du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cuốn

Rèm văn phòng

Rèm gia đình

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cầu vồng

Rèm cuốn

màn cửa đẹp

màn cửa hcm

màn cửa

màn vải đẹp

rèm cửa tphcm

mẫu nhà mới

dịch vụ visa

Tổng công ty Khoáng sản- Vinacomin: 18 năm xây dựng

( 15/11/2017 - 10:13 )

Quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản trải dài từ Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu đến Nghệ An, Hà Tĩnh… là một vinh dự lớn đối với Tổng công ty Khoáng sản – Vinacomin. Tuy nhiên, để tổng công ty ổn định sản xuất – kinh doanh, phát triển bền vững trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, thực sự là một thách thức không nhỏ!

Nhà máy kẽm điện phân – Thái Nguyên

CôngThương – Thành lập và hoạt động đến nay vừa tròn 18 năm (27/10/1995 – 27/10/2013), nhưng Tổng công ty Khoáng sản – Vinacomin (Vimico) có tới 3 lần sáp nhập và chuyển đổi mô hình hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc song song với sản xuất – kinh doanh, tổng công ty phải nhiều lần sắp xếp, tổ chức lại đội ngũ nhân sự, quản lý. Thế nhưng trong mọi thời điểm, các công ty con, công ty trực thuộc tổng công ty đều có những bước phát triển đáng tự hào.
Trưởng thành từ các dự án khai thác, chế biến
Từ số vốn nhà nước giao khi mới thành lập chỉ 106 tỷ đồng (chủ yếu do tiếp nhận và sáp nhập các đơn vị), bằng một chiến lược phát triển bài bản, đến nay, Vimico đã nâng vốn điều lệ lên hơn 1.350 tỷ đồng, với mô hình quản lý quy mô và trải rộng từ Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai đến Nghệ An, Hà Tĩnh.
Trong suốt 18 năm hoạt động, để khắc phục khó khăn, từng bước đưa tổng công ty phát triển, bắt kịp với yêu cầu, đòi hỏi của từng giai đoạn phát triển, Vimico đã không ngừng đổi mới công tác quản lý, cấu trúc lại các doanh nghiệp, đề ra các chủ trương sát thực như: Quản lý kỹ thuật cơ bản, quản trị chi phí, bao tiêu sản phẩm chính, hoàn thiện các quy chế quản lý. Đặc biệt, quan tâm đẩy mạnh công tác khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động, xây dựng các tổ hợp công nghiệp với công nghệ chế biến sâu tại các địa bàn.
Nhớ lại những khó khăn tưởng như không dễ vượt qua của những ngày đầu thành lập, các thế hệ lãnh đạo của tổng công ty không giấu được niềm tự hào, khi họ chính là những người đã vạch ra chiến lược: Tập trung vào trọng tâm là phát triển tài nguyên và chuẩn bị các dự án khai thác chế biến các loại khoáng sản kim loại đồng, nhôm, thiếc, kẽm, crommite và đất hiếm… Trước mắt là các dự án vừa và nhỏ để nâng cao vai trò chủ đạo của đơn vị trong ngành khai thác chế biến khoáng sản.
Liên tiếp trong nhiều năm, nhiều dự án đã được Vimico đầu tư, đưa vào sản xuất có hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc đầu tư và mở rộng sản xuất – kinh doanh. Giai đoạn từ năm 1997 – 2000, có thể kể đến các dự án như: Lò quay xử lý quặng ôxit nghèo, sản xuất oxit kẽm 60% quy mô 4.000 tấn sản phẩm/năm; khai thác inmenite Kỳ Xuân 20.000 tấn tinh quặng/năm; xưởng tuyển nổi làm giầu quặng sunfua kẽm chì Chợ Điền 6.000 tấn tinh quặng kẽm/năm; cải tạo xưởng tuyển nổi kẽm chì Làng Hích 3.000 tấn tinh quặng kẽm/năm; các lò điện sản xuất feromangan; ferosilic 2.000 tấn/năm…; tổng mức đầu tư của các dự án gần 150 tỷ đồng. Các dự án triển khai có hiệu quả đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho gần 2.000 lao động.
Nhờ liên tục đổi mới, đầu tư tập trung cho sản xuất – kinh doanh, mức tăng trưởng và giá trị tổng sản lượng bình quân 10 năm của tổng công ty đạt trung bình trên 13% năm. Thu nhập bình quân của người lao động từ hơn 300 ngàn đồng/người/tháng năm 1995 đã đạt hơn 1,7 triệu đồng/người/tháng vào năm 2005, và gần 6 triệu đồng/người/tháng năm 2013.
Sự lớn mạnh của Vimico được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010 bằng việc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, đưa các công trình, dự án lớn vào sản xuất, như: Tổ hợp đồng Sin Quyền bao gồm Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền và Công ty luyện đồng Lao Cai; Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên. Song song với đó, tổng công ty tiếp tục triển khai đầu tư các dự án lớn khác như: Gang thép Cao Bằng, gang thép Lào Cai, đất hiếm Lai Châu, vàng Minh Lương, dự kiến tổng giá trị đầu tư 5 năm 2006 – 2010 của tổng công ty là 7.223 tỷ đồng, tăng gấp 5,9 lần so với kế hoạch 5 năm trước đó.
Chế biến sâu – con đường tất yếu!
Xác định “Chế biến sâu là con đường tất yếu để nâng cao giá trị sản phẩm”, tránh “chảy máu” tài nguyên, giai đoạn 2006 – 2010, Vimico đã không dừng ở việc khai thác, xuất thô khoáng sản, mà đầu tư nhiều cho công nghệ chế biến sâu, nâng cao giá trị các mặt hàng khoáng sản của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Nếu như từ năm 2005 về trước, phần lớn các loại sản phẩm khoáng sản của tổng công ty vẫn tiêu thụ dưới dạng quặng thô hoặc tinh quặng, thì đến quý IV/2006, Nhà máy kẽm của Công ty Kim loại màu Thái Nguyên với công suất 10.000 tấn/năm đi vào hoạt động, đánh dấu khởi đầu giai đoạn chế biến sâu với quy mô lớn nhằm đưa sản phẩm kẽm thỏi đầu tiên để cung cấp cho thị trường nội địa. Tiếp đến là sản phẩm đồng tấm kim loại của Nhà máy Luyện đồng Lào Cai công suất 10.000 tấn/năm. Theo lộ trình, đến cuối năm 2014, sản phẩm phôi thép đầu tiên của tổng công ty chính thức được ra mắt tại Công ty Cổ phần Gang thép – Cao Bằng với công suất 221.600 tấn/năm.
Nhờ tập trung chế biến sâu, các chỉ tiêu sản xuất – kinh doanh trong giai đoạn này của Vimico đã tăng từ 3 – 4 lần so với giai đoạn trước. Về lâu dài, tập trung vào đầu tư chiều sâu nhằm tận thu hết tài nguyên khoáng sản, đảm bảo thân thiện với môi trường và là định hướng của Vimico. Đồng thời, tổng công ty cũng sẽ nghiên cứu để thực hiện đầu tư chế biến các sản phẩm từ sau khâu luyện kim, đảm bảo cơ sở cho sự phát triển bền vững.
Mục tiêu 5 năm từ 2011 đến năm 2015, tổng doanh thu 19.075 tỷ đồng; tăng 9,41% năm; nộp ngân sách đạt 2529 tỷ đồng, tăng 2,28 lần so với 5 năm trước đó; lợi nhuận: 687 tỷ đồng; thu nhập của người lao động bình quân đạt 6.102.000 đồng/người tháng.
Chú trọng phát triển, quản lý lao động hiệu quả
Với lĩnh vực hoạt động trải dài trên nhiều tỉnh, thành phố, trong đó chủ yếu là địa bàn miền núi, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, nên đời sống vật chất, tinh thần của phần lớn CBCNV các đơn vị của Vimico còn khá vất vả. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về cán bộ và công nhân kỹ thuật cho phát triển các dự án và các doanh nghiệp mới thành lập, Vimico đã và đang nỗ lực thực hiện rất nhiều giải pháp. Trong đó, ngoài việc xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ tăng cường đảm nhận nhiệm vụ các dự án ở vùng sâu, vùng xa, công tác đào tạo công nhân kỹ thuật cũng được Vimico xem là vấn đề “nóng” cần tập trung giải quyết.
Hiện Vimico đang triển khai đồng bộ các giải pháp, kết hợp với địa phương để đào tạo các ngành nghề cần tuyển dụng, gửi đào tạo ở các trường trong và ngoài ngành, liên kết với các tập đoàn luyện kim Trung Quốc để đào tạo và đào tạo lại nhằm giải quyết nhu cầu sử dụng lao động từ nay đến năm 2015 là 800 – 1.000 công nhân kỹ thuật/năm.
Song song với đó, Vimico rất chu trọng quy hoạch từ quy mô sản xuất, ngành nghề cần ưu tiên, quan tâm đến tiền lương, tiền công của người lao động; đầu tư cơ sở vật chất chăm lo đời sống của công nhân như: Xây dựng cụm nhà sinh hoạt văn hóa cho công nhân mỏ, xây dựng nhà ở tập thể hiện đại, nhà điều dưỡng cho CNVC… nhằm tạo dựng môi trường thoải mái, thân thiện, giúp CBCNV “an cư”, yên tâm gắn bó với tổng công ty.

Nguồn : (baocongthuong)

Thông tin liên quan