai các giải pháp đam bảo an toàn trong mùa mưa bão, cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Triệt để tuân thủ các quy định về hoạt động khai thác, thu hồi tối đa các loại khoáng sản có ích, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn môi trường. Đối với công tác tuyển khoáng, tiếp tục tham mưu, phối hợp ổn định các giải pháp công nghệ tuyển, đảm bảo cung cấp tinh quặng đồng trung bình trên 25,5% CU cho nhà máy Luyện đồng số 2; phối hợp chạy chỉnh định thiết bị, công nghệ xưởng tuyển quặng thiếc – đồng Núi Pháo và xưởng tuyển xỉ tại Nhà máy Luyện đồng số 2. Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hiệu quả, Phó TGĐ đề nghị TCT và các đơn vị thành viên thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch của Tập đoàn TKV và của địa phương, góp phần  ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Nhân dịp này, lãnh đạo Tổng công ty Khoáng sản – TKV đã Quyết định trích quỹ khen thưởng của VIMIC 272 triệu đồng khen thưởng các tập thể thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn môi trường trong 6 tháng đầu năm.

Dưới đây là một số hình ảnh về Hội nghị:

    

Lưu Ký

Đảng bộ Tổng công ty Khoáng sản – TKV Sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021

Nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được và đề ra các giải pháp chỉ đạo thực hiện phù hợp với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2021, ngày 15/7/2021, Đảng bộ Tổng công ty Khoáng sản – TKV (VIMICO) đã tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Xây dựng Đảng và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021… 

Tới dự Hội nghị có các đồng chí Lê Minh Chuẩn – Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV); Trịnh Văn Tuệ – Bí thư Đảng bộ – Tổng giám đốc VIMICO; Bùi Văn Chu – Chủ tịch Công đoàn VIMICO; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Đảng bộ; các đồng chí Bí thư các Chi, Đảng bộ trực thuộc; Phó Trưởng phòng Tổ chức Lao động Tổng công ty phụ trách công tác tổ chức xây dựng Đảng…

Theo đánh giá của Đảng bộ Tổng công ty Khoáng sản – TKV, công tác chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch SXKD 6 tháng đầu năm 2021, Đảng bộ Tổng công ty luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Đảng bộ TKV trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị. Các đơn vị đã thực hiện tốt công tác ANTT, AT trong lao động, sản xuất; công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả, không để xảy ra ca mắc bệnh nào trong CBCNV toàn Tổng công ty. Các nhà máy tuyển khoáng, luyện kim vẫn duy trì nhịp độ sản xuất ổn định. Dự án mở rộng nâng công suất Nhà máy Luyện đồng công suất 20.000 tấn/năm tiếp tục tiến triển thuận lợi và đã sản xuất mẻ đồng dương cực đầu tiên.

Tuy nhiên,  Tổng công ty vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn đó là: Tài nguyên khoáng sản tại một số mỏ giảm do chủ yếu là khai thác nạo vét (các mỏ thiếc); Thủ tục xin cấp, gia hạn giấy phép khai thác kéo dài; Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 bùng phát đợt thứ 4 rất nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng cung ứng vật tư phục vụ sản xuất và tình hình sản xuất kinh doanh của một vài đơn vị cũng như tiến độ thực hiện đầu tư các dự án; giá nguyên liệu đầu vào như than cốc, tinh quặng sắt, vật tư phục vụ sản xuất biến động tăng giảm khó lường ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sản xuất  kinh doanh của Tổng công ty.

Trước thực trạng đó, để thực hiện tốt mục tiêu kép “Vừa đảm bảo SXKD, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19”, Đảng bộ Tổng công ty đã sớm nắm bắt các thông tin và nhận diện các khó khăn, thách thức, ngay từ đầu năm 2021, Đảng bộ Tổng công ty đã kịp thời chỉ đạo các đơn vị bám sát kế hoạch điều hành, các phương án sản xuất phù hợp với tình hình thực tế từng đơn vị, đảm bảo sản xuất hiệu quả với mục tiêu “An toàn – Đổi mới – Phát triển”.

Kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị  trong  SXKD: Tổng doanh thu hợp nhất toàn Tổng công ty đạt 3.632 /8.602 tỷ đồng, bằng 42,23% KHN và bằng 171,9% cùng kỳ năm trước (Trong đó: Doanh thu khoáng sản: 3.618 /8.407 tỷ đồng KH, đạt 43,04% KHN và bằng 178,34% so với cùng kỳ 2021). Công ty mẹ – Tổng công ty: 1.686 tỷ đồng/5.158 tỷ đồng, đạt 32,68%. Trong đó: Doanh thu khoáng sản: 1.672 tỷ đồng/4.984 tỷ đồng, đạt 33,55%KH. Nguyên nhân doanh thu Công ty mẹ đạt thấp là do trong 6 tháng đầu năm dự án Nhà máy Luyện đồng 2 vẫn đang trong giai đoạn đầu tư nên chưa có sản phẩm tham gia vào hoạt động SXKD của Công ty mẹ. Lợi nhuận (dự kiến) đạt 430/218 tỷ đồng KH (Trong đó, Công ty mẹ: 200 tỷ đồng/173 tỷ đồng KH;  Nộp ngân sách: dự kiến 547 tỷ đồng. Thu nhập bình quân: 9,535 triệu đồng/người/tháng.

Triển khai nhiệm vụ công tác trọng tâm trong 6 tháng cuối năm, Đảng bộ Tổng công ty tiếp tục bám sát các nghị quyết, chỉ đạo của Đảng bộ TKV, yêu cầu các chi, đảng bộ tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo giải pháp chủ yếu đã ban hành tại Quyết định số 105/QĐ-VIMICO ngày 26/01/2021 để điều hành, trong đó tập trung vào thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao năng suất, thực thu khoáng sản có ích, tăng cường quản trị chi phí nhằm hạ giá thành, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD chung của Tổng công ty.

Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng bộ Tổng công ty Khoáng sản TKV – CTCP; Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng bộ TKV; Nghị quyết Đại hội III của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương. Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình hành động Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tập trung quán triệt và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện mục tiêu kép “Vừa phát triển kinh tế – xã hội, vừa quyết liệt phòng, chống hiệu quả dịch bệnh Covid-19”. Đẩy mạnh công tác đảm bảo an ninh, ATVSLĐ và BVMT. Thực hiện nhất quán mục tiêu “không tai nạn, không sự cố, giảm bệnh nghề nghiệp” và phát triển SXKD “hài hòa và bền vững, không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”.

Toàn Tổng công ty phấn đấu thực hiện mục tiêu SXKD với các chỉ tiêu: Tổng doanh thu hợp nhất, Quý III 2.400 tỷ đồng; Cả năm 8.600 tỷ đồng; Lợi nhuận quý III ước đạt 100 tỷ đồng; Cả năm trên 600 tỷ đồng. Khối lượng đất đá bóc Sin Quyền, Quý III ước đạt 3,6 triệu m3; Cả năm 13,5 triệu m3; Quặng nguyên khai khai thác Quý III 469.000 tấn; Cả năm ước đạt 2,12 triệu tấn. Sản phẩm sản xuất chủ yếu: Tinh quặng đồng (quy 25% Cu), Quý III ước đạt 16.045  tấn; Cả năm:  67.382 tấn. Đồng tấm Quý III ước đạt 5.550 tấn; Cả năm phấn đấu đạt 18.700 tấn.  Kẽm thỏi Quý III ước đạt 3.026 tấn; Cả năm phấn đấu đạt 12.500 tấn. Phôi thép Quý III ước đạt 51.829 tấn; Cả năm 220.000 tấn.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Minh Chuẩn – Bí thư Đảng bộ Tập đoàn TKV đã ghi nhận và biểu dương những kết quả mà cán bộ đảng viên, công nhân viên chức và người lao động Tổng Công ty Khoáng sản đã đạt được 6 tháng đầu năm 2021 trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng; góp phần quan trọng vào kết quả SXKD chung của toàn Tập đoàn.

Để hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021, đồng chí Lê Minh Chuẩn đề nghị tập thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên và người lao động Tổng Công ty tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của mình, khắc phục những khó khăn, tồn tại, bám sát sự chỉ đạo của Đảng bộ Tập đoàn, đoàn kết thống nhất trong Đảng, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ SXKD 6 tháng cuối và cả năm 2021. Đồng chí cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng, với truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”, tập thể cán bộ đảng viên, công nhân viên chức và người lao động Tổng Công ty sẽ tiếp tục vượt qua những khó khăn thử thách, vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo ổn định sản xuất, quyết tâm thực tốt các nội dung của Nghị quyết Đảng bộ TKV và Đảng bộ Tổng công ty Khoáng sản  đạt được những thành tích cao hơn nữa, xứng đáng với sự quan tâm và niềm tin tưởng của các cấp lãnh đạo Tập đoàn, góp phần xây dựng Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam phát triển bền vững.

Dưới đây là một số hình ảnh của Hội nghị:

Lưu Ký

Lãnh đạo tỉnh Lào Cai Kiểm tra công tác đầu tư xây dựng và hoạt động của một số đơn vị thuộc Tổng công ty Khoáng sản – TKV tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Nhằm nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc đầu tư xây dựng và hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD), ngày 06/7/2021, đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do ông Trịnh Xuân Trường – Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra thực tế tại một số công trường của các đơn vị thuộc Tổng công ty Khoáng sản – TKV trên địa bàn huyện Bát Xát.

Tham gia cùng đoàn công tác còn có ông Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND  tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh như Sở Kế hoạch và Đầu tư;  Công Thương; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải – Xây dựng; Ban Quản lý Khu kinh tế; UBND huyện Bát Xát; UBND xã Bản Qua; Lãnh đạo Tổng công ty Khoáng sản – TKV (VIMICO); Ban Quản lý Dự án mở rộng nâng công suất nhà máy Luyện đồng Lào Cai và Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai – Vimico.

Sau khi đoàn đến kiểm tra thực tế tại khai trường Mỏ tuyển đồng Sin Quyền; lò thông gió Vi Kẽm và Dự án khai thác mỏ đồng Vi Kẽm (Bát Xát, Lào Cai); Nhà máy Luyện đồng Bản Qua (Dự án mở rộng nâng công suất nhà máy Luyện đồng Lào Cai) và nghe ông Trịnh Văn Tuệ – Tổng giám đốc, Tổng công ty Khoáng sản – TKV báo cáo những thuận lợi khó khăn trong quá trình đầu tư xây dựng và hoạt động SXKD cũng như công tác phòng, chống dịch Covid-19 của các đơn vị trực thuộc VIMICO tại huyện Bát Xát trong thời gian qua. Thay mặt đoàn công tác của tỉnh, ông Trịnh Xuân Trường – Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, cố gắng của VIMICO nói chung và CBCNV – NLĐ của các đơn vị thuộc VIMICO nói riêng, đã khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết và phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các cơ quan chức năng của địa phương trong việc giải quyết những vấn đề tồn tại trong quá tình đầu tư, xây dựng các công trình phục vụ SXKD, ổn định đời sống, việc làm cho NLĐ, làm tốt công tác an sinh xã hội tại địa bàn. Đặc biệt là, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, song các đơn vị thuộc VIMICO đã tích cực phối hợp và chung tay với địa phương quyết liệt triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Đối với những khó khăn trong việc  giải phóng mặt bằng đầu tư xây dựng mỏ Vi Kẽm, công tác bảo vệ ranh giới mỏ, bảo vệ tài nguyên môi trường liên quan đến hoạt động của các đơn vị thuộc VIMICO trên địa bàn huyện, ông Trịnh Xuân Trường – Chủ tịch UBND tỉnh đã giao cho các sở và các ban, ngành liên quan của địa phương, nhất là UBND xã Bản Qua; UBND huyện Bát Xát khẩn trương rà soát và sớm báo cáo UBND tỉnh để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Đề nghị các đơn vị thuộc VIMICO tập trung nguồn lực, nhanh chóng triển khai và hoàn thiện các dự án đã và đang đầu tư xây dựng phục vụ SXKD, đồng thời duy trì thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của tỉnh Lào Cai. Yêu cầu các sở, ngành của Lào Cai tích cực phối hợp với chủ đầu tư và các cơ quan liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Dưới đây là một số hình ảnh Đoàn đi kiểm tra thực tế và làm việc với VIMICO tại nhà máy Luyện đồng Bản Qua.

Lưu Ký

 

 

 

 

 

 

Đảng ủy Tổng công ty Khoáng sản TKV – CTCP Triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Nhằm nhanh chóng đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào cuộc sống, trong 2 ngày (14 và ngày 15/6/2021), Đảng ủy Tổng công ty Khoáng sản TKV – CTCP (VIMICO) đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Hội nghị được thực hiện trong điều kiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí Bí thư, Phó bí thư Đảng bộ, Lãnh đạo, Chủ tịch Công đoàn cùng các cán bộ, đảng viên Cơ quan Văn phòng VIMICO tại Hà Nội và 3 đầu cầu truyền hình tại Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai; Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai và Ban quản lý Dự án mở rộng, nâng công suất nhà máy Luyện đồng Lào Cai…

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Phạm Ngọc – Báo cáo viên Trung ương, Giảng viên cao cấp, Nguyên trưởng phòng giáo dục lý luận chính trị Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội –  truyền đạt những nội dung cơ bản, cốt lõi của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với nội dung chính như sau: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Song song với các nội dung trên, các đại biểu đã được cập nhật những tin tức thời sự mới nhất về tình hình trong nước và quốc tế. Kết thúc hội nghị học tập, các đảng viên sẽ viết bài thu hoạch để làm cơ sở đánh giá, phân loại đảng viên vào cuối năm.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Đào Minh Sơn – Phó bí thư Đảng ủy Tổng công ty Khoáng sản nhấn mạnh: Để việc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đạt kết quả cao, yêu cầu các cấp ủy, các đoàn thể, đặc biệt là các đồng chí đảng viên cần nhận thức sâu sắc việc nghiên cứu, học tập, và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là công việc thường xuyên và phải được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản. Đồng thời phải coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2021, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng và cả hệ thống chính trị, để mỗi cán bộ, đảng viên nắm vững và thực hiện đúng đắn, vận dụng sáng tạo Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn, góp phần xây dựng Tổng công ty ngày càng phát triển bền vững.

Dưới đây là một số hình ảnh:

 

Lưu Ký

Tỉnh Lào Cai: Diễn tập phòng chống dịch Covid-19 tại nhà máy Luyện đồng Tằng Loỏng

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngày 9/6, tại Chi nhánh luyện đồng Lào Cai – VIMICO (Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng), tỉnh Lào Cai đã tổ chức diễn tập phòng chống dịch COVID-19. Ông Hoàng Quốc Khánh – UVBTV tỉnh ủy, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lào Cai Đến đã trực tiếp đến chỉ đạo diễn tập…

Tham gia buổi diễn tập còn có lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tỉnh Lào Cai, Sở Y Tế, Sở Công thương, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Lào Cai, UBND huyện Bảo Thắng và lực lượng phòng, chống dịch bệnh của 17 doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Tằng Loỏng.

Nội dung diễn tập gồm các bước: Phát hiện ca nghi nhiễm; Họp khẩn của Ban chỉ đạo; Di chuyển ca nghi nhiễm ra khu vực cách ly và tổ chức tiếp nhận các ca nghi nhiễm dịch với tình huống giả định như sau:

Vào thời điểm 7h15 sáng ngày 18/5/2021, khi xe ca đưa đón CBCNV của Chi nhánh đến cổng nhà máy, bộ phận y tế kiểm tra thân nhiệt đã phát hiện 1 công nhân tên A có biểu hiện ho và sốt 38oC. Nhân viên y tế lập tức yêu cầu công nhân A này  di chuyển ra khu vực khai báo Y tế riêng của Chi nhánh. Qua khai báo dịch tễ được biết, trong dịp nghỉ lễ 30/4, công nhân A có về quê ở tỉnh Bắc Giang, đến ngày 02/5 quay trở lại tỉnh Lào Cai và tự cách ly ở nhà 14 ngày theo quy định của Chi nhánh (Từ ngày 03/5 đến hết ngày 16/5). Khi cách ly ở nhà công nhân này khỏe mạnh bình thường. Hết thời gian cách ly, ngày 17/5 công nhân A đi làm trở lại. Qua nội dung khai báo dịch tễ, nhân viên y tế nhận định công nhân A có nguy cơ nhiễm Covid – 19 rất cao nên báo cáo ngay với Giám đốc Chi nhánh.

Sau khi nghe báo cáo, Giám đốc yêu cầu kích hoạt ngay cấp độ 3 của Phương án phòng chống dịch bệnh tại Chi nhánh đã được phê duyệt (Phương án số 332/PA – LĐV ngày 11/5/2021), đồng thời Giám đốc báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của tỉnh Lào Cai về trường hợp công nhân A nghi nhiễm Covid – 19 và đề nghị đến hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm, sau đó triệu tập họp nhanh Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Chi nhánh để triển khai các biện pháp phòng chống dịch cấp bách.

Đến 14h00 cùng ngày, kết quả xét nghiệm lần 1 công nhân này dương tính với Covid – 19. Lập tức, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của tỉnh Lào Cai đề nghị Chi nhánh thực hiện công tác truy vết, cách ly. Ban chỉ đạo của Chi nhánh tiếp tục triệu tập họp khẩn đánh giá tình hình và triển khai các biện pháp phòng chống dịch, tổ chức sản xuất.

Sau thời gian 3h (từ 14h00 – đến 17h00), cuộc diễn tập đã thành công tốt đẹp. Ông Nguyễn Ngọc Khải – Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai cho biết, đợt diễn tập này không chỉ nhằm thực hiện Quyết định của Bộ Y tế về việc hướng dẫn các phương án phòng chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, mà còn nâng cao năng lực lãnh đạo và thực hành phòng chống dịch COVID-19 của các doanh nghiệp theo tinh thần 4 tại chỗ. Qua đó, đánh giá khả năng xử lý tình huống, hoàn thiện kỹ năng thực hành chuyên môn, có thêm kinh nghiệm thực tế trong phòng chống dịch gắn với tổ chức quản lý, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông qua diễn tập còn nâng cao năng lực chỉ huy, điều tra, rà soát, truy vết và cách ly cho cán bộ, công nhân viên khi xảy ra dịch. Hạn chế tối đa các thiệt hại và các tác động tiêu cực khác đến sức khỏe người lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh.

Dưới đây là một số hình ảnh:

 

 

 

Thu Phương – Lưu Ký

Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – VIMICO: Nhiều hoạt động thiết thực trong tháng công nhân 2021

Triển khai thực hiện Tháng Công nhân – Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2021, Công đoàn Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – Vimico luôn sát cánh cùng chuyên môn tổ chức nhiều phong trào thi đua lao động sản xuất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch SXKD, ổn định việc làm và chăm lo đời sống của người lao động.

Với chủ đề trọng tâm “Thi đua hoàn thành xuất sắc kế hoạch trung đại tu, bảo dưỡng thiết bị – Đảm bảo an toàn lao động – Ổn định thu nhập”, Tháng Công nhân – Tháng hành động về ATVSLĐ của Chi nhánh năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 tái bùng phát, nên Chi nhánh đã có những điều chỉnh, thay đổi kịp thời phù hợp với thực tiễn để đảm bảo ổn định hoạt động, nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm.

Nhằm đảm bảo phòng, chống dịch covid-19, Chi nhánh đã trang cấp đầy đủ dung dịch sát khuẩn, khẩu trang y tế đến từng tổ, đội sản xuất; bố trí xe ca đưa đón công nhân lao động trực tiếp để hạn chế tiếp xúc xã hội. Thường xuyên phun khử trùng nhà ăn, khu tập thể công nhân (2lần/tuần)…, để bảo đảm an toàn sản xuất trong điều kiện phòng, chống dịch.

Các phong trào thi đua lao động, sản xuất cũng được tổ chức gắn với Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động với khẩu hiệu hành động “Đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, phát triển”. Các nội dung hoạt động trọng tâm được đẩy mạnh như: Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển”; chương trình “Lắng nghe – Thấu hiểu – Chia sẻ”; chương trình “Cảm ơn người lao động” tại Chi nhánh đã được phát huy mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao. Điển hình như trong  phong trào thi đua trung đại tu, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị quý 2 năm 2021 đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, về đích trước 06 ngày; Các nội dung về ATVSLĐ đều đạt và vượt chỉ tiêu, không để xảy ra sự cố thiết bị, tai nạn lao động.

Bên cạnh đó, Công đoàn Chi nhánh và Công đoàn Tổng công ty đã tổ chức đến thăm hỏi, tặng quà cho 02 công nhân có hoàn cản khó khăn để kịp thời chia sẻ và động viên người lao động quyết tâm khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt  nhiệm vụ được giao.

Kết thúc Tháng Công nhân – Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2021, với những nỗ lực vượt khó, đoàn kết vừa chống dịch, vừa ổn định sản xuất, nhiều tập thể và cá nhân tiêu biểu đã được Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam; Công đoàn Tổng công ty Khoáng sản khen thưởng như: Phân xưởng Năng lượng 1; Tổ Gia công cơ khí và Chế tạo – Phân xưởng Cơ điện vận tải 1…

Dưới đây là một số hình ảnh: 

Thu phương – Lưu Ký

Kết nạp 4 đảng viên nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh nhật Bác

Nhân dịp Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2021), ngày 19/5/2021, Chi bộ Đầu tư – QLDA và Chi bộ Cơ điện – Vận tải thuộc Đảng bộ Tổng công ty khoáng sản – TKV (VIMICO) đã trang trọng tổ chức Lễ kết nạp đảng viên cho 4 quần chúng ưu tú vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong không khí trang nghiêm của buổi lễ kết nạp, ngay trên công trường xây dựng của dự án Mở rộng, nâng công suất nhà máy luyện đồng Lào Cai (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), đồng chí Đặng Xuân Tuyên, Bí thư Chi bộ Đầu tư- QLDA đã trao Quyết định kết nạp đảng viên cho các đồng chí: Bùi Ngọc Khang – CV Ban QLDA; Nguyễn Hà Giáp, Lê Thanh Hải (CV – Ban QLDA Mở rộng nâng công suất nhà máy luyện đồng Lào Cai).

Còn tại trụ sở VIMICO, đồng chí Nguyễn Nam Hưng – Bí thư chi bộ Chi bộ Cơ điện – Vận tải đã trao Quyết định kết nạp đảng viên cho đồng chí Nguyễn Tài Quang, CV – Chi bộ Cơ điện – Vận tải.

Các đồng chí đảng viên được kết nạp dịp này là những những quần chúng ưu tú, có chuyên môn nghiệp vụ cao, đã trải qua quá trình phấn đấu, rèn luyện và khẳng định được bản thân; có thành tích trong lao động, học tập và công tác, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước;  có nguyện vọng và xứng đáng được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phát biểu tại lễ kết nạp của Chi bộ Cơ điện – Vận tải, đồng chí Đào Minh Sơn – Phó Bí thư Đảng uỷ Tổng công ty – đã chúc mừng đảng viên được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng đúng vào dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu. Đây là niềm vinh dự to lớn, đầy tự hào, song cũng đầy trách nhiệm của người đảng viên. Đồng chí Đào Minh Sơn mong muốn các đảng viên mới được kết nạp, phát huy hơn nữa trí tuệ năng lực, phẩm chất đạo đức, thực hiện nhiệm vụ của người đảng viên, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dưới đây là một số hình ảnh của Lễ Kết nạp Đảng viên mới

Lưu Ký – Phương Nga

VIMICO: Ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất, gắn với bảo vệ môi trường bền vững

Tổng công ty Khoáng sản TKV – CTCP (VIMICO) là doanh nghiệp hàng đầu về khai thác, chế biến khoáng sản. Với mục tiêu tạo nên vị thế vững chắc trong quá trình phát triển và hội nhập, những năm qua, VIMICO đã không ngừng áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường bền vững.

Đóng góp cho tăng trưởng kinh tế địa phương ngay từ bước đi đầu tiên

Sau 10 năm kể từ khi thành lập (1995–2005), giá trị tổng sản lượng của Tổng công ty tăng 2,5 lần so với năm 1996, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13% năm, tổng doanh thu năm 2005 gấp gần 3 lần so với năm 1996, tổng giá trị tài sản tăng gần 10 lần so với khi mới được thành lập. Trong giai đoạn này đã hình thành những cơ sở khai thác, chế biến sâu kim loại màu qua việc triển khai Dự án Tổ hợp đồng Sin Quyền, Lào Cai; Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên.

Giai đoạn 2006-2015, Tổng công ty đã phát triển lên tầm cao mới, có thêm nhiều sản phẩm mới như: đồng tấm, kẽm thỏi, tinh quặng chì, vàng, bạc, axit,… Giai đoạn này, Tổng công ty đã sản xuất được 430.000 tấn tinh quặng đồng; 61.000 tấn đồng kim loại; 81.000 tấn kẽm thỏi; 4,7 tấn kim loại vàng và bạc; 2,2 triệu tấn tinh quặng sắt các loại; 8.800 tấn thiếc thỏi và nhiều sản phẩm khác đi kèm. Tổng doanh thu 29.155 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 18,4%. Lợi nhuận trước thuế 2.015 tỷ đồng. Nộp ngân sách: 4.015 tỷ đồng, tăng 19,3 lần so với giai đoạn 10 năm trước. Tạo việc làm cho 6.795 người lao động.

Trong giai đoạn 5 năm (2016-2020), giá trị tổng sản lượng đạt 23.670 tỷ đồng; tổng doanh thu đạt 27.370 tỷ đồng (tăng trưởng bình quân 11%/năm); lợi nhuận trước thuế 748,3 tỷ đồng; nộp ngân sách trên 3.700 tỷ đồng. Giai đoạn này, Tổng công ty đã sản xuất 60.433 tấn đồng kim loại; 56.378 tấn kẽm thỏi 99,95%Zn; 5,2 tấn vàng và bạc; 985.000 tấn quặng sắt các loại; 888.000 tấn phôi thép; 1.680 tấn thiếc thỏi và nhiều sản phẩm đi kèm khác. Tạo công ăn việc làm cho trên 4.700 lao động với mức thu nhập bình quân 9,0 triệu đồng/người/tháng.

Không ngừng cải tiến quy trình công nghệ ứng dụng vào sản xuất

Có được thành công ngày hôm nay, chính là những đột phá về mặt công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chế biến sâu khoáng sản của VIMICO. Một trong những dấu ấn quan trọng áp dụng khoa học kỹ thuật thành công là giải pháp “Cải tiến công nghệ xử lý nước thải tại Nhà máy luyện đồng để tận thu kim loại và sản xuất thạch cao nhân tạo làm phụ gia xi măng”.

Nhà máy luyện đồng Lào Cai thuộc VIMICO cung cấp ra thị trường hơn 11.000 tấn đồng kim loại/năm và nhiều sản phẩm khác như vàng, bạc, axit sulfuric,… Trong quá trình sản xuất, VIMICO có rất nhiều trăn trở về phần bã thải của quá trình xử lý nước thải là chất thải nguy hại phải đem đi chôn lấp, vừa làm tăng chi phí sản xuất, vừa gây lãng phí tài nguyên do không thu hồi được hàm lượng đồng trong bã thải.

Để tránh lãng phí cũng như nâng cao công tác bảo vệ môi trường, sau một thời gian dài nghiên cứu, chạy thử pilot, Nhà máy luyện đồng Lào Cai đã đưa ra phương án giải quyết những vấn đề tồn tại trong quá trình xử lý nước thải. Đối với bã thải CaSO4, trước đây dùng vôi sống (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2) để trung hòa quá trình xử lý nước tạo ra bã thải CaSO4. Nhưng do CaO trong quá trình trung hòa với nước thải có chứa H2SO4 gây khó khăn trong việc lắng và lọc. Từ nghiên cứu thực nghiệm nhận thấy rằng sử dụng bột đá CaCO3 có trọng lượng phân tử 100,087 g/mol mật độ 2.83 g/cm3 thay thế vôi sống và vôi tôi để tạo ra thạch cao có chất lượng tốt, dùng làm vật liệu xây dựng. Sản phẩm thạch cao từ thực nghiệm tại Nhà máy đã được Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) phân tích cho ra các kết quả đạt yêu cầu về quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia cho phép làm vật liệu xây dựng. Về mặt thương mại, hàng năm Nhà máy sản xuất hơn 2.000 tấn thạch cao cung cấp cho các nhà máy sản xuất xi măng trong nước. Phần bã thải còn lại chứa kim loại đồng có hàm lượng khoảng từ 10-15%Cu đưa về kho chứa nguyên liệu phối trộn với nguyên liệu đầu vào của quá trình luyện đồng phục vụ quá trình sản xuất.

Điểm sáng tạo của giải pháp này là kiểm soát độ pH của dung dịch nước thải, đồng thời thay thế dung dịch nước vôi bằng bột đá vôi nhằm thực hiện kết tủa có chọn lọc các ion kim loại tại thời điểm khác nhau, sau đó lọc rửa để đảm bảo độ tinh khiết của thạch cao, đồng thời nâng cao thành phần (%) đồng kim loại (Cu) trong bã thu hồi, đủ điều kiện quay vòng trở lại dây chuyền công nghệ để tận thu. Kết quả nghiên cứu của đề tài giải quyết được các vấn đề: i). cải tạo, hoàn thiện công nghệ xử lý nước thải để sản xuất thạch cao nhân tạo đáp ứng được tiêu chuẩn thạch cao cung cấp cho các nhà máy sản xuất xi măng; ii). tận thu thêm kim loại đồng để gia tăng sản lượng đồng kim loại; iii). loại trừ lượng bã thải rắn nguy hại phát sinh trong quá trình xử lý, giảm chi phí chôn lấp chất thải rắn, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; iiii). giá trị làm lợi hàng năm của giải pháp hơn 5,7 tỷ đồng.

Công nghệ góp phần tỏa sáng thương hiệu

Ứng dụng của đề tài công nghệ xử lý nước thải tại Nhà máy luyện đồng Lào Cai để tận thu kim loại và sản xuất thạch cao nhân tạo làm phụ gia xi măng đã đạt được giải thưởng cao tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14, thuộc lĩnh vực vật liệu, hóa chất, năng lượng do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao tặng. Đó là nguồn cổ vũ động viên lớn lao để tập thể cán bộ, viên chức, người lao động của Nhà máy luyện đồng Lào Cai nói riêng, Tổng công ty Khoáng sản TKV nói chung tiếp tục có những tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường bền vững.

Với quyết tâm đổi mới quy trình công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường bền vững, Tổng công ty Khoáng sản TKV đang tiến những bước dài vững chắc, khẳng định thương hiệu và vị thế doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản trong hiện tại và cả tương lai.

 

Văn Phục – Lưu Ký

VIMICO: Khai hỏa sấy Lò nấu luyện sten đồng (SKS)

Trong không khí phấn khởi toàn quốc thi đua lập thành tích kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2021) và chào mừng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, sáng ngày 17/5/2021, Tổng Công ty Khoáng sản – TKV đã tiến hành Lễ khai hỏa sấy lò luyện đồng tại Dự án Mở rộng, nâng công suất nhà máy Luyện đồng số 2 (tại thôn Tân Hồng xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).

Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Hoàng Chí Hiền –  Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lào Cai; Nguyễn Tiến Mạnh – Phó TGĐ Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam; Nguyễn Văn Hải – Chủ tịch HĐQT; Trịnh Văn Tuệ – TGĐ Tổng công ty Khoáng sản cùng các đồng chí trong Ban quản lý dự án Mở rộng, nâng công suất nhà máy Luyện đồng số 2; Nhà thầu NFC và CBCNV của Nhà máy Luyện đồng số 2.

Đúng 10h15, sau lễ khai hỏa, ngọn lửa sấy đã rực cháy trong lò. Đây là ngọn lửa đầu tiên – mốc son quan trọng đánh dấu quá trình nỗ lực khắc phục mọi khó khăn của toàn thể lãnh đạo Tập đoàn TKV, Tổng công ty Khoáng sản và Ban quản lý dự án Mở rộng, nâng công suất nhà máy Luyện đồng số 2,  trong tiến trình xây dựng nhà máy tiến tới vận hành thử toàn bộ nhà máy.

Dự án Mở rộng, nâng công suất nhà máy Luyện đồng Lào Cai có tổng vốn đầu tư hơn 3.900 tỷ đồng, được khởi động vào tháng 4/2015. Đây là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm tiếp tục hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về chế biến sâu các loại khoáng sản. Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ góp phần gia tăng chuỗi giá trị khoáng sản, khai thác một cách hiệu quả, triệt để, thỏa đáng nguồn quặng đồng hiện có, tăng sản lượng đồng tấm sản xuất tại Lào Cai từ 10 nghìn tấn/năm lên 30 nghìn tấn/năm, giảm lượng đồng thiếu hụt hiện nay đang phải nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ, chủ động trong sản xuất công nghiệp…

Đến nay, Dự án Mở rộng, nâng công suất nhà máy Luyện đồng Lào Cai đã triển khai được trên 97% giá trị xây lắp, trong đó các hạng mục công trình chính đã hoàn thành và đang trong giai đoạn thử nghiệm đơn động. Dự kiến đầu tháng 7/2021 sẽ đưa toàn bộ dây chuyền vào chạy thử nghiệm liên động và có tải. Khi nhà máy chính thức đi vào hoạt động sẽ cung cấp cho thị trường trên 20.000 tấn đồng kim loại 99,995%, 100.000 tấn Axit Sunfuaric, 1.000 kg vàng và 1.000 kg bạc, đóng góp trên 5.000 tỷ đồng vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh mỗi năm.

Lò luyện sten đồng là hạng mục đặc biệt quan trọng, được ví như là “trái tim” của nhà máy, sau 10 ngày sấy, khi lò đạt nhiệt độ từ 1.600oC đến 1.800oC lò sẽ được cung cấp nguyên liệu quặng cho ra dòng đồng nung chảy để chuyển qua các công đoạn tinh luyện tiếp theo.

Dưới đây là một số hình ảnh:

Thu Phương

VIMICO siết chặt công tác phòng, chống dịch Covid-19

Trước thực trạng dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, Tổng công ty Khoáng sản – TKV (VIMICO) không chỉ đưa ra nhiều giải pháp đảm bảo ổn định hoạt động SXKD mà còn quyết liệt triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tới toàn thể CBCNV – NLĐ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn lây nhiễm trong cộng đồng.

Thực hiện Công điện số 570/CĐ-TTg ngày 02/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19; Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 11/5/2021 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện các biện pháp cấp bách, phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội; Công văn số 1754/TKV-BCĐ ngày 26/4/2021 của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam về việc tăng cường các biện pháp phòng,  chống dịch COVID-19.

Theo đó, Tổng công ty yêu cầu các đơn vị khẩn trương chấn chỉnh, tăng cường thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, kịp thời các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm dịch Covid-19 tại đơn vị và địa phương nơi đơn vị đóng chân như: đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, phun thuốc khử khuẩn… theo thông điệp “5K” của Bộ Y tế. Rà soát kỹ những người lao động có tiếp xúc với những người là Fl, F2 để tổ chức cách ly theo quy định. Tổng công ty triển khai tổ chức làm việc online, điều hành sản xuất trực tuyến nhằm đảm bảo chế độ thường trực, duy trì hoạt động ổn định của đơn vị.

Các đơn vị báo cáo kịp thời diễn biến dịch bệnh theo quy định về Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Tổng công ty. Lãnh đạo các đơn vị bám sát diễn biến của dịch bệnh, có các giải pháp tối ưu về sản xuất, đảm bảo ATLĐ; bảo vệ người lao động an toàn trước các diễn biến của dịch Covid-19;

Đặc biệt là, cần tăng cường tuyên truyền, đề cao kỷ cương pháp luật; CBCNV, người lao động toàn Tổng công ty không lơ là, mất cảnh giác, không hoang mang. Tận dụng cơ hội tốt về giá các sản phẩm kim loại để tăng cường sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời đảm bảo chống dịch hiệu quả.

Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên các đơn vị thường xuyên tổ chức kiểm tra, tuyên truyền trực tiếp ngay đầu ca sản xuất để người lao động yên tâm công tác và chủ động trong mọi tình huống, từ đó góp phần kiểm soát tốt các nguy cơ gây dịch bệnh lây lan.

Dưới đây là một số hình ảnh

 

Lưu Ký

VIMICO: Tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021

Sáng ngày 14/4/2021, Tổng công ty Khoáng sản – TKV (VIMICO) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021. Ông Nguyễn Văn Hải – Chủ tịch HĐQT và ông Trịnh Văn Tuệ – Tổng Giám đốc Tổng công ty cùng điều hành Đại hội.

Tham dự Đại hội có lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam; các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành, đại diện tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên Tổng công ty và 18 Cổ đông được ủy quyền hợp lệ, đại diện cho 199.277.200 cổ phần có quyền biểu quyết của Tổng Công ty.

.

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng năm 2020 và kế hoạch SXKD, ĐTXD, tuyển dụng năm 2021 của VIMICO, ông Trịnh Văn Tuệ, Tổng Giám đốc VIMICO nhấn mạnh, năm 2020, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến SXKD của Tổng công ty, nhưng với sự đồng lòng, quyết tâm của tập thể CNVCLĐ toàn Tổng công ty cùng những nhóm giải pháp đồng bộ, nên VIMICO đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Trong điều hành hoạt động SXKD, Tổng công ty đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị bám sát kế hoạch điều hành, các phương án sản xuất phù hợp với tình hình thực tế từng đơn vị, đảm bảo vừa chống dịch vừa sản xuất hiệu quả.

Bên cạnh việc tích cực triển khai đề án tái cơ cấu tổ chức, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp kỹ thuật công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng. Kết quả SXKD năm 2020: Công ty mẹ – Tổng công ty: 6.109 tỷ đồng/3.152 tỷ đồng. Trong đó: Doanh thu các sản phẩm Công ty mẹ: 3.025 tỷ đồng/3.104 tỷ đồng, đạt 97,48%KH; Toàn TCT: 6.222 tỷ đồng/5.985 tỷ đồng KHĐC, bằng 103,98% KH và bằng 100,33% cùng kỳ 2019. Trong đó: Doanh thu khoáng sản: 6.039 tỷ đồng, đạt 103,12%KHĐC và bằng 100,85% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế:  Công ty mẹ – Tổng công ty: 198,091 tỷ đồng/145 tỷ đồng KHĐC. Hợp nhất : 243,087 tỷ đồng/165 tỷ đồng KHĐC, bằng 146,72% KHĐC. Nộp ngân sách: 1.034,11 tỷ đồng, tăng 63,36 tỷ đồng so với năm 2019. Thu nhập bình quân: Công ty mẹ: 13,8 tr.đ/người/tháng. Toàn Tổng công ty:10,9 triệu đồng/người/tháng, đạt 112%KH, tăng 21% so với năm 2019.

Bước sang thực hiện nhiệm vụ SXKD năm 2021, Đại hội đã thống nhất biểu quyết các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể như sau: Sản lượng sản xuất: Tại Mỏ đồng Sin Quyền: đất đá bóc > 12 triệu m3 và quặng nguyên khai khai thác 2,1 triệu tấn quặng nguyên khai; Mỏ đồng Vi kẽm: quặng khai thác 50.000 tấn. Sản phẩm sản xuất chủ yếu: Đồng tấm: 25.000 tấn, trong đó Nhà máy 1 trên 12.500 tấn, Nhà máy 2 đi vào hoạt động từ quý 2 và sản lượng >12.500 tấn; Tinh quặng đồng 25% Cu: 67.382 tấn; Tinh quặng sắt 60%Fe: 102.340 tấn.

Tại Công ty con do Tổng công ty nắm giữ cổ phần chi phối, sản xuất kẽm thỏi 99,95%Zn: 12.000 tấn; Thiếc thỏi 99,75%Sn: 130 tấn; Phôi thép: 220.000 tấn; Tinh quặng sắt 60%Fe: 77.000 tấn (mỏ Kíp Tước).

Tổng doanh thu hợp nhất toàn Tổng công ty: 8.602 tỷ đồng. Trong đó: Sản xuất khoáng sản: 8.407 tỷ đồng; Sản xuất kinh doanh khác:195 tỷ đồng. Công ty mẹ: 5.158 tỷ đồng, trong đó: Doanh thu khoáng sản: 4.984 tỷ đồng, doanh thu khác: 174 tỷ đồng. Hợp nhất lợi nhuận trước thuế toàn Tổng công ty: 218 tỷ đồng, trong đó: Lợi nhuận từ khoáng sản: 190 tỷ đồng; Lợi nhuận từ kinh doanh khác: 28 tỷ đồng. Công ty mẹ: 173 tỷ đồng, trong đó: Từ khoáng sản: 149 tỷ đồng; Kinh doanh khác: 24 tỷ đồng.

Đại hội đã nghe báo cáo hoạt động của HĐQT; Báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát về thẩm tra tình hình hoạt động và tài chính năm 2020, định hướng nhiệm kỳ năm 2021; Phương án phân phối lợi nhuận và chi trả cổ tức năm 2020; việc thực hiện chi trả tiền lương, thù lao Người quản lý năm 2020 và kế hoạch năm 2021; Lựa chọn công ty kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2021; Thông qua nội dung Phương án SXKD khi đưa dự án nâng công suất Nhà máy Luyện đồng Lào Cai; Thông qua hợp đồng phối hợp kinh doanh và cơ chế mua bán sản phẩm năm 2021 -2023 với TKV.

Tất cả các báo cáo, biên bản, nghị quyết tại Đại hội đều được thảo luận kỹ lưỡng và được 100% cổ đông tham dự biểu quyết nhất trí thông qua./.

Dưới đây là một số hình ảnh:

 

 

 

Lưu Ký

Đảng ủy Tổng công ty Khoáng sản – TKV Sơ kết 3 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ Quý II năm 2021 và Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW

Nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng Đảng và đề ra các giải pháp chỉ đạo phù hợp với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh Quý II/2021, ngày 09/4/2021, Đảng ủy Tổng công ty Khoáng sản – TKV (VIMICO) đã tổ chức Sơ kết công tác Xây dựng Đảng Quý I, triển khai nhiệm vụ Quý II/2021 và Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Tới dự Hội nghị có các đồng chí: Khuất Mạnh Thắng – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV); Nguyễn Văn Hải – Chủ tịch HĐQT VIMICO; Trịnh Văn Tuệ – Bí thư Đảng ủy – Tổng giám đốc VIMICO; Bùi Văn Chu – Chủ tịch Công đoàn VIMICO; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Đảng ủy; các đồng chí Bí thư các Chi, Đảng bộ trực thuộc…

Theo đánh giá của Đảng ủy VIMICO, trong Quý I/2021, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát đợt thứ 3, ảnh hưởng đến khả năng cung ứng vật tư phục vụ sản xuất và tình hình sản xuất kinh doanh của một vài đơn vị cũng như tiến độ thực hiện đầu tư các dự án… Tuy nhiên, Đảng ủy Tổng công ty đã sớm nhận diện các khó khăn, thách thức, ngay từ đầu năm, Đảng ủy đã kịp thời chỉ đạo các đơn vị bám sát kế hoạch điều hành, các phương án sản xuất phù hợp với tình hình thực tế từng đơn vị, đảm bảo sản xuất hiệu quả với mục tiêu “An toàn – Đổi mới – Phát triển”, nên các đơn vị đã duy trì và ổn định các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó, Đảng ủy đặc biệt quan tâm và thường xuyên chỉ đạo công tác xây dựng Đảng; công tác tư tưởng, kiểm tra giám sát và lãnh đạo các đoàn thể quần chúng. Đảng ủy Tổng công ty đã quán triệt tới toàn thể các chi đảng bộ đơn vị trực thuộc, công ty con Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước nãm 2021; Nghị quyết số 06-NQ/ĐU ngày 05/01/2021 của Đảng ủy TKV về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2021; Nghị quyết số 07-NQ/ĐU ngày 09/02/2021 của Đảng ủy TKV về lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đề án tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam; Nghị quyết số 08-NQ/ĐU ngày 25/02/2021 của Đảng ủy TKV về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác An toàn – Vệ sinh lao động trong Tập đoàn TKV.

Đảng ủy đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề trong từng lĩnh vực cụ thể, gồm: Nghị quyết về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phát triển tài nguyên trong Tổng công ty giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết về cải thiện tiền lương, thu nhập, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động; Nghị quyết về đẩy nhanh tiến độ Dự án Mở rộng, nâng công suất nhà máy Luyện đồng Lào Cai, quyết tâm đưa Nhà máy vào hoạt động theo đúng kế hoạch trong năm 2021; Nghị quyết về lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2021; Nghị quyết về lãnh đạo thực hiện công tác Quốc phòng – Quân sự năm 2021; Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương Lần thứ III, nhiệm kỳ 2020- 2025. Đặc biệt là, Đảng ủy Tổng công ty đã bám sát các diễn biến và kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh covid-19, đảm bảo thực hiện mục tiêu kép: Vừa SXKD, vừa phòng chống dịch hiệu quả.

Kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị Quý I/2021, tổng doanh thu hợp nhất toàn Tổng công ty đạt 1.501 tỷ đồng/8.602 tỷ đồng, bằng 17,45% KHN và bằng 116,86% cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận đạt 132 tỷ đồng/218 tỷ đồng KH; Nộp ngân sách 200 tỷ đồng. Đảm bảo thu nhập bình quân: 9,611 triệu đồng/người/tháng.

Triển khai nhiệm vụ công tác trọng tâm Quý II và 6 tháng đầu năm 2021, Đảng ủy VIMICO tiếp tục tập trung chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị, triển khai các biện pháp nhằm ổn định tư tưởng, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động; tăng cường công tác dự báo để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp; nhận diện sâu sắc hơn khó khăn thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ quý II và 6 tháng đầu năm, làm tiền đề vững chắc đề hoàn thành nhiệm vụ năm 2021. Theo đó, Đảng ủy tập trung bám sát các biện pháp nhằm nâng cao năng suất, thực thu khoáng sản có ích, tăng cường quản trị chi phí nhằm hạ giá thành, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD chung của Tổng công ty.

Chỉ đạo các chi, đảng bộ triển khai thực hiện các Nghị quyết đại hội chi, đảng bộ các cấp. Tiếp tục chỉ đạo các chi, đảng bộ, đơn vị thực hiện tốt công tác phòng, chống đại dịch Covid-19. Xây dựng kế hoạch và tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết XIII của Đảng. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Hội nghị Trung ương IV khóa XII; tuyên truyền bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu cử hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tuyên truyền kỷ niệm 46 năm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đât nước; 135 năm Ngày quốc tế Lao động 01/5 và 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hô Chí Minh…

Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phấn đấu kết thúc 6 tháng đầu năm 2021, các chỉ tiêu SXKD chủ yếu đạt trên 50% kế hoạch năm. Cụ thể: Tổng doanh thu đạt 2.135 tỷ đồng, 6 tháng đạt 3.600 tỷ đồng; Lợi nhuận dự kiến đạt 50 tỷ đồng, 6 tháng đạt trên 180 tỷ đồng; Nộp ngân sách 200 tỷ đồng (6 tháng: 400 tỷ đồng); đảm bảo tiền lương bình quân: 9.840 đồng/người/tháng.

Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đề ra, Đảng ủy tiếp tục chỉ đạo Tổng công ty và các đơn vị thành viên tiếp tục tập trung vào thực hiện các biện pháp đảm bảo tuyệt đối an toàn, nâng cao năng suất, thực thu khoáng sản có ích, tăng cường quản trị chi phí nhằm hạ giá thành, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD chung của Tổng công ty. Phối hợp với HĐQT chỉ đạo tổ chức tốt đại hội ĐCĐ thường niên năm 2021 theo đúng nội dung và thời gian quy định của Điều lệ công ty cổ phần và quy định pháp luật.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Khuất Mạnh Thắng – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn TKV đã đánh giá cao và biểu dương những kết quả mà cán bộ đảng viên, công nhân viên chức và người lao động Tổng Công ty Khoáng sản đã đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng 3 tháng đầu năm 2021, góp phần quan trọng vào kết quả SXKD chung của toàn Tập đoàn.

Để hoàn thành nhiệm vụ Quý II và 6 tháng đầu năm 2021, đồng chí Khuất Mạnh Thắng đề nghị tập thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên và người lao động Tổng Công ty tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của mình, khắc phục những khó khăn, tồn tại, bám sát sự chỉ đạo của Đảng ủy Tập đoàn, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu SXKD 6 tháng đầu năm và cả năm 2021. Đồng chí cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng, với truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”, tập thể cán bộ đảng viên, công nhân viên chức và người lao động Tổng Công ty sẽ tiếp tục vượt qua những khó khăn thử thách, phòng chống dịch covid-19 hiệu quả và đạt được những thành tích cao hơn nữa, xứng đáng với sự quan tâm và niềm tin tưởng của Đảng bộ Tập đoàn, góp phần xây dựng Tập đoàn TKV phát triển bền vững.

Cũng tại Hội nghị này, Đảng ủy VIMICO đã Sơ kết công tác 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Kết quả, 5 năm qua, với cách làm nghiêm túc, bài bản, Đảng ủy Tổng công ty Khoáng sản- TKV đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Đảng ủy Tổng công ty luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng. Đồng thời xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát việc triển khai Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị thông qua chương trình kiểm tra của Ban Chấp hành Đảng ủy và của UBKT Đảng ủy với hình thức lồng ghép nội dung theo chương trình.

Nhờ tích cực chỉ đạo, nên các chi, đảng bộ trực thuộc đã có những bước đột phá, tạo sự chuyển biến rõ nét trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đảng ủy Tổng công ty đã chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tiến cơ giới hoá, tự động hoá thiết bị công nghệ từng khâu trong dây chuyền khai thác, chế biến khoáng sản, sắp xếp tổ chức sản xuất, tái cơ cấu lực lượng lao động; đẩy mạnh tin học hoá trong nghiệp vụ quản lý, quản trị kinh doanh. Áp dụng công nghệ mới trong SXKD, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách  thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tại Hội nghị Sơ kết, Đảng ủy Tổng công ty đã trao tặng Giấy khen cho 4 tập thể và 17 cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ chính trị.

Dưới đây là một số hình ảnh của Hội nghị:

Lưu Ký

TT kim loại thế giới ngày 02/04/2021: Giá đồng tăng

TT kim loại thế giới ngày 02/04/2021: Giá đồng tăng

Giá đồng tại Thượng Hải ngày 02/04/2021 tăng do lo ngại về nguồn cung đồng tinh chế hạn chế sau khi hoạt động luyện kim trên toàn cầu giảm do thiếu nguyên liệu.

Trên sàn Thượng Hải, giá đồng giao tháng 5/2021 trong phiên đóng cửa ngày 02/04/2021 lúc 2h57( giờ Việt Nam) tăng 2,4% lên 67.090 CNY (tương đương 10.227,91 USD)/tấn, phiên trước đó đã tăng tăng 0,9% hàng tuần.

Trên sàn giao dịch kim loại London các giao dịch tạm dừng hoạt động để tuân theo quy định thứ 6 Tuần Thánh.
 Dữ liệu từ vệ tinh giám sát các nhà máy đồng đã giảm xuống mức thấp nhất trong ít nhất 5 năm vào tháng 3, đặc biệt là ở nhà sản xuất đồng tinh luyện hàng đầu Trung Quốc.
Nguồn cung đối với đồng tinh luyện bị ép giá do nhu cầu đồng tinh chế yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc, nước tiêu thụ lớn nhất thế giới, khi nước này bước vào mùa nhu cầu truyền thống mạnh trong quý thứ hai.
Giá đồng tại Yangshan giảm xuống 57 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 30/11, cho thấy nhu cầu đồng nhập khẩu tại Trung Quốc đang suy yếu.
Huatai Futures cho biết, chúng tôi tạm thời duy trì nhận định tăng giá dài hạn đối với giá đồng, nhưng nếu lượng dự trữ trong quý II ít hơn dự kiến thì mức tăng giá đồng có thể yếu hơn so với dự kiến trước đây.

Dự trữ đồng trên sàn Thượng Hải tăng mức cao nhất kể từ tháng 5/ 2020 lên mức 197.628 tấn.

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải

(Đơn vị: CNY/tấn)

Tên loại Kỳ hạn Ngày 2/4 Chênh lệch so với ngày hôm qua
Giá thép Giao tháng 10/2021 5.044 +144
Giá đồng Giao tháng 5/2021 65.660 +130
Giá kẽm Giao tháng 5/2021 21.360 -225
Giá niken Giao tháng 6/2021 122.540 +1.360

 

Nguồn: VITIC/Reuters

Giá vàng ngày 01/04/2021 tăng trở lại sau 1 phiên sụt giảm mạnh

Giá vàng ngày 01/04/2021 tăng trở lại sau 1 phiên sụt giảm mạnh

Hôm nay, giá vàng thế giới tăng mạnh trở lại sau một phiên giảm sâu xuống mức thấp trong nhiều tuần do đồng USD hạ nhiệt; giá vàng trong nước cũng tăng, SJC lên 54,77 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước tăng
Vào lúc 9h30 giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC tại Hà Nội mua vào 54,35 triệu đồng/lượng – bán ra 54,77 triệu đồng/lượng (tăng 250.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều hôm qua ở cả 2 chiều mua bán).
Tập đoàn PNJ – SJC niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức mua vào 54,30 triệu đồng/lượng – bán ra 54,70 triệu đồng/lượng (tăng 200.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng Phú Quý – SJC niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 54,37 triệu đồng/lượng (tăng 170.000 đồng/lượng) – bán ra 54,75 triệu đồng/lượng (tăng 200.000 đồng/lượng)
Giá vàng thế giới 1.707 – 1.710 USD/ounce
Giá vàng thế giới hôm nay giao dịch quanh ngưỡng 1.707 – 1.710 USD/ounce, tăng 24 – 27 USD/ounce so với sáng hôm qua.
Giá vàng thế giới tăng mạnh trở lại sau một phiên giảm sâu xuống mức thấp trong nhiều tuần. Đồng USD hạ nhiệt là một trong các yếu tố kéo giá vàng đi lên. Vàng tăng còn do nhu cầu bắt đáy gia tăng. Tuy nhiên, thị trường vàng vẫn chịu áp lực khá lớn khi đồng USD đứng ở mức cao và lợi suất trái phiếu Mỹ có xu hướng đi lên. Sự chùng lại của nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới cũng góp phần hỗ trợ giá vàng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự tính công bố chương trình nghị sự kế tiếp về kinh tế với gói chi ít nhất 2 nghìn tỷ USD. Kế hoạch này có thể bao gồm việc tăng thuế đối với những người Mỹ và doanh nghiệp có thu nhập cao. Trong phiên chiều 31/3, hầu hết thị trường chứng khoán châu Á đi xuống.
Trong những phiên đầu tuần, chứng khoán thế giới phần lớn tăng mạnh nhờ tâm lý lạc quan về đà phục hồi kinh tế toàn cầu cũng như quá trình tiêm chủng. Dù vậy, không ít nhà giao dịch vẫn lo ngại quá trình phục hồi sẽ đẩy lạm phát gia tăng và buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất. Nhiều người lo ngại chính sách tiền tệ siêu nới lỏng có thể sắp kết thúc.
Tình trạng sức khỏe nền kinh tế Mỹ khá tốt sau khi báo cáo việc làm của Bộ Lao động Mỹ cho thấy mức tăng đúng như kỳ vọng: thêm 517.000 việc làm trong tháng 3. Nhiều dự báo tiếp tục cho rằng, vàng sẽ tăng trong dài hạn do nguồn cung vàng thiếu hụt và lạm phát gia tăng.

Nguồn: VITIC

HƯỚNG DẪN SỐ 57/HD-MTTW-BTT VỀ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CƯ TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI ỨNG CỬ ĐBQH VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP

Ngày 12/3, thay mặt Ban Thường trực, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực đã ký Hướng dẫn số 57/HD-MTTW-BTT về tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026

 

 

Văn bản Hướng dẫn số 57/HD-MTTW-BTT của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thực hiện Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết liên tịch số 09/2021/NQLT/UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Theo đó, Hội nghị cử tri nơi cư trú của người ứng cử để lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 (gọi chung là người ứng cử). Thông qua hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp có cơ sở đánh giá toàn diện, khách quan những người ứng cử để hiệp thương lập danh sách người đủ tiêu chuẩn, tiêu biểu, xứng đáng với tín nhiệm của cử tri tại hội nghị hiệp thương lần thứ ba.

Việc tổ chức hội nghị phải bảo đảm dân chủ, nghiêm túc, đúng các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và các văn bản  hướng dẫn của Hội đồng bầu cử Quốc gia, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về bầu cử.

Hướng dẫn của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng nêu rõ về phương thức tổ chức Về phương thức tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026; Thời gian, địa điểm tổ chức Hội nghị.

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp xã trên địa bàn triển khai thực hiện  bảo đảm tiến độ và chất lượng./.

Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào thực tiễn cuộc sống

(TG) – Các cấp ủy, tổ chức đảng phải tập trung xây dựng chương trình hành động, cụ thể hóa bằng các kế hoạch, dự án, đề án khả thi, sát với điều kiện thực tế, định lượng được kết quả, hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và sự phát triển mạnh mẽ của mỗi địa phương, đơn vị. Đặc biệt, các cơ quan Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ của mình tập trung nghiên cứu, sớm cụ thể hóa, thể chế hóa nội dung Nghị quyết Đại hội XIII thành luật pháp, cơ chế, chính sách… để sớm thực thi trong đời sống
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. (Ảnh: TA)

 

Trong hai ngày 27-28/3/2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đồng chí VÕ VĂN THƯỞNG, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã phát biểu chỉ đạo. Sau đây là toàn văn bài phát biểu:

Thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TW, ngày 9-3-2021 của Bộ Chính trị về “Việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, hôm nay, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng bằng hình thức trực tuyến.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp. Thành công của Đại hội đã góp phần củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới đất nước; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phát huy tinh thần yêu nước, ý chí và khát vọng phát triển đất nước, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Các văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã được chuẩn bị “rất công phu, chu đáo, bài bản, qua nhiều lần, nhiều vòng, từng bước hoàn thiện, có nhiều đổi mới quan trọng về nội dung và phương pháp. Quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển, trên cơ sở phát huy dân chủ rộng rãi…., các văn kiện đã thực sự là sản phẩm kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thể hiện rõ sự thống nhất giữa “ý Đảng, lòng Dân”, hoà quyện cùng quyết tâm và ý chí phát triển của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”(1).

Quán triệt sâu sắc nội dung Chỉ thị 01-CT/TW, ngày 9-3-2021 của Bộ Chính trị; để bảo đảm cho việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đạt kết quả cao, đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, nhất là người đứng đầu thực hiện một số vấn đề trọng tâm sau:

Một là, cần nhận thức sâu sắc việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là công việc thường xuyên, phải được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, khoa học trong suốt cả nhiệm kỳ; là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2021, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng và cả hệ thống chính trị, để mỗi cán bộ, đảng viên nắm vững và thực hiện đúng đắn, sáng tạo Nghị quyết của Đảng, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng, sự đồng thuận cao trong nhân dân, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đồng thời, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; uốn nắn những nhận thức lệch lạc; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: TA)

Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: TA)

Hai là, việc triển khai nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết phải được tiến hành nghiêm túc, có chất lượng; tập trung làm rõ, nắm vững những quan điểm, nội dung cốt lõi, những chủ trương mới trong các văn kiện Đại hội XIII (từ tầm bao quát, cách tiếp cận mới, mục tiêu tổng quát, các định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm, các chỉ tiêu chủ yếu, các khâu đột phá chiến lược, v.v…), để thấy rõ sự kế thừa, bổ sung, phát triển tư duy, lý luận của Đảng. Nắm vững những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn 35 năm đổi mới đất nước, nhất là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII; nhận diện đầy đủ những thuận lợi, thời cơ, khó khăn, thách thức và nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong thời gian tới; liên hệ và vận dụng phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, đơn vị để xác định và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong nhiệm kỳ 2021 – 2025. Nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả các mối quan hệ lớn: Giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Trong quá trình nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết, phải đề cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, ý thức tự giác, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng.

Ba là, công tác tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng phải được tiến hành thường xuyên, bền bỉ, đồng bộ, sáng tạo, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống tuyên giáo các cấp, các cơ quan báo chí – xuất bản, đội ngũ giảng viên lý luận chính trị, văn nghệ sĩ, báo cáo viên, tuyên truyền viên… Trong quá trình tuyên truyền, phải kịp thời lý giải những băn khoăn, vướng mắc của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung Nghị quyết; kịp thời uốn nắn những nhận thức chưa đúng; chủ động định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận tích cực trong xã hội; kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc.

Bốn là, việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII chỉ là bước đầu, điều quan trọng là phải sớm đưa nội dung Nghị quyết Đại hội vào thực tiễn cuộc sống, nói đi đôi với làm, thấm nhuần sâu sắc lời Bác Hồ dạy “kế hoạch 10 phần thì biện pháp phải 20 phần và quyết tâm 30 phần”(2), biến những quyết định của Đại hội thành hiện thực sinh động trong thực tế, thành của cải vật chất và văn hóa mang lại giàu có và hạnh phúc cho nhân dân như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trong phiên bế mạc Đại hội XIII. Vì vậy, ngay sau hội nghị này, các cấp ủy, tổ chức đảng phải tập trung xây dựng chương trình hành động, cụ thể hóa bằng các kế hoạch, dự án, đề án khả thi, sát với điều kiện thực tế, định lượng được kết quả, hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và sự phát triển mạnh mẽ của mỗi địa phương, đơn vị. Đặc biệt, các cơ quan Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ của mình tập trung nghiên cứu, sớm cụ thể hóa, thể chế hóa nội dung Nghị quyết Đại hội XIII thành luật pháp, cơ chế, chính sách… để sớm thực thi trong đời sống; kịp thời khắc phục hạn chế, yếu kém mà Đại hội đã chỉ ra là: “Chỉ đạo và tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, chậm được khắc phục; năng lực cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương, nghị quyết còn hạn chế”(3).

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: TA)

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: TA)

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội và việc xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của mỗi địa phương, đơn vị; khắc phục triệt để bệnh hình thức, qua loa, đại khái. Kịp thời phát hiện, khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích trong nghiên cứu, học tập, nhất là việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ở các cấp.

_______

(1) Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, do đồng chí Tổng Bí thư trình bày tại Đại hội XIII.

(2) Bài phát biểu của Bác Hồ tại Đại hội thi đua “Năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều” toàn miền Bắc, ngày 12/2/1965.

(3) Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội XIII của Đảng.

Theo Tạp chí Tuyên giáo

Giá vàng ngày 29/03/2021 thế giới tăng, trong nước giảm nhẹ

Hôm nay, giá vàng thế giới hôm nay tăng nhẹ, tuy nhiên giá vàng trong nước lại giảm nhẹ so với cuối tuần trước, SJC còn mức 55,32 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước giảm
Vào lúc 10h giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC tại Hà Nội mua vào 54,90 triệu đồng/lượng (không đổi so với cuối tuần qua) – bán ra 55,32 triệu đồng/lượng (giảm 100.000 đồng/lượng).
Tập đoàn PNJ – SJC niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức mua vào 54,90 triệu đồng/lượng (không đổi) – bán ra 55,30 triệu đồng/lượng (giảm 100.000 đồng/lượng).
Giá vàng Phú Quý – SJC niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 54,90 triệu đồng/lượng – bán ra 55,30 triệu đồng/lượng (giảm 70.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua bán)
Giá vàng thế giới 1.729 – 1.731 USD/ounce
Giá vàng thế giới hôm nay giao dịch quanh ngưỡng 1.729 – 1.731 USD/ounce, tăng 1-3 USD/ounce so với chốt phiên giao dịch cuối tuần trước.
Với việc thị trường vàng giao dịch trong phạm vi khá hẹp, các nhà phân tích cho rằng, xu hướng giá vàng tăng hoặc giảm đều có khả năng xảy ra trên thị trường. Bên cạnh đó, giới đầu tư nhận định động thái giá vàng sẽ phụ thuộc vào tình hình đồng USD và lợi suất trái phiếu.
Ông Phillip Streible, Giám đốc chiến lược thị trường tại Blue Line Futures, cho biết giá vàng thế giới có thể chứng kiến mức giảm xuống còn 1.700 USD, nhưng sau đó các nhà đầu tư sẽ quay trở lại thị trường. Theo ông Strible, lợi suất trái phiếu không thể mãi kéo dài mức cao và một khi xu hướng này đảo ngược, vàng sẽ lấy lại được sức mạnh.
Ông Lukman Otunuga, Nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại FXTM, phân tích những tiến triển đáng khích lệ trong công tác tiêm chủng vaccine Covid-19 ở Mỹ đã thúc đẩy kì vọng phục hồi kinh tế nhanh hơn ở quốc gia này, do đó nâng cao nhu cầu đối với đồng bạc xanh. Nếu tỷ giá USD kéo dài đà tăng trong tuần tới, giá vàng có thể tiếp tục xuống thấp hơn.
Giám đốc chiến lược tiền tệ Adam Button tại Forexlive.com, cho rằng thời điểm hiện tại chưa phải lúc đầu tư vào vàng khi đồng bạc xanh đang chiếm ưu thế.
Jim Wyckoff, Chuyên gia phân tích kĩ thuật cấp cao tại Kitco.com, là người duy nhất đưa ra quan điểm trung lập trong cuộc khảo sát Phố Wall tuần này. Mặc dù ông Wyckoff nhận thấy thị trường đang ở trong một mô hình giao dịch đi ngang, nhưng giá vàng nhiều khả năng sẽ giảm xuống trong ngắn hạn; trong khi đó, Chiến lược gia thị trường cấp cao của LaSalle Futures Group -Charlie Nedoss, lại tỏ ra lạc quan về thị trường kim loại quí với điều kiện giá vàng giữ trên mức trung bình động 20 ngày là khoảng 1.725 USD/ounce. Ông cũng chỉ ra rằng, đồng bạc xanh và lợi suất trái phiếu sắp đạt mức đỉnh.
Cùng quan điểm, Chiến lược gia thị trường cấp cao Daniel Pavilonis tại RJO Futures cho rằng, đây chính là thời điểm thích hợp để bắt đầu tham gia vào thị trường vàng.
Nhà phân tích Eugen Weinberg của Commerzbank cho biết, thị trường chứng khoán tăng và đồng đô la Mỹ vững chắc dường như không gây áp lực quá nhiều lên giá vàng là một tín hiệu tốt.
Lạc quan hơn, nhà môi giới hàng hóa cao cấp của RJO Futures Daniel Pavilonis cho biết, tâm lý thị trường đang ở mức thấp so với hồi tháng 8/2020 là một dấu hiệu tốt khác nữa. “Đây có lẽ là thời điểm để mua vào và tuần tới có thể chứng kiến thêm một tuần tăng giá đối với vàng”, ông Pavilonis nói. Tuy nhiên, nhà phân tích kim loại quý Suki Cooper của Standard Chartered lại cho rằng, giá vàng đang ở mức vừa phải nhưng kim loại quý phải đối mặt với nhu cầu giảm sút trong bối cảnh không có chất xúc tác vĩ mô nào thúc đẩy kim loại quý tăng giá.
Theo kết quả khảo sát diễn biến giá vàng tuần này, tỷ lệ chuyên gia ủng hộ giá vàng tăng đã giảm so với tuần trước. Cụ thể, chỉ có 44% số chuyên gia nhận định giá vàng tăng, trong khi có 50% nhận định giá vàng giảm và còn lại chỉ 6% giữ quan điểm trung lập. Còn với kết quả khảo sát trực tuyến trên thị trường, tỷ lệ dự đoán giá vàng tăng là 47%, còn tỷ lệ dự báo giá vàng giảm là 32%, còn lại 22% cho rằng giá vàng đi ngang. Giá vàng thế giới chốt phiên cuối tuần trước tại 1.734,30 USD/ounce, ghi nhận tuần giảm đầu tiên sau ba tuần tăng liên tục trước đó. Giá vàng giao tháng 4 cũng giảm 0,5% cả tuần qua.

Nguồn: VITIC

VIMICO: Mở lớp huấn luyện Người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2021

Trong các ngày từ ngày 23 đến ngày 28/03/2021, Tổng công ty Khoáng sản – TKV (VIMICO) phối hợp với Cục ATLĐ (Bộ Lao động -TB&XH) mở lớp huấn luyện Người huấn luyện ATVSLĐ cho gần 100 cán bộ của cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên thuộc VIMICO.

Thực hiện Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ về việc “Quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATV SLĐ) về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện ATVSLĐ và quan trắc môi trường lao động”.

Theo đó, các học viên tham gia khóa học được huấn luyện 3 chuyên đề cơ bản, gồm: Chuyên đề “Tổng quan ATVSLĐ” do Tiến sỹ Nguyễn Anh Thơ, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐTB&XH) giảng dạy; chuyên đề “Tổng quan chính sách, pháp luật Lao động mới và ATVSLĐ” do Tiến sỹ Nguyễn Thu Hằng, Ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) truyền đạt; chuyên đề “Kỹ năng của người huấn luyện ATVSLĐ” do Tiến sỹ Nguyễn Thanh Hương (Học viện Hành chính Quốc gia) thuyết giảng.

Ngoài ra, các học viên còn được cung cấp kiến thức về hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến ATVSLĐ như: Các yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động cũng như mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của công tác ATVSLĐ; Kỹ năng hướng dẫn phương pháp thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, như: tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về ATVSLĐ ở cấp cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác ATVSLĐ; Các biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh…

Kết thúc khóa học, 100% học viên tham dự đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện Người huấn luyện ATVSLĐ

Dưới đây là một số hình ảnh lớp học:

 

Lưu Ký

Đoàn Thanh niên Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – VIMICO: Trao tặng Lò xử lý rác thải cho xã Tả Gia Khâu

Sáng 24/03/2021, tại trung tâm xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai,  Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (Đoàn TNCS) Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – Vimico đã trao tặng công trình “Lò xử lý rác thải sinh hoạt” nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2021).

Tả Gia khâu là một trong số 15 xã nghèo thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện miền núi Mường Khương. Những năm gần đây, nhiều hộ dân đã rời núi, tập trung về khu vực trung tâm xã buôn bán, làm ăn khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng do rác thải sinh hoạt xả ra hàng ngày.

Đứng trước thực trạng đó, triển khai chương trình “Chung sức xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, chào mừng 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”, thời gian qua, Đoàn TNCS của Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – VIMICO đã phối hợp với Huyện Đoàn Mường Khương, Đoàn xã Tả Gia Khâu và chính quyền địa phương tích cực tổ chức tuyên truyền, giáo dục người dân nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống Xanh – Sạch – Đẹp, vận động và hướng dẫn người dân cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, ăn ở hợp vệ sinh.

Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2021), Đoàn TNCS của Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – VIMICO đã thiết kế, đầu tư vật liệu xây dựng công trình “Lò xử lý rác thải sinh hoạt” theo công nghệ đốt của Nhật Bản. Sau khi đốt xong, tro than có thể sử dụng làm phân bón.

Lò đốt bằng củi, có dung tích 6m3; công suất đốt 3m3/h, đảm bảo xử lý hết lượng rác thải trong ngày. Tổng giá trị công trình gần trên 100 triệu đồng. Sau khi bàn giao, Đoàn cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn quy trình vận hành, bảo dưỡng lò nhằm đảm bảo lò hoạt động tốt.

Công trình thanh niên trên một lần nữa minh chứng vai trò xung kích, tình nguyện và tinh thần tương thân, tương ái của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói chung và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – VIMICO nói riêng trong công tác bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp, góp phần xóa đói, giảm nghèo và xây dựng thành công nông thôn mới trên địa bàn.

 

Lưu Ký

 

Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV

Tại Lễ khai mạc kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: TTXVN

* Các đồng chí: Nguyễn Phú Trọng, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng, Trần Thanh Mẫn dự

* Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp

* Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội trình bày Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016 – 2021

Ngày 24-3, tại Hà Nội, Quốc hội (QH) khóa XIV khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 11. Đây là kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ, với nhiều nội dung quan trọng về công tác xây dựng pháp luật;  nhân sự chủ chốt nhà nước và QH;  quyết định những vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Trước phiên khai mạc, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đoàn đại biểu QH đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó, QH họp phiên trù bị, thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình làm việc của kỳ họp.

Đúng 9 giờ, QH họp phiên khai mạc. Đến dự, có các đồng chí: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Chủ tịch QH: Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng; Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, các vị đại biểu khách mời, các vị lão thành cách mạng, các đại biểu QH những khóa trước; đại diện các đoàn ngoại giao, tổ chức quốc tế; đông đảo phóng viên các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế.

Phát biểu ý kiến khai mạc kỳ họp, thay mặt Ủy ban Thường vụ QH, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: Kỳ họp này là dịp để chúng ta đánh giá, nhìn nhận lại những thành tựu, kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế, trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và các mặt công tác khác, từ đó phân tích rõ nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm để làm cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong nhiệm kỳ tới, tạo thế và lực đưa đất nước vững vàng bước vào thời kỳ phát triển mới. Có thể nói, đây là kỳ họp mang tính cầu nối, góp phần vào việc chuyển giao nhiệm kỳ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. (Toàn văn bài phát biểu đăng số báo ra hôm nay).

Tiếp theo, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân trình bày dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của QH. Báo cáo cho biết: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của cử tri, cùng với sự kế thừa và phát huy kinh nghiệm của các nhiệm kỳ trước, QH khóa XIV ngày càng thể hiện sâu sắc là hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc, tư duy sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ, linh hoạt, thận trọng, quyết đoán, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hành động vì lợi ích của nhân dân, của đất nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng và đối ngoại; thể hiện rõ vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các quyết sách của  QH luôn xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc, từ yêu cầu phát triển của đất nước, tạo nên những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong đời sống kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. (Toàn văn dự thảo Báo cáo đăng số báo ra hôm nay).

Trong phiên khai mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tóm tắt Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước. Báo cáo nêu rõ: Nhiệm kỳ 2016 – 2021 vừa qua, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp; vào năm cuối của nhiệm kỳ, đại dịch Covid-19 và thiên tai, bão lụt liên tiếp tác động nặng nề đến sự phát triển của đất nước, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sát sao, quyết liệt của Đảng, Chính phủ, sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Quốc hội và sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng và quyết tâm của người dân, cộng đồng doanh nghiệp và của cả hệ thống chính trị, nước ta vẫn đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên mọi lĩnh vực. Trên các cương vị được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó, Chủ tịch nước đã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và các nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công, góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV. (Toàn văn Báo cáo tóm tắt đăng số báo ra hôm nay).

Tại phiên khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ. Theo đó: Nhìn lại nhiệm kỳ vừa qua, đặc biệt là năm 2020 với muôn vàn khó khăn, nhiều thử thách chưa từng có, Chính phủ đã nỗ lực làm hết sức mình để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, luôn sâu sát thực tiễn, nhận diện đúng tình hình, tranh thủ thời cơ; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực. Chúng ta đã đề cao thượng tôn pháp luật. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đề cao kỷ luật kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá. Chúng ta đã cùng nhau giảm hẳn cơ chế xin – cho, thảo luận công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình và đề ra nhiều biện pháp bảo vệ môi trường kinh doanh… cùng với luôn tự kiểm về lời nói và hành động của Chính phủ cũng như hệ thống các cơ quan của chúng ta. (Toàn văn Báo cáo đăng số báo ra hôm nay).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của  QH Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016 – 2021 của Chính phủ.  Báo cáo thẩm tra đánh giá: Ủy ban Pháp luật tán thành với nhiều nội dung trong Báo cáo của Chính phủ và nhận thấy, trong nhiệm kỳ 2016 – 2021, mặc dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; trong nước bên cạnh những thời cơ, thuận lợi còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí là những thách thức lớn chưa từng có về thiên tai, dịch bệnh, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành và giám sát chặt chẽ của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã không ngừng đổi mới, năng động, sáng tạo, sâu sát trong chỉ đạo, điều hành, cải cách mạnh mẽ và quyết liệt hành động theo phương châm Chính phủ kiến tạo, hành động; kết quả đã thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra tại các nghị quyết của Đảng, của QH, đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội chung của đất nước.

Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành các nội dung về phương hướng, nhiệm vụ công tác chủ yếu của Chính phủ nhiệm kỳ tới đã được nêu khá toàn diện trong Báo cáo. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị rà soát thêm các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân đã được chỉ ra để đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục đầy đủ, đồng bộ, trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Buổi chiều, Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi). Thảo luận ở hội trường về dự thảo luật này, các đại biểu đều nhất trí sự cần thiết như Tờ trình của Chính phủ, nhằm khắc phục một số quy định bất cập của Luật Phòng, chống ma túy hiện hành, bảo đảm đồng bộ với hệ thống pháp luật liên quan mới được ban hành… Đồng thời, xây dựng các quy định điều chỉnh một số quan hệ mới xuất hiện liên quan công tác phòng, chống ma túy.

Về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống ma túy, các ý kiến cho rằng, thẩm quyền chính trong phòng, chống và kiểm soát ma túy thuộc Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan theo nguyên tắc phối hợp giữa các lực lượng đã được quy định cụ thể trong các luật chuyên ngành và một số văn bản pháp luật liên quan. Tuy nhiên, bên cạnh các quy định chung về trách nhiệm của cơ quan chuyên trách, cần cụ thể hóa trách nhiệm của một số tổ chức, cá nhân, gia đình trong phòng, chống ma túy, nhất là trong quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy… Biện pháp cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng là phù hợp chủ trương đa dạng hóa các hình thức cai nghiện, tạo điều kiện cho tất cả những người nghiện ma túy đều được cai nghiện tự nguyện, nhất là người khó tiếp cận cơ sở cai nghiện ma túy; thể hiện trách nhiệm và huy động sự tham gia của gia đình, cộng đồng đối với người nghiện ma túy. Nhưng thời gian qua, những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chủ yếu liên quan việc tổ chức thực hiện chính sách. Do vậy, nhiều đại biểu đề nghị, để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả, cần quy định cụ thể trách nhiệm của từng chủ thể trong quản lý, kiểm tra, hướng dẫn, tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.

Theo Báo Nhân Dân điện tử

 

 

“Sáng mãi lửa nhiệt huyết” Tuyên dương 99 cán bộ Đoàn nhận giải thưởng Lý Tự Trọng

Cán bộ Đoàn các thời kỳ cùng các cá nhân nhận giải thưởng Lý Tự Trọng 2021

(ĐCSVN) – 90 năm qua, các thế hệ cán bộ Đoàn đã luôn chứng tỏ lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với dân tộc, sẵn sàng đón nhận mọi nhiệm vụ Đảng giao; tiên phong đến những nơi gian khó, cống hiến, hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Tối 22/3 tại Vĩnh Phúc, Trung ương Đoàn tổ chức chương trình tiếp lửa truyền thống “Sáng mãi lửa nhiệt huyết” và trao giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2021.

Tham dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Minh Triết, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Bí thư Trung ương Đoàn; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, các đồng chí nguyên Bí thư thứ nhất, Bí thư, Uỷ viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Bí thư các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc các thời kỳ cùng 99 cán bộ Đoàn nhận giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2021.

Phát biểu tại chương trình, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam bày tỏ, nhìn lại những chặng đường đã qua, chúng ta tự hào vì trong những thành quả của đất nước có sự đóng góp tích cực, to lớn của lớp lớp thanh niên Việt Nam, trong đó có vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ Đoàn.

“Suốt 90 năm qua, các thế hệ cán bộ Đoàn đã luôn chứng tỏ lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với dân tộc, sẵn sàng đón nhận mọi nhiệm vụ Đảng giao, tiên phong đến những nơi gian khó, cống hiến, hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân. Dù ở thời kỳ, vùng miền, lĩnh vực nào, cán bộ Đoàn cũng luôn đoàn kết, sáng tạo, ham học hỏi, không ngừng phấn đấu vươn lên để cống hiến, để trưởng thành. Những thế hệ cán bộ đi trước đã trở thành ngọn lửa truyền cảm hứng, nhiệt huyết giúp lớp cán bộ đi sau, đoàn viên, thanh niên củng cố niềm tin, phát huy phẩm chất, xây đắp hình ảnh người cán bộ Đoàn ngày càng đẹp hơn”, Bí thư thứ nhất tự hào nói.

Cho biết 99 cán bộ Đoàn tiêu biểu là những tấm gương của tinh thần xung kích, sáng tạo, vượt khó của tuổi trẻ, tiêu biểu cho sự nỗ lực, vươn lên trong công tác, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở cơ sở, là những minh chứng rõ ràng nhất cho sự tiếp nối và kế thừa những truyền thống vẻ vang của các thế hệ cán bộ Đoàn đi trước, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn khẳng định: Các bạn đã góp phần xây dựng phong cách cán bộ Đoàn với những phẩm chất phù hợp của người thủ lĩnh thanh niên trong thời kỳ mới; đồng thời mong muốn mỗi điển hình được trao giải thưởng tiếp tục lan toả tinh thần trách nhiệm, tính gương mẫu, nói đi đôi với làm trong cán bộ Đoàn các cấp; trở thành động lực để đội ngũ cán bộ Đoàn không ngừng rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành.

Khách mời chia sẻ lại kỷ niệm một thời làm cán bộ Đoàn

Nhấn mạnh lịch sử 90 năm của Đoàn cho thấy, lớp cán bộ Đoàn đi trước luôn là tấm gương sáng ngời về ý chí cách mạng, nghị lực vươn lên, tinh thần dấn thân, sáng tạo, lạc quan và lãng mạn cách mạng cho lớp cán bộ Đoàn đi sau học tập và noi theo, luôn yêu thương, dìu dắt, chăm lo, động viên, tiếp sức cho cán bộ Đoàn đi sau cả trong công việc và cuộc sống hằng ngày, Bí thư thứ nhất Nguyễn Anh Tuấn bày tỏ cán bộ Đoàn đi sau biết ơn, tri ân những cống hiến, đóng góp, hy sinh của cán bộ Đoàn đi trước. Chân thành, cầu thị lắng nghe những chia sẻ, chỉ bảo, góp ý, định hướng của thế hệ đi trước để hoàn thiện bản thân mình, làm tốt hơn những nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, tổ chức Đoàn giao phó.

Tại chương trình, các đại biểu đã tham gia “Giao lưu tiếp lửa truyền thống” với ba chủ đề chính: Tiếp lửa truyền thống cán bộ Đoàn; Dấu ấn phong trào thanh niên; Khát vọng tuổi trẻ, hiến kế cho Đoàn./.

Theo Báo Đảng Cộng sản Việt Nam điện tử

Khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức xây dựng Đảng năm 2021

Thực hiện kế hoạch Tổ chức Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức xây dựng Đảng năm 2021 của Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, sáng ngày 19/03/2021, Đảng ủy Tổng công ty Khoáng sản – TKV (VIMICO) phối hợp với Đảng ủy Tổng công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc đã khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức xây dựng Đảng cho 130 học viên là cán bộ, đảng viên thuộc Đảng ủy 2 Tổng công ty.

Tại Lớp bồi dưỡng, các học viên được nghe các đồng chí Nguyễn Minh Thiều, Phó Ban Tuyên giáo, Truyền thông và tổng hợp; Bùi Ngọc Sơn, Phó trưởng Ban Tổ chức nhân sự; Đặng Thị Tuyết, UVBTV, CN UBKT Đảng ủy, Trưởng Ban KTPC và Nguyễn Văn Hải, Văn phòng Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam phổ biến, quán triệt và nguyên cứu 04 chuyên đề gồm: Nghiệp vụ công tác Tuyên giáo; Nghiệp vụ công tác Tổ chức xây dựng Đảng; Nghiệp vụ công tác Kiểm tra, Giám sát; Nghiệp vụ công tác Văn phòng cấp ủy. Kết thúc Lớp bồi dưỡng, các học viên phải viết bài thu hoạch để đánh giá chất lượng học tập.

Thông qua lớp học này, còn nhằm giúp cho các cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức về bản lĩnh chính trị, tư tưởng, năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng trong tình hình mới, đồng thời tạo sự thống nhất cao trong việc triển khai, quán triệt các Nghị quyết của Trung ương, Đảng ủy Khối, Đảng bộ Tập đoàn  Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam với Đảng bộ 2 Tổng công ty góp phần xây dựng 2 Đảng bộ ngày càng phát triển và vững mạnh.

Dưới đây là một số hình ảnh Lớp bồi dưỡng:

Lưu Ký

 

TT kim loại thế giới ngày 17/03/2021: Đồng giảm do tồn kho tăng gây áp lực lên giá

TT kim loại thế giới ngày 17/03/2021: Đồng giảm do tồn kho tăng gây áp lực lên giá

Giá đồng giao dịch ngày 17/03/2021 giảm sau khi tồn kho tại các kho do Sở giao dịch kim loại London theo dõi tăng lên mức cao nhất trong hơn hai tháng.

Giá đồng kỳ hạn 3 tháng được giao dịch ngày 17/03 lúc 0h35’(giờ Việt Nam) trên sàn giao dịch London ngày 17/03/2021 giảm 0,1% xuống 8.953 USD/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá đồng giao tháng 5/2021 giảm 1,5% xuống 66.380 CNY( tương đương 10.208,22 USD)/tấn.
Dự trữ đồng tại London tăng 12% lên 103.900 tấn, mức cao nhất kể từ ngày 8/1, trong khi dự trữ đồng tại kho Thượng Hải ở mức 171.794 tấn, mức chưa từng có kể từ tháng 9.
Trong khi đó, công ty khai thác mỏ người Chile Antofagasta ANTO.L dự kiến sẽ đạt được thỏa thuận trả lương với công nhân của mình trong tháng này, khi các cuộc đàm phán về tiền lương tại mỏ Los Pelambres của họ kéo dài sang tuần tới nhằm tránh đình công.
Giá đồng tại cảng Yangshan giảm xuống 67 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 13/1, cho thấy nhu cầu đồng nhập khẩu vào Trung Quốc đang suy yếu.
Nhà sản xuất đồng hàng đầu Codelco đã nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường khu vực để kéo dài tuổi thọ của mỏ Radomiro Tomic ở Chile đến năm 2030.
Trên sàn London giá nhôm giảm 0,3% xuống 2.195,50 USD/tấn, giá nikel giảm 0,6% xuống 16.050 USD/tấn và kẽm giảm 0,4% xuống 2.799 USD/tấn.
Trên sàn Thượng Hải giá Nhôm giảm 1,2% xuống 17.565 CNY/tấn, nikel giảm 0,6% xuống 120.630 CNY/tấn và kẽm giảm 1,3% xuống 21.570 CNY/tấn.Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải

(Đơn vị: CNY/tấn)

Tên loại Kỳ hạn Ngày 17/3 Chênh lệch so với ngày hôm qua
Giá thép Giao tháng 5/2021 4.727 -8
Giá đồng Giao tháng 5/2021 66.350 -1.070
Giá kẽm Giao tháng 4/2021 21.555 -290
Giá nikel Giao tháng 6/2021 120.560 -800
Giá bạc Giao tháng 6/2021 5.372 -76

Nguồn: VITIC/Reuters